Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tức-học-thuật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tức-học-thuật. Hiển thị tất cả bài đăng

28/05/2022

Văn nghệ Thứ Bảy : sự trở lại của một người tài - học giả Nhượng Tống

Chúng ta đã lãng quên một người tài hoa Nhượng Tống trong một thời gian dài. Những năm đầu thế kỉ 21, nhắc đến Nhượng Tống, mà có nhiều người còn không biết, lại có nhiều người tưởng là một ông thi sĩ đời Tống nào đó bên Trung Quốc !

Những năm gần đây, trong thập niên thứ hai rồi đầu thập niên thứ ba của thế kỉ 21, chúng ta đang chứng kiến một sự trở lại của Nhượng Tống. 

09/08/2021

Hướng đến một môi trường học thuật không thiên vị : những tạp chí in bằng nhiều thứ tiếng

Tạp chí quốc tế mà có thể in nhiều thứ tiếng, tác giả sở trường nhất (hay gần nhất) với tiếng nào thì sẽ viết bằng tiếng đó. Bởi vậy, một số tạp chí sẽ có nhiều thứ tiếng khác nhau.

Tại sao phải làm thể ? Trả lời: để tạo được môi trường học thuật không thiên vị. Không quá trọng bất cứ ngôn ngữ nào, tức là không có ngôn ngữ nào là chính và ngôn ngữ nào là phụ. Dĩ nhiên, như một kết quả của diễn tiến lịch sử thế giới cận đại, có một số ngôn ngữ được sử dụng nhiều (Anh, Pháp, Trung,...).

Phải làm gì mới có tạp chí như vậy ? Đầu tiên là tư tưởng "đi vào thế giới hiện đại bằng tinh thần dân tộc học", tức mọi tộc người nói bất cứ ngôn ngữ nào đều được bình quyền trong thế giới. Bình quyền về ngôn ngữ, tức là được bình quyền về tri thức. Thứ hai, là phải có một bộ biên tập đủ mạnh, đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian.

Đó là quan điểm làm tạp chí và làm sách của một người thầy của tôi - Nguyên Giáo sư Đại học Tokyo, nguyên Giáo sư Đại học Toyo, thầy Suenari Michio (1938 - ). Ban biên tập của tạp chí học thuật của học hội ở Nhật Bản hoạt động theo hình thức luân phiên, tức là trách nhiệm của một nhóm trong một thời gian ngắn. Ông thầy đã là biên tập chính (tạm gọi như tổng biên tập) của một số lần, tức của một vài số tạp chí.

29/11/2019

Học giả Hà Văn Tấn vừa từ trần (1937-2019)

Năm trước, hồi mùa hè năm 2018, ở tang lễ của học giả Phan Huy Lê, chúng tôi đứng cạnh nhau trò chuyện một lúc khi đợi ở bên ngoài sân rộng chỗ có rất nhiều vòng hoa xếp lần lượt vào một bên tường.

Đó là nói chuyện với con trai của học giả Hà Văn Tấn.

Chúng tôi sàn sàn một lứa dân Tổng hợp Hà Nội - thời "quân khu" cao xà lá thơm nức mùi thuốc lá Thăng Long mỗi buổi sáng mùa đông, thời mà tàu điện chạy về Hà Đông còn sót lại những chuyến cuối cùng (sau đó là người ta nhổ đường ray đi; các khu tập thể mọc lên khắp vùng Thanh Xuân Bắc). Những năm cuối cùng của cái hiệu sách nho nhỏ ở cổng trường. Tại sao bây giờ, những năm 2010s, ở đó không có nổi một hiệu sách của đại học nhỉ ?

Đúng ra thì chỗ ấy, ngày trước còn có cả một hiệu ảnh nữa. Hiệu sách và hiệu ảnh kề bên nhau. Nhiều ảnh cũ của bọn tôi ngày ấy là được chụp bởi hiệu ảnh ấy.

07/01/2019

Chúng ta có duy nhất thứ LẠC mang màu sáng là LẠC QUAN

Ghi chép nhanh tại một buổi họp tổng kết công việc năm 2018 và phương hướng năm 2019. Câu nói trên là của một đàn anh ngồi gần sáng nay, ngày 7/1/2019, có thể xem là thu hoạch lớn nhất của cả buổi họp.

Đàn anh thuộc lớp cha chú, công tác ở một tờ tạp chí học thuật. Mình ngồi gần, nên được anh thổ lộ. Lúc đó, có 3 người, nên đã có đủ "ba mặt một nhời" rồi.

23/06/2018

Thỉnh cầu gan ruột gần 60 năm trước của Nguyễn Hiến Lê : nâng cao dân trí qua dịch thuật

Các năm 1997 - 1999, tôi đã chuẩn bị để đưa lại lời thỉnh cầu này của Nguyễn Hiến Lê lên tạp chí học thuật (trong một bài dài giới thiệu về Nguyễn Hiến Lê). Bản thảo ấy phải chuẩn bị trong mấy năm, không làm được một mạch, vì phải kiếm tư liệu khắp các nơi. Rất khó khăn về phương diện tư liệu ở thời điểm đó. Có lần hẹn anh Đoàn Tử Huyến tới tận kho, lục tìm trong các bao tải, cả nửa buổi, vẫn không ra ! Có lần vào Hà Đông, nhận bàn giao được mấy cuốn, lúc về mắc mưa giữa đường, ướt sạch cả người lẫn sách !

16/06/2013

Góc nhìn khác: Thiết kế đường cho Việt Nam của chính người Nhật Bản không hợp lí là nguyên nhân gây tai nạn chết người

Một bạn trên diễn đàn Oto Fun có cái nhìn khác về nguyên nhân gây tai nạn chết người trong vụ một nhà khảo cổ học Nhật Bản vừa qua đời do tai nạn giao thông. Theo bạn này, chính thiết kế "ngu hết chỗ nói" của một công ty xây dựng Nhật Bản (đơn vị thiết kế chỗ giao cắt đường 5 với Quốc lộ 1B mới) là nguyên nhân dẫn đến việc "một đồng hương của họ đã gặp hạn".

Như vậy, với cách nhìn này, tai nạn giao thông quái ác tại Việt Nam vừa rồi chính là do thiết kế đường bất hợp lí của phía Nhật Bản.

Ý kiến trên diễn đàn Oto Fun

11/06/2013

Quan hệ Việt - Nhật thấy được qua cách đăng cáo phó của báo chí tiếng Nhật - 1

Năm nay, 2013, là tròn 40 năm quan hệ hữu nghị Việt - Nhật, đây đó đã và đang có những hoạt động kỉ niệm liên quan. Chỗ này chỗ kia, trong các duyên cớ xa gần, tôi được huy động vào một vài việc.

Trong bối cảnh như vậy, sự kiện nhà khảo cổ học Nhật Bản Nishimura đột ngột từ trần do tai nạn xe máy ở Hà Nội được báo giới ở cả hai nước quan tâm. Bản thân tôi nhận được thông tin từ bạn bè vào chiều tối ngày 9/6 (ngày anh Nishimura ra đi), thì sau đó ít phút, vào mạng, đã thấy báo chí, mà là báo địa phương của Nhật Bản đưa tin kèm theo ảnh. Có lẽ đó là tờ báo đưa cáo phó sớm nhất.


Cái ảnh này trên Tuổi Trẻ, cần chú thích lại, hay có thể chú thích là: Nishimura bên nhóm các vãi ở chùa làng Kim Lan cũng tham gia công việc khai quật của anh

10/06/2013

Tin buồn đột ngột : Nhà khảo cổ học Nhật Bản Nishimura mất do tai nạn xe máy ở Hà Nội

Sáng nay (9/6/2013), chúng tôi đưa tiễn một người anh họ mất ở tuổi 53. Chiều tối, lại nhận được tin buồn: anh Nishimura đột ngột từ trần do tai nạn xe máy ở Hà Nội. Tin này, hiện đã thấy xuất hiện cả trên báo chí Nhật Bản (chẳng hạn ở tờ Tin tức Shikoku).

Nhà khảo cổ Nishimura 西村昌也 (47 tuổi, quê ở tỉnh Yamaguchi)