Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn chính-trị-thế-giới. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chính-trị-thế-giới. Hiển thị tất cả bài đăng

26/02/2022

Tháng 2 năm 2022, cùng với bệnh dịch là chiến tranh bùng phát

Chiến tranh đã bùng lên ở khu vực Nga - Ucraina.

1. Gần đây, mình có phát biểu về dân tộc tự quyết. Bài học thuật đã in năm 2020, ở đây. Bài vốn viết nháp lần đầu vào năm 2015, bản thảo hoàn chỉnh có từ năm 2017.

Dân tộc tự quyết là một trong những vấn đề cơ bản về văn hóa xã hội trong học thuyết Mác - Lênin. Lênin đã khởi xướng "dân tộc tự quyết" ở đầu thế kỉ XX tại nước Nga Xô-viết. Tranh luận về "dân tộc tự quyết" đã bắt đầu từ đó. Lênin cho phép các ý kiến được phát biểu tự do, không bắt buộc theo một đường hướng cứng rắn.

Stalin đã kế thừa và phát triển tư tưởng "dân tộc tự quyết" của Lênin, nhưng ấn đính đường hướng cứng rắn cho nó. Định nghĩa về "dân tộc" đã được Stalin đề ra trong quá trình đó.

13/12/2021

Biên giới cứng trên thế giới - ngăn cách bằng hàng rào dây thép gai và những vật liệu khác

Có những quãng biên giới mềm, tức không có ngăn cách cứng, chỉ cần bước một bước là đã từ quốc gia này sang quốc gia khác. Ví dụ đã kể về ruộng tiếp ruộng, bên này ruộng quốc gia A sang ruộng bên kia đã là quốc gia B, từ kinh nghiệm cá nhân của tôi, ở đây (năm 2013).

Nhưng cũng có nhiều đường biên giới, nhiều quãng biên giới được cứng hóa: tường xây, dây thép gai, dây thép gai cộng với điện lưới,...

Đã biết biên giới mềm, thì cũng nên biết đến biên giới cứng, hay ngược lại.

07/01/2021

Mở đầu năm 2021, biểu tình chưa từng có ở quốc hội Mỹ

Cả thế giới đang quan sát các diễn biến ở quốc hội Mỹ. Một sự kiện chưa từng có trong vòng hai trăm năm qua đã xảy ra vào tháng 1 năm 2021 này: biểu tình qui mô lớn vây ráp quốc hội Mỹ để lên tiếng ủng hộ ứng cử đã thất cử Đồ Nam Trump (cho rằng có gian lận trong bầu cử nên Đồ Nam mới thất cử), còn bên trong quốc hội thì đang kiểm phiếu để xác nhận ai là tổng thống Mỹ sắp tới.

Nhiều nơi loan tin: biểu tình này là do chính tổng thống Đồ Nam Trump kích động ! Rồi cũng có nơi bình loạn: ngay tổng thống Mĩ là Đồ Nam Trump lúc đương quyền đã là dân oan ! Có nghĩa là, bản thân tổng thống Mĩ cũng là đại dân oan (bị oan là do gian lận bầu cử, mà gian lận bầu cử là do các thế lực ngầm điều khiển).

12/05/2020

Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : Việt Nam được mời vào cùng Bộ Tứ Kim Cương

Đến quãng trung tuần tháng 5 năm 2020, Việt Nam được xem là nước có thành tích đáng học tập về chống dịch Cô Vy. Thành tích lần này là tầm thế giới, chứ không ao làng khu vực Đông Nam Á hay châu Á nữa.

Có một số bạn bè ở các nước khác mới đây viết thư hỏi chủ nhân Giao Blog về việc Việt Nam đã chống dịch tốt như vậy, có thể đưa ra những nguyên nhân chính yếu được không ? 

Đang còn suy nghĩ để trả lời bạn một lần cho thỏa đáng, thì nhận tin Việt Nam được cựu thù Mĩ mời vào Bộ Tứ Kim Cương.

"Để dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, Mỹ đang lên kế hoạch thành lập "Mạng lưới kinh tế thịnh vượng" bằng cuộc đối thoại nhóm "Bộ tứ kim cương"(Nhóm QUAD), gồm Mỹ, Australia, Nhật Bản, Ấn Độ và mời thêm 3 quốc gia khác là Việt Nam, Hàn Quốc và New Zealand."

29/03/2020

Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : sau đổ lỗi nhau về âm mưu, là sự thấu hiểu và nỗ lực chung

Dần dần, vào cuối tháng 3 năm 2020, lúc đại dịch Cô Vy bùng phát với tốc độ khủng khiếp ở châu Âu và nước Mĩ, thì thế giới phải cùng trầm tĩnh lại. Các bên ít đổ lỗi lẫn nhau về những âm mưu này nọ, chuyển sang không khí cùng thấu hiểu và cùng nỗ lực.

30/06/2019

G20 Osaka (Japan) 2019, và một sáng Chủ Nhật ở Hà Nội

Bọn trẻ nghỉ hè thức dậy buổi sáng thì đã thấy TV đưa nổi bật sự kiện thượng đỉnh G20 đang diễn ra ở Osaka (Nhật Bản), liền thắc mắc đúng đắn: thủ tướng Việt Nam xuất hiện rõ nét và vui vẻ thế kia, chắc Việt Nam mình đã là thành viên của G20 ?

Trả lời nhanh: G20 thực chất là G7 mở rộng, tức là G7 cộng thêm một số nước cùng khu vực nữa. Đến 2019, không có Việt Nam trong G20. Ở Đông Nam Á, dự vào hàng thành viên G20 mới có Indonexia thôi.

Trả lời bọn trẻ nhanh như vậy trong một buổi sáng trời Hà Nội đã dịu đi nhiều. Là nhờ có trận mưa khá lớn đêm qua. Mà mưa khá muộn, chắc phải tầm mười hai rưỡi đêm hay một giