Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn phạm-văn-đồng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phạm-văn-đồng. Hiển thị tất cả bài đăng

01/05/2022

Quan hệ Việt - Nhật 30 năm trước : loạt ảnh của đoàn Nhật đi thăm cụ Đồng và cụ Giáp năm 1992

Gần đây, tôi mới được xem loạt ảnh này, qua việc công khai trên Fb của một nhân vật trong đoàn Nhật năm đó - năm 1992.

1. Thú vị là qua loạt ảnh, tôi biết được rằng, người phiên dịch của đoàn Nhật Bản năm 1992 đó là một người làng Trình Phố của tôi. Ở trong làng, trẻ con chúng tôi chỉ biết tên ở nhà của ông (tên ở làng), rồi mãi sau này, lúc đi học đại học ở Hà Nội những năm đầu thập niên 1990, tôi mới biết tên ở cơ quan của ông (tên thoát li). Tôi gọi ông là "bác" theo thứ bậc họ hàng xa xa - ông ít hơn cha tôi vài tuổi. Hồi lưu học dài hạn ở Nhật Bản đầu thế kỉ XXI, lúc ghé thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo, tôi sử dụng cả hai tên (P. và D.) để hỏi thăm ông. Đến lúc ấy, tôi vẫn đinh ninh là "D." (theo thói quen), mà chưa nghĩ tới chữ "R.". Tên ông, thật ra là R. mà không phải D. 

05/05/2020

Đã trở lại từ "công hàm", và đi vào thực chất văn bản Phạm Văn Đồng 1958

Có một dạo giới luật học Việt Nam và báo giới muốn sử dụng từ "công thư" để gọi "công hàm" 1958 do thủ tướng Phạm Văn Đồng kí.

Với tư cách một người quan sát, ngay lúc đó, tôi đã đặt nghi vấn vào việc tự nhiên sử dụng từ "công thư" một cách vô nghĩa đó. Trên Giao Blog có bàn luận khá rôm rả của nhiều người quan tâm, xem lại ở đây (tháng 5 năm 2014, tức đã 6 năm).

Có lúc bí quá, người ta còn dùng từ "công điện" (ở đây).

Bây giờ, tháng 5 năm 2020, đã có bước tiến mới. Người ta đã quay trở lại gọi đúng tên "công hàm". Rõ ràng là không thể gọi khác đi được rồi.

21/06/2019

Nhân ngày báo chí 2019 : truyền thông miệng, cứ đinh ninh và cứ tin

Hồi nhỏ của lớp trưởng thành vắt qua những năm tháng đầu thời kì Đổi Mới của chúng tôi, có rất nhiều câu chuyện dạng truyền thông miệng. Được nghe ở trường lớp với bạn bè hay thầy cô, được nghe ở gia đình với hàng xóm, mà cũng có khi là chuyện vãn ở nơi bến tàu bến xe,...

Có khi phải mất tới mấy chục năm, mới vỡ lẽ, những cái tưởng có thể cứ thế mà tin, mà đinh ninh, thì hóa ra là "dổm".

30/12/2016

Cụ Hiền mang cơm hộp đi địa phương, không phiền hà cỗ bàn đón tiếp

Cụ Hiền là một biệt danh của Hồ Chủ tịch, do các đầu bếp ở khu vực nhà sàn Ba Đình "tự qui định".

Có nhiều ghi chép về việc Cụ Hồ với đoàn nhỏ gọn đi thăm địa phương, đến trưa thì tự lấy cơm hộp ra ăn, không gây phiền hà cho địa phương phải đón tiếp linh đình.

Ở một mẩu đã đưa lên blog này trước đây, có nói về một bữa trưa như vậy, có sự "góp vui" của ông Kim Ngọc và nhà báo Sơn Tùng.

Bây giờ là qua lời kể của một người đầu bếp (phục vụ Cụ Hiền 9 năm, từ 1960-1969). 

28/10/2014

Lại về từ điển tiếng Việt : đố tìm được cuốn nào có từ CÔNG THƯ

Tại sao là CÔNG THƯ, thì có thể đọc lại ở đây. Và có thể từ đây, từ này mới gia nhập từ điển tiếng Việt phổ thông.

Gần đây, nhiều cuốn từ điển liên quan đến tiếng mẹ đẻ của chúng ta được đưa ra luận bàn. Từ Nguyễn Lân, Nguyễn Cừ, Nguyễn Công Lý, rồi Vũ Chất, và mới đây nhất là tìm được cả một số "môn đệ" của Vũ Chất nữa (công tìm ra là của bác Hoàng Tuấn Công, được báo Giáo Dục "đột nhập" ngay tức thì). 

Chúng ta đi hết từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác. 

13/07/2014

Công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 : lại vừa có từ "công điện" được khai sinh

Vẫn về công hàm Phạm Văn Đồng.

Chúng ta đã đột nhiên thấy "công thư". Rồi "thư công". Rồi lại "bức thư" hay "thư".

Tất nhiên, mới đây phía Việt Nam cũng vẫn đã gửi "công hàm" cho phía Trung Quốc.

Và bây giờ, thêm "công điện". Chắc ít ngày nữa, sẽ lại có "điện công". Dần dần, hóa ra "bức điện" nữa, cũng có khả năng !

19/06/2014

Đại học mang tên Phạm Văn Đồng đồng tổ chức hội thảo về Biển Đông

Ngày 20 và 21 tới sẽ có hội thảo như vậy.

Không biết công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 sẽ được gọi là gì trong hội thảo này ? "Công thư", "Thư công" , "Lá thư", "Bức thư', hay là còn là gì nữa ?

Cũng không biết là ông Ngô Viễn Phú (Trung Quốc) có tham gia không ? 

15/06/2014

Chất lượng Giáo sư gốc Việt ở nước ngoài : Qua trường hợp liên quan đến công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958

Trên trang BVN, ông Phạm Quang Tuấn (một học giả Việt Nam hiện làm việc tại Úc) vừa đưa ra một lời bình, rất thẳng thắn, về bài viết của một học giả Việt Nam khác hiện cũng ở nước ngoài (công bố trên tạp chí Thời đại mới số  31 tháng 7/2014 - do nhóm các ông Trần Hữu Dũng ở Mĩ chủ trương).

Nguyên văn lời bình của ông Tuấn: 
"Là một người quan tâm tới vấn đề Biển Đông và đã từng lên tiếng trên báo chí ngoại quốc để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, tôi kinh ngạc khi đọc bài biện hộ cho Công hàm Phạm Văn Đồng (PVĐ) của GS Cao Huy Thuần (xem đây).
Kinh ngạc không phải vì những lời biện hộ trong bài. Những lý lẽ tương tự đã từng được đưa ra rất nhiều bởi báo chí trong nước và những dư luận viên trên mạng. Nhưng kinh ngạc vì chúng xuất phát từ một vị giáo sư của một đại học Pháp".

Theo đường link, vào đọc bài của ông Thuần. Tôi cũng kinh ngạc, đến rợn người. Ngay từ dòng đầu tiên:


Ấm ớ hội tề như thế này, mà lại còn làm duyên làm dáng. 

13/06/2014

Thử xem chuyên gia biên giới Việt Nam phản hồi các tư liệu mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa trình ra

Tôi nghĩ là Trung Quốc còn ủ không ít tư liệu nữa. Chưa vội tung ra hết.

Loạt vừa rồi, họ đưa ra, mới tạm thế, nhưng lại là mang tính chính thức (gửi lên Liên hiệp quốc), cốt để xem Việt Nam có bấn loạn hay không với cái tạm thế ấy đã.

Trong khi chờ đợi để có thể may mắn thấy lại trang nhất báo Nhân Dân ngày 6/9/1958, thử xem mấy bác được mang trọng trách của phía Việt Nam phản hồi thế nào với số tư liệu tạm thế vừa rồi.

Xem toàn văn ở dưới. Đọc bài, đủ biết trình độ của chuyên gia Đại Việt đến đâu.

12/06/2014

Chuyên gia chính trị học khu vực người Hung, có tên Trung Quốc là Sa Long Thái, nói về công hàm Phạm Văn Đồng (năm 2008)

Tên chữ Hán là Sa Long Thái (沙龙泰), còn tên Hung thì là Szalontai, đầy đủ là Balazs Szalontai. Chẳng hạn, có thể thấy tên của ông trong một hội thảo dưới đây đã diễn ra năm 2012, do Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc và Viện Khoa học Hung-ga-ri đồng tổ chức, tại Trung Quốc.

Hội thảo có tên khá hay là 新史料•新发现:中国与苏联和东欧国家关系(1949 - 1989). Tạm dịch: Sử liệu mới - Phát hiện mới : Quan hệ giữa Trung Quốc với Liên Xô và các nước Đông Âu giai đoạn 1949 - 1989

Hình ảnh và tên của Sa Long Thái trong hội thảo.

09/06/2014

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đang chơi trò gì ?

Việc ngày hôm qua, và hôm nay, báo chí Trung Quốc đồng loạt nhắc lại bài báo trên trang nhất tờ Nhân Dân ngày 6/9/1958 (mà tôi đã đi ở entry trước), chính là từ nguồn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhắc lại qui trình như sau, không phải ai khác, chính Bộ Ngoại giao Trung Quốc (là nguồn cho tất cả):

(1). Ngày 4/9/1958, phía Trung Quốc tuyên bố về lãnh hải 12 hải lí.

(2). Ngày 6/9/1958, trang nhất báo Nhân Dân của phía Việt Nam đã đăng toàn văn tuyên bố về lãnh hải 12 hải lí của Trung Quốc.

(3). Ngày 14/9/1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng kí công hàm công nhận quyết định về hải phận đó của Trung Quốc.

(4). Ngày 22/9/1958, báo Nhân Dân của phía Việt Nam đăng toàn văn công hàm Phạm Văn Đồng (theo nội dung bài báo đó, cũng biết: bản thân công hàm đã được trao ngày 21/9/1958 qua con đường ngoại giao chính qui).

08/06/2014

Ngô Viễn Phú đã cho đăng bài về công hàm Phạm Văn Đồng trên tạp chí học thuật Trung Quốc

Ngô Viễn Phú viết bài và đưa lên trang cá nhân từ năm 2012 (hiện đã hỏng, không tìm lại được). Sau đó, cũng năm 2012, tôi đã dịch toàn văn bài đó và đưa lên blog cá nhân (thực ra, như một số bạn còn nhớ, là dịch từ từ một cách tranh thủ và trực tiếp trên blog Yahoo, sau vài ngày mới xong).

Gần đây, đăng lại bản dịch trên blog này. Đã nhận được nhiều lời bàn của bạn đọc tiếng Việt. Trong đó, có một phản luận trực tiếp 1 đối 1 của Dương Danh Huy.


Tạp chí đã xuất bản năm 2013, có bài của Ngô Viễn Phú về công hàm Phạm Văn Đồng

06/06/2014

Lại từ "công thư" thành ra "bức thư" (và còn nữa)

Công hàm năm 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã được đột nhiên chuyển thành "công thư". Và bây giờ, các chuyên gia của Việt Nam, lại tiếp tục, tiến thêm một bước, chỉ còn coi nó là "bức thư".


Có thể xem một bản chụp khác của báo Nhân Dân ở đây

03/06/2014

Vẫn về công hàm Phạm Văn Đồng 1958 : Dương Danh Huy một đối một với phản luận của Ngô Viễn Phú

Trong nguyên văn (xem ở dưới đây), Dương Danh Huy dùng "bình luận" mà không phải "phản luận". 

Theo tôi, đây là phản luận trực diện 1 đối 1 đầu tiên, dành cho phản luận của Ngô Viễn Phú, kể từ khi tôi giới thiệu và đưa bản dịch toàn văn bài của Ngô Viễn Phú (từ năm 2012) lên blog cá nhân.


Trước phản luận hôm nay của Dương Danh Huy, tại blog này, một thời gian trước đã thấy những phản luận từ nhiều góc nhìn khác nhau của các bạn vovinam2k7, Cu Nỡm, hehe, ...
Xem thêm ảnh và chi tiết ở đây (chú thích ở trên là theo nguồn trong link)

Chúng ta cần nhiều bài trực diện 1 đối 1 như thế này. Tuy vậy, gì thì gì, tôi vẫn đề nghị anh Dương Danh Huy ghi chú về xuất xứ tư liệu Ngô Viễn Phú (nguyên bản tiếng Trung và bản dịch đã công bố của tôi - đã có chú thích ghi đề nghị này từ 2012, đầu mục II).

30/05/2014

Tư liệu video 2008 của BBC Việt ngữ : Bà Bảy Vân phu nhân cố Tổng Bí thư Lê Duẩn nói về Hoàng Sa và Trường Sa

Bà Bảy Vân nói tóm lại rằng: "Thì bây giờ, Trung Quốc nó nói cái đó là khỏi bàn, bởi vì đã có văn bản ký rối. Nhưng mà hổng phải, cái đó trong tình anh em, nghĩa là để cho ổng [Trung Quốc] làm trong khi mình chưa làm thôi. Vì mình còn đánh ở trong này, đâu có lực đâu mà làm ngoài đó".

BBC Việt ngữ mới đưa lên mạng đoạn tư liệu sau (thật ra là đưa lại):



24/05/2014

"Công thư" là cái gì, Đảng và Chính phủ hai nước vốn chỉ biết "Công hàm" thôi

Mấy ngày nay, phía Bộ Ngoại giao Việt Nam đột nhiên sử dụng từ "công thư" (CÔNG THƯ). Rất đột nhiên, và quả thật, khách quan mà nhìn, thì không thể nói khác đi rằng, đó là một cách dùng từ tùy tiện đến khó hiểu của những người đại diện cho bộ mặt ngoại giao của đất nước.

Ngay từ đầu, vốn đó là "công hàm". Hai năm rõ mười như thế này (báo Nhân Dân năm 1958, lấy lại ảnh từ entry cũ):




13/05/2014

Người phản luận về công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 là Ngô Viễn Phú (cựu lưu học sinh Đại học Quốc gia Hà Nội) đi đâu mất rồi ?

Lời dẫn: Năm 2012, trên blog Yahoo, tôi đã đề cập đến một bài viết của ông Ngô Viễn Phú - học giả Trung Quốc, chuyên về luật Việt Nam, từng là du học sinh ở Việt Nam. Bây giờ, blog ấy, như nhiều người đã biết, đã bị bay mất do hệ thống blog Yahoo bị đóng cửa.

May tìm lại được bài cũ của tôi lưu trên blog Những viên phấn màu. Xin chép lại về blog tôi.

Tuy nhiên, kiểm tra lại các đường link cũ của Ngô Viễn Phú thì đã không còn. Tựa như Ngô Viễn Phú đã tự xóa bỏ, hay sao đó tôi không rõ.