Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn trường-chinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trường-chinh. Hiển thị tất cả bài đăng

15/05/2022

Người tham gia viết tiểu sử các lãnh tụ (Hồ Chí Minh, Trường Chinh) vừa qua đời : học giả Trần Đĩnh (1930-2022)

Với góc nhìn của tôi, cụ Trần Đĩnh là một học giả. Con người học giả bên trong ông, với tôi, được nhận ra sau những danh xưng "nhà báo Trần Đĩnh", "nhà văn Trần Đĩnh", "nhà dịch thuật Trần Đĩnh",...

Cụ vừa rời cõi tạm tại nhà riêng tại Tp. Hồ Chí Minh.

Trần Đĩnh đã tham gia viết tiểu sử lãnh tụ Hồ Chí Minh vào năm 1960 trong nhóm làm việc mà Tố Hữu đứng đầu (đọc lại trên Giao Blog ở đây).

Trần Đĩnh đã viết xong một bản nháp hồi kí của lãnh tụ Trường Chinh vào năm 1951 (đọc lại trên Giao Blog ở đây).

05/09/2020

Lại về nhân vật Trần Dân Tiên (Tran Dan Tien) : bài mới của Quốc Phong

Nhà báo Quốc Phong vừa cho đăng một bài mới về tác giả Trân Dân Tiên, nhân dịp kỉ niệm quốc khánh năm 2020.

Về cơ bản không có gì mới về mặt tư liệu cả. Mấy câu chuyện về cụ Thận (tên gọi khác của cụ Trường Chinh Đặng Xuân Khu) thì là chuyện trong nhà.

Từ rất lâu, tôi đã đưa quan điểm có một ông là Tran Dan Tien, và một ông là Trần Dân Tiên. Có hiểu được sự khác nhau giữa hai ông này, thì mới bàn tiếp được. Còn không, mọi thứ vô hình chung chỉ là vẽ rắn thêm chân mà thôi.

20/06/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : họ Đặng làng Hành Thiện với rất nhiều chi phái

Nhân đọc lại sách của Phan Bội Châu, mới lật tư liệu cũ về họ Đặng làng Hành Thiện.

Làng Hành Thiện là một làng khoa bảng danh tiếng ở Nam Định, quê hương của biết bao danh sĩ nước Việt. Trong quan hệ xa gần, thì làng Hành Thiện ấy với làng Trình Phố của tôi, tương truyền là có mối liên đới về hôn nhân. Đã kể nhanh ở đây. Tạm nói theo truyền ngôn vậy, chứ thực sự là có một lúc nào phải quan sát kĩ lưỡng hơn để tránh tiếng thấy người sang bắt quàng làm họ.

Vấn đề trực tiếp với họ Đặng là, có một thời gian dài, cứ  đinh nình ông Đặng Tử Mẫn còn có tên khác là Đặng Đoàn Bằng (Đặng Hữu Bằng). Ai ngờ, không phải. Hai ông ấy là hai ông họ Đặng cùng thuộc làng Hành Thiện, cùng đi Đông Du theo tiếng gọi của Cường Để - Phan Bội Châu, nhưng là hai ông khác nhau !

Trong cùng một lần xuất dương, có ba ông họ Đặng làng Hành Thiện, tức hai ông trên, cộng với ông Đặng Quốc Kiều nữa.

Tạm thời biết được, làng Trình Phố của tôi thì có ông Ngô Quang Đoan (con trai của Ngô Quang Bích) đi Đông Du năm 1906. Cùng đi chuyến đó có Đặng Tử Kính (xem lại tư liệu ở đây). Còn làng Hành Thiện thì có ba ông nói trên. Riêng ông Đặng Tử Kính thì người Nghệ An, không liên quan với Hành Thiện !

16/06/2020

Đọc lại tư liệu ông Trần Quốc Hương : nói về vai trò của Phan Đăng Lưu

Cụ Mười Hương (Trần Quốc Hương) đã từ trần tháng 6 năm 2020, hưởng thọ 97 tuổi (1924-2020). Trước đây, khi ở tuổi minh mẫn, cụ đã cho biết về vai trò của người đàn anh Phan Đăng Lưu (1902 - 1941) trong Hội nghị Trung ương 7 (tháng 11 năm 1940, tại Đình Bảng), như sau (cụ nói trực tiếp nên có băng ghi âm, hơn nữa là cụ viết thành sách rồi):

"
Ngày 21/4/1940, đồng chí Võ Văn Tần bị bắt, Ban chấp hành Trung ương chỉ còn lại đồng chí Phan Đăng Lưu, một mình chèo lái con thuyền cách mạng nước ta vượt qua bao sóng gió(3)Hơn bao giờ hết, việc tái lập Ban chấp hành Trung ương là một nhiệm vụ cấp bách. Muốn vậy cần phải triệu tập Hội nghị Ban chấp hành Trung ương nhưng ai sẽ là người có đủ tư cách triệu tập hội nghị này? Đồng chí Trần Quốc Hương, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương khẳng định: Chỉ có một mình đồng chí Phan Đăng Lưu mới đủ tư cách để triệu tập Hội nghị Trung ương(4).Trong một cuốn sách khác, đồng chí Trần Quốc Hương khẳng định: “Hội nghị Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) họp 3 ngày (từ mồng 6 đến mồng 9/11/1940) do chính đồng chí Phan Đăng Lưu chủ trì, sau này được gọi là Hội nghị Trung ương lần thứ 7(5). Như vậy, Hội nghị Trung ương lần thứ 7 tháng 11/1940 do đồng chí Phan Đăng Lưu triệu tập và chủ trì.
"

07/05/2020

Từng có năm kỉ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, mà không nhắc đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Cụ thể là năm 1984, kỉ niệm 30 năm (7/5/1954 - 7/5/1984).

1. Ngay trong cuốn sách của Trần Dân Tiên in năm 1949, thì vốn có chi tiết Võ Nguyên Giáp được sự giúp đỡ của một người Mĩ nên đã hạ được địch cố thủ ở Thái Nguyên lúc mà đoàn quân cách mạng từ Việt Bắc về thủ đô Hà Nội chuẩn bị cho ngày 2/9/1945 (bản đầu tiên của Trần Dân Tiên ghi rõ như vậy), nhưng sau này, đã được biên tập, chỉ còn lại mỗi Võ Nguyên Giáp. Liên quan đến người Mĩ được gạch bỏ.

Người Mĩ lúc đó (lúc biên tập vào nửa đầu thập niên 1950) không được phép xuất hiện, dù là vào năm 1945, nếu không có người Mĩ thì chưa chắc đã có một ngày 2/9/1945 thành công tại Quảng trường Ba Đình khai sinh ra nước Việt Nam mới (sự cố của ngày 2/9/1945 ở Sài Gòn cho phép liên tưởng như vậy).

Xem cụ thể lại sự kiện năm 1945 gắn với Võ Nguyên Giáp ở đây (đã đưa lên Giao Blog từ 2013), hay ở đây.

Đàn em thân cận đã ghi lời kể của đàn anh Trường Chinh như thế về Hội nghị TW 7 (1940) và 8 (1941)

Đàn em đó chính là Trần Đĩnh, và tôi đã nhắc thông tin đó từ năm 2014 ngay khi cuốn Đèn cù của cụ Trần vừa ra mắt (xem ở đây).

Ngày xưa, cụ Trường Chinh đã trực tiếp nhờ đàn em chân truyền của mình là Trần Đĩnh viết hồi kí Trường Chinh (đọc Đèn cũ của Trần Đính thì sẽ rõ). Nên đàn anh sẽ kể lại đời mình, để đàn em ghi lại.

Dưới đây, vẫn nhân dịp sinh nhật cụ Phan Đăng Lưu (5/5/1902), chỉ là nhắc lại mà thôi.

Rõ ràng, qua ghi chép của đàn em, chúng ta thấy, bản thân cụ Trường Chinh cũng tự đánh giá về vai trò trọng yếu của Hội nghị Trung ương 7 và Hội nghị Trung ương 8. Trọng yếu với cả cách mạng Việt Nam, và trọng yếu với cả cá nhân đàn anh Trường Chinh.

05/05/2020

Nhớ lại chuyện cũ Phan Đăng Lưu - Trường Chinh, nhân chuyện ông Phạm Xuân Thệ

Hôm nay, ngày 5 tháng 5, là ngày sinh của Phan Đăng Lưu (1902-1941). Địa phương và trung ương vẫn thường tổ chức kỉ niệm ngày sinh của cụ (ví dụ năm 2017 thì xem ở đây).

Đợt này, nhân chuyện ông Phạm Xuân Thệ cố tình nhận vơ hết công của toàn bộ đồng đội thành riêng công của mình vào thời điểm buổi trưa ngày 30/4/1975, phớt lờ luôn cả vai trò trọng yếu của một đồng đội khác là Bùi Văn Tùng (đang đi tiếp ở đây), thì:

13/02/2019

25/10/2018

Sáng tạo sau Đổi Mới - luân chuyển cán bộ (trường hợp ông Đặng Xuân Thanh)

Một sáng tạo sau Đổi Mới. Luân chuyển giữa trung ương với địa phương (từ trung ương cử đi địa phương một vài năm, rồi lại rút về trung ương, và đôn chức lên cao hơn). Trên thực tế trước đây, hồi năm 2009, thì đã kể về trường hợp ông Trần Bình Minh của VTV (lúc đó trên đường du lãng chúng tôi ngẫu nhiên gặp tại Nghệ An - nơi ông được cử tới từ VTV).

Hiện chưa rõ luân chuyên cán bộ có phải học tập và làm theo phía Trung Quốc hay không (sẽ tìm hiểu sau). Việc học tập và làm theo, thì đã đi nhanh về việc tập huấn phòng chống tham nhũng (ví dụ ở đây).

16/05/2017

Tìm về nơi chốn xưa của Trương Niệm Thức - dịch giả cuốn sách của TRAN DAN TIEN

Từ tháng 9 năm 2013, tức khoảng 4 năm về trước, đã nhắn với ông Hồ Tuấn Hùng ở Đài Loan (con cháu của nhà cách mạng Hồ Tập Chương), rằng: dịch giả cuốn sách của TRAN DAN TIEN là một người thực, mà không phải là người ảo như suy luận không có chút căn cứ nào của ông. Xem lại ở đây

Nếu điều kiện cho phép, tôi sẽ cho đăng bài chính thức về dịch giả Trương Niệm Thức trên tạp chí chuyên ngành mới khai trương (tạp chí Nghiên cứu Hồ Chí Minh, ở đây, tháng 4 năm 2017).

23/04/2017

Tháng 4/2017 : nhà văn Vũ Thư Hiên tiếp tục nói về Hồ Chủ tịch, và về những người của thế hệ cha mình

Nhà văn Vũ Thư Hiên vừa có một cuộc trả lời phỏng vấn (do cô Nguyễn Thị Từ Huy thực hiện, rồi đưa lên mạng). Hai người hiện đều đang ở Pháp.

Có những chi tiết thú vị về phong cách dùng người của Hồ Chủ tịch. Cụ đã trọng dụng rất nhiều trí thức có tài và có tâm ở ngoài Đảng, như ở đây là bác sĩ Trần Duy Hưng. 

Như một lần trước, cách đây mấy năm, cụ Vũ Thư Hiên đã viết trực tiếp cho blog này (xem lại ở đây, tháng 10 năm 2013), quả thực trí nhớ của cụ đã có dấu hiệu lẫn.

14/01/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : lan man với cụ Thiện Đình, tức nhà biên khảo Đặng Xuân Viện (1880-1958)

Cụ Thiện Đình người làng Hành Thiện ở Nam Định.

Làng mình với làng ấy tựa như ngày xưa có phong tục hôn nhân chéo nhau thì phải. Quả là có nhiều bà cụ bà thím từ Hành Thiện sang làm dâu, và đổi lại thì cũng thấy nhiều bà cụ người làng mình sang Hành Thiện. 

Ông lang nổi danh của làng Hành Thiện ngày trước hóa ra là gốc từ làng mình sang. Và đổi lại, hiệu thuốc bắc truyền thống nhất làng mình lại là gốc từ bên Hành Thiện. Còn đến bây giờ, vẫn thấy dao cầu thuyền tán.

25/05/2016

Đã đến lúc cần công bố những đoạn Trần Dân Tiên viết về vai trò của người Mĩ trong Cách mạng Tháng Tám

Việc Trần Dân Tiên viết rất thực về vai trò của người Mĩ trong Cách mạng Tháng Tám, thì đã được blog này bàn luận từ nhiều năm trước, với sự tham gia và góp tư liệu của bạn bè bốn phương. Ví dụ xem lại ở đây, hoặc ở đây.

Nói kết luận trước: người Mĩ đã có công lao lớn với sự thành công của Cách mạng Tháng Tám.

08/01/2016

Phan Đăng Lưu trên sân khấu chào mừng Đại hội XII (bài Kim Sơn)

Là về vở cải lương đã điểm tin hôm trước (xem lại ở đây). Thật ra là kịch nói có xen một chút cải lương.

Nhóm tác giả bài báo vừa gửi cho đường link vài phút trước. Nó cũng vừa lên trang ít phút trước đó.

06/01/2016

Hình tượng Phan Đăng Lưu (1902-1941) trên sâu khấu cải lương

Mai thì mình và gia đình sẽ tới xem tác phẩm của Nguyễn Thế Kỷ viết về Phan Đăng Lưu.

Nhường nhịn là đức tính của nhà cách mạng trí thức Phan Đăng Lưu. Ở hành động cao nhất, là ông đã nhường chức Tổng Bí thư Đảng cho Trường Chinh, đọc lại ở đây.

02/11/2014

Một câu chuyện quen kể của bác Dương Phú Hiệp, được Nguyễn Văn Minh rồi Huy Đức chép

Câu chuyện này, bản thân tôi đã nghe không dưới 3 lần trực tiếp từ bác Dương Phú Hiệp (thành viên nhóm nghiên cứu của cụ Trường Chinh trước Đổi Mới). Lần đầu tiên là năm 2000, lúc ấy chúng tôi mời bác Hiệp tới nói chuyện với đoàn thanh niên. Chủ đề là Đổi Mới

30/10/2014

Nhầm lẫn hữu ích của Trần Đĩnh trong Đèn Cù (4) : Cô X. và bút danh Hoàng X.

Cũng như 3 entry đã đi trước của nhóm entry này, vấn đề quan tâm, dù xa dù gần, vẫn xoay quanh nhà cách mạng Phan Đăng Lưu. Nhân vật nữ được Trần Đĩnh vốn viết tắt tên là X. này cũng thế. Tuy diễn giải thì hơi mất công.

Ở đây, sự "nhầm lẫn" của Trần Đĩnh là cố ý. Lần trước, khi nhầm tên thân phụ của Phan Đăng Lưu thì là vô ý, còn ở trường hợp này là cố ý. Tức là, một bên là nhẫm lẫn thật, còn một bên là "nhầm lẫn" trong nháy nháy.

07/10/2014

Nhầm lẫn hữu ích của Trần Đĩnh trong Đèn Cù (3) : Một tiểu sử đã có từ năm 1951

Không rõ Trần Đĩnh về làm việc tại báo Nhân Dân từ số bao nhiêu ? Ông không cho biết trong Đèn cù. Và cũng không biết là hiện tại ông có còn nhớ nữa hay không. Không rõ bước chuyển từ tiền thân sang báo Nhân Dân là như thế nào.