Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn qh-Việt-Pháp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn qh-Việt-Pháp. Hiển thị tất cả bài đăng

08/07/2022

Liêm chính học thuật hậu thực dân - ghi chú về EFEO trong sự kiện văn bản Nguyễn Đình Chiểu

EFEO là tên gọi quen thuộc của một tổ chức học thuật có lịch sử lâu đời của người Pháp, trong tiếng Việt thường dùng là "Trường Viễn đông Bác cổ Pháp" hay "Học viện Viễn đông Bác cổ Pháp".

EFEO Hà Nội được sinh ra trong bối cảnh Việt Nam là thuộc địa của Pháp.

EFEO Hà Nội để lại nhiều di sản quí giá trong nghiên cứu Việt Nam.

Sau Đổi Mới, tại Hà Nội, văn phòng của EFEO được mở trở lại. Nhiều ấn phẩm cũ và mới liên quan đến văn hóa Việt Nam được EFEO Hà Nội cho ra đời.

Người Việt Nam về cơ bản rất tôn trọng các ấn phẩm của EFEO Hà Nội. Thế nhưng, cũng cần cảnh giác rằng, trong đó lẫn vào nhiều thứ tạp nham.

06/06/2022

Phố biến thành sông : Hà Lội đúng 70 năm trước (loạt ảnh tháng 8 năm 1952)

Hà Lội, cái tên rất dễ hiểu, đâu phải chơi chữ, mà là sự thực vậy.

Đầu mùa hè năm 2022, chúng ta thêm một lần chứng kiến Hà Lội.

Năm 2008 thì Hà Lội kéo dài cả tuần. Năm 2018 thì xem ở đây.

Cách nay 70 năm, vào mùa hè năm 1952, Hà Lội cũng đã là Hà Lội rồi.

12/10/2020

Thái độ coi khinh chữ quốc ngữ của Aymonier hồi cuối thế kỉ XIX

Ông ấy xem quốc ngữ là thứ vớ vẩn, không thể xây dựng nền học vấn tử tế trên cái gốc quốc ngữ được ! Ông ấy muốn người An Nam phải học tiếng Pháp bồi, và trở thành thuộc địa của Pháp mãi mãi !

Ông ấy Aymonier - một chính khách Pháp khét tiếng ở Đông Dương, cũng là một học giả viết nhiều khảo cứu về Chăm và Việt.

Tên đầy đủ của Aymonier là Etienne Francois Aymonier.

Etienne Francois Aymonier, giám đốc Trường Thuộc địa ở Paris (trường đào tạo nhân viên phục vụ tại các thuộc địa của Pháp), một cựu sĩ quan trong lực lượng viễn chinh Pháp, tốt nghiệp trường Võ bị nổi tiếng Saint Cyr, từng là công sứ pháp tại Nam Kỳ, từng tham gia tiêu diệt phong trào Cần Vượng tại Bình Thuận. Aymonier lấy vợ người Chăm, biết tiếng Chăm, Khmer và tiếng Việt.

Đại khái Aymonier chê chữ quốc ngữ là thứ thô lậu và không đáng quan tâm gì. Tư tưởng này của Aymonier sau còn được người Việt Nam, tiêu biểu là nhân vật Hồ Duy Kiên, cổ vũ nhiệt liệt.

11/05/2020

Sử liệu quanh ta : mộ đá của Quan Năm bị Cờ Đen hạ ngày 19/5/1883

Đó là trận chiến Cầu Giấy danh tiếng. 

Cầu Giấy ngày nay thì sấm uất, nhưng mấy chục năm về trước thì quê mùa và hoang vắng lắm. Nhắc đến Cầu Giấy là nghĩ ngay ra cảnh làng xóm nhà quê với đống rạ, con trâu, ruộng lúa. Hồi ngày xưa, trường học ở Hà Nội cho học sinh đi cắm trại ở công viên Thủ Lệ, tức là cửa ngõ vào Cầu Giầy, mà đã tưởng là đi xa lắc xa lơ tận Sapa (xem lại kí ức của người Hà Nội đã sống những năm tháng ấy, ở đây).

Đúng cái địa bàn Cầu Giấy ấy. Đúng ngày 19/5 năm 1883, Quan Năm (Henri Laurent RIVIÈRE) của Pháp đã bị quân mai phục của tướng cờ đen Lưu Vĩnh Phúc bắn hạ tại Cầu Giấy. 

Người Pháp sau này đã xây mộ Quan Năm ở chính khu vực Cầu Giấy.

Đến ngày 11/5 năm nay, tức năm 2020, ngôi mộ ấy vẫn còn. 

