Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn đoàn-tử-huyến. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đoàn-tử-huyến. Hiển thị tất cả bài đăng

22/02/2024

Câu chuyện hơn 40 đạo sắc phong ở chùa Am (Đức Thọ, Hà Tĩnh) sau gần 20 năm (2006-2024) và 30 năm (1994-2024)

Câu chuyện cần nghe thông tin tư nhiều phía (thông tin của nhóm nhà báo Trần Đức Thọ đã thấy nhóm sắc phong vào năm 2006 và có chụp ảnh kĩ thuật số; thông tin của nhóm nhà báo Phan Văn Thắng đã thấy nhóm sắc phong vào đầu thập niên 1990 và có chụp ảnh bằng kĩ thuật cũ; thông tin từ địa phương,...).

Nhóm năm 2006 thì có máy ảnh hiện đại, chụp và lưu giữ được toàn bộ - một nhóm ảnh vô cùng quí giá. Nhóm này, lại có sự tham gia của cụ Đỗ Bá Hiệp - một nhà ngoại cảm có tiếng thời đó.

Nhóm năm 1994 thì chỉ có máy ảnh chụp phim, nên thực sự, tôi muốn xem được ảnh còn giữ được của họ. Nhóm này, có sự tham gia của cụ Thái Kim Đỉnh - một nhà Hán Nôm có tiếng của xứ Nghệ thời đó.

1. Phán đoán bước đầu của tôi: đây là nhóm sắc phong của nhiều nơi (nhiều làng xã) ở xung quanh chùa Am, mà có thể không phải của chính chùa Am, đã được qui tập về sau năm 1954 - trước năm 1986. Sở dĩ nói 1954-1986, vì giai đoạn đó, sắc phong từ đình đền miếu hay nhà thờ đã phải gửi vào chùa lưu giữ giúp (sau này, sau Đổi Mới, nhiều nơi đi xin lại). Chùa giữ hộ sắc phong của cả một vùng vào thời kì 1954-1986 là câu chuyện chúng tôi thường xuyên thấy trên thực địa.

2. Chùa Am cũng đã được xếp hạng di tích quốc gia đầu thập niên 1990, nên chắc Bảo tàng hay Sở Văn hóa đã có hồ sơ di tích --- những hồ sơ này, như kinh nghiệm xem trực tiếp tại xứ Nghệ những năm qua, thì tùy từng nơi, có nơi làm tốt, có nơi làm sơ sài. Ví dụ, hồ sơ Đền Cờn (Quỳnh Lưu, Nghệ An) thì làm tương đối cẩn thận, có ảnh chụp và bản vẽ kèm theo,...

3. Việc hoàn trả (từ phía nhà chùa) hay xin lại (từ phía các địa phương) tư liệu cũ (bao gồm cả sắc phong) sau Đổi Mới là điều hoàn toàn dể hiểu, thấy ở nhiều nơi.

Dĩ nhiên, sau năm 2001, Việt Nam đã có Luật Di sản văn hóa, thì việc hoàn trả hay xin lại đều cần làm theo luật và các nghị định liên quan.

4. Đi vào cụ thể hơn, qua đọc nhanh 3 bài báo vừa lên trên tạp chí mạng Văn Hiến Việt Nam (TBT Nguyễn Thế Khoa), lại trao đổi nhanh với một trong các nhân chứng phát hiện ra nhóm hơn 40 đạo sắc phong vào năm 2006, thì hiện tôi đã tạm biết được mạch chuyện đại khái như sau của nhóm nhà báo này.

24/11/2020

Dịch giả, doanh nhân Đoàn Tử Huyến vừa qua đời (1950-2020)

Thật ra, ông sinh năm 1950 (trên giấy tờ ghi 1952).

Mấy năm trước, nghe tin anh bị tai biến. Sau đó là một cuộc hồi phục kì lạ.

Mấy ngày trước, nghe tin anh đã nhẹ nhàng rời xa cõi tạm: anh ngủ rồi đi luôn ở Sơn Tây, tại nhà của thông gia.

Tôi biết anh khoảng từ năm 1994, qua giới thiệu của anh Hòa - một đàn anh khoa Ngữ Văn ngày trước, lúc đó là biên tập viên Nxb Văn hóa Thông tin. Anh Huyến lúc đó vẫn đang thuộc biên chế của Nxb Lao Động, nhưng hoạt động chủ yếu ở cửa hàng sách Đông Tây trên 51 Trần Hưng Đạo. Anh in sách và bán sách văn học và khoa học xã hội.

23/06/2018

Thỉnh cầu gan ruột gần 60 năm trước của Nguyễn Hiến Lê : nâng cao dân trí qua dịch thuật

Các năm 1997 - 1999, tôi đã chuẩn bị để đưa lại lời thỉnh cầu này của Nguyễn Hiến Lê lên tạp chí học thuật (trong một bài dài giới thiệu về Nguyễn Hiến Lê). Bản thảo ấy phải chuẩn bị trong mấy năm, không làm được một mạch, vì phải kiếm tư liệu khắp các nơi. Rất khó khăn về phương diện tư liệu ở thời điểm đó. Có lần hẹn anh Đoàn Tử Huyến tới tận kho, lục tìm trong các bao tải, cả nửa buổi, vẫn không ra ! Có lần vào Hà Đông, nhận bàn giao được mấy cuốn, lúc về mắc mưa giữa đường, ướt sạch cả người lẫn sách !

02/06/2015

Thế là thành thư viện

Ở ta, trong khoảng 10 năm trở lại đây, có nhiều thư viện tư nhân (thư viện gia đình) được mở ra. Như một nỗ lực đắp trống cho hệ thống thư viện nhà nước đang còn tồn đọng quá nhiều vấn đề. Xắn tay vào cuộc là như vậy.