15/10/2019

Cụ bà Trần Văn Toàn (1927-2019): dâu Việt người Bỉ

Tháng 9 năm 2014, học giả Việt kiều Trần Văn Toàn từ trần (đọc lại ở đây).

Lúc đó, đã ghi lại kỉ niệm với ông và phu nhân người Bỉ, rằng:

"Chuyến điền dã chớp nhoáng có sự tham gia của phu nhân người Bỉ. Ông bà nói với nhau bằng tiếng Bỉ/Pháp, còn chúng tôi thì bằng tiếng Việt giọng Bắc. Và có thêm một học giả người Nhật nữa. Tức là có sự pha trộn thêm cả Nhật ngữ trong chuyến đó.


Những lúc giải lao, bà kể lại những thời điểm ở Việt Nam, chăm sóc các con gái như thế nào. Tất nhiên là ông phiên dịch. Tôi thì mang mảng liên hệ với bà Xờ-tan-kê-vích cũng đến làm dâu nước Việt thời kì chiến tranh, trong mái ấm gia đình của cụ Nguyễn Tài Cẩn. Ở hai bên chiến tuyến khác nhau."

Đi du lãng cùng ông bà hồi đó một chuyến, khoảng 11 năm về trước. Hồi đó, chúng tôi chụp một ít ảnh kỉ niệm ở giữa chuyến đi. Cụ bà tầm thước, chỉ ngang ngang cụ ông.

10/08/2019

Tạp chí "Dân Việt Nam" như nối dài của BEFEO vào các năm 1948 - 1949

Rất ít độc giả Việt Nam biết đến tờ tạp chí này. Số lượng ít, và ra đời ở thời điểm đặc biệt.

Mà thú vị, nó chính là một nối dài của tạp chí danh tiếng BEFEO (tập san của Pháp quốc Viễn đông Bác cổ Học viện = EFEO). Thời điểm là các năm 1948-1949 ở Hà Nội. Một thời điểm thú vị, còn đang khá trống trải trong nhận thức chung của chúng ta, trên Giao Blog quen gọi là "Hà Nội 1947-1954".

06/07/2019

Để giành lấy được độc lập từ tay người Pháp : chuyện kể về một gia đình người đồng chí của Phan Đăng Lưu

Mãi gần đây tôi mới gặp trực tiếp bác Trần Gia Ninh. Hôm ấy, bác ở vai trò một người dẫn chuyện, rất dí dỏm và nhiệt huyết.

Rồi cũng mãi gần đây, tôi mới biết bác là con của nhà cách mạng - mà nhà cách mạng này cũng là dân Tây học, là đồng chí của cụ Phan Đăng Lưu.

Dưới là một câu chuyện mà bác Trần kể về gia đình mình. Bác có nói một chút liên quan giữa cha mình với nhóm Phan Đăng Lưu. Những thế hệ cách mạng đàn anh và đàn em trong công cuộc giành lấy độc lập từ tay người Pháp. Nước Pháp không chịu buông tha thuộc địa cho đến khi họ thảm bại trên chiến trường.

07/05/2019

Sách của TRAN DAN TIEN (1949) cho chúng ta cái nhìn khách quan hơn về tướng quân Võ Nguyên Giáp

Viết nhanh để tặng bạn N.T.T., như đã nói trong tháng 4 năm 2019.

Hôm nay là ngày 7 tháng 5, một ngày lịch sử trọng yếu của Việt Nam trong thế kỉ XX. Chúng ta mãi mãi ghi nhớ chiến thắng huy hoàng Điện Biên Phủ. Người Pháp cũng sẽ mãi mãi ghi nhớ về chiến bại cay đắng Điện Biên Phủ.

Một Việt Nam rũ bùn đứng dậy sáng lòa, là hoàn toàn đúng ở thời điểm ngày 7 tháng 5 năm 1954.

13/04/2019

Khoa học Việt Nam trong lòng nước Pháp thời 1930s : vở ghi chép bài giảng của sinh viên Nguyễn Văn Huyên

Mấy năm nay, trên không gian mạng xuất hiện trang Fb về Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên. Nguyễn Văn Huyên là học giả Việt Nam thời thuộc Pháp, nhà dân tộc học thời kì đầu tiên, sau này là Bộ trưởng Bộ Giáo dục trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa suốt một thời gian rất dài.

Có thể xem trang đó như là một trang riêng của người con trai cụ Huyên - là học giả Nguyễn Văn Huy (cũng là một nhà dân tộc học, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam).

30/11/2018

Một cuốn sách chính của cụ Tsuboi (Nhật Bản) từ góc nhìn phê bình

Cụ Tsuboi mình đã gặp khoảng 20 năm về trước, trong khuôn viên Đại học Tokyo. Nhưng do khác chuyên môn và khác sự quan tâm, nên hầu như mình chưa từng đọc sách của Tsuboi một cách chăm chú khi nào.

Sau này, có mấy người bạn và đàn em thì học trong zemi của thầy ở trường Waseda - một trường tư thục nổi tiếng ở Nhật Bản, mà ngày xưa, lúc nhà còn ở Odai thì bọn mình hay ghé chơi (nhà mình ở đầu này, chỉ ngồi Toden ít phút đến mút đầu kia là tới ngay sân trường Waseda). Thầy Tsuboi là một Giáo sư nổi tiếng của trường đó.

16/08/2018

Huân chương Hiệp sĩ Văn học Pháp 2018 cho ông chủ Nhã Nam

Hồi ngày xưa, có một vài người hỏi, vì họ nhầm "Nguyễn Nhật Anh" với "Nguyễn Nhật Ánh". Ông chủ của Nhã Nam là "Nhật Anh" (không có dấu sắc), người từng tranh biện về cái tên sách Địa đàng trần gian với cụ Cao Xuân Hạo (xem lại ở đây).

Thú thực là đến hôm nay mới biết bút danh Trác Phong (cho dịch tiếng Pháp) và Thụ Nho (cho sáng tác). Không thấy báo chí nhắc đến cuốn duy nhất mình đã đọc là Người trông đồng - một tập truyện mỏng, kí tên thật.

06/08/2018

Phải chăng là kết quả của "phản" phá trấn Cao Biền : tiểu long nữ xuất hiện ở sông Tô Lịch

Một dòng sông xú uế. Người ta thường bịt mũi mỗi lần đi ngang qua. Cao Biền và bùa trấn yểm ở đâu, thì không thấy, chỉ thấy mùi thum thủm không ngừng nghỉ bốc lên mà thôi. Đã rất nhiều chục năm rồi.

Tôi thì cho rằng, dòng sông Tô Lịch chết như hiện nay là thuộc về lỗi phá hoại của người Pháp xâm lược. Bộ mặt văn minh của người Pháp hiện ra sau khi họ đã tàn phá những chỗ đắc địa nhất của thành Thăng Long xưa: cạp lòng Hồ Gươm, phá bỏ chùa lớn để xây nhà thờ gần đó, phá tan dòng Tô Lịch, đập bỏ cả kinh thành thành gạch vụn để làm giàu nhanh chóng cho Cô Tư Hồng,...

30/06/2018

Nguyễn Văn Huyên năm 1938 (trả lời phỏng vấn của Thế Lữ) - bài Đăng Thành

Năm 1938.

Tức cách nay tới tận 80 năm rồi.

Mở đầu là một bài báo của Thế Lữ (phỏng vẫn Nguyễn Văn Huyên). Theo tìm hiểu của Đăng Thành, lúc đó Nguyễn Văn Huyên chưa vào làm chính thức trong Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội.

06/05/2018

Cụ Phan Bội Châu biết viết và đọc chữ quốc ngữ từ khi nào ?

Ở một entry trước (tháng 7 năm 2017), đã đưa hình một trang trong cuốn sách do cụ Phan sống chết xuất bản ở Tokyo cho bằng được trước khi bị nhà đương cục trục xuất khỏi Nhật.

Tiền in sách ấy, theo tự thuật của Phan, là sử dụng vào số tiền giúp đỡ hoàn toàn "không màng báo đáp ngày sau" của bác sĩ Asaba. In mấy ngàn cuốn, nhưng bị Pháp và Nhật câu kết ập đến bắt và đem đốt ở sân Đại sứ quán Pháp tại Tokyo. Cụ Phan may được một số nhân sĩ Nhật tốt bụng báo trước vài phút, mà nhanh tay giấu đi được một ít. Một ít ấy đã về trong nước.

29/03/2018

Cuộc sống của những Bùi Xuân Phái, Giang Quân, Thế Phong,... thời Hà Nội tạm chiếm

Đây là một chủ đề tôi quan tâm. Đã điểm tin ở đây hay ở đây. Đó là một khoảng trống khá thú vị trong hiểu biết chung của lứa chúng tôi - những người không biết đến chiến tranh, tạm chiếm, hội tề, dinh tê,... Có thể đọc Viên Linh nhớ lại ở đây (bài từ 2013). Dư âm của thời đó được lưu giữ bởi những Viên Linh sẽ khác với những Lê Văn Ba.

Gần đây, nhà văn Lê Văn Ba - một nhân chứng - có ra cuốn sách về Hà Nội thời kì đó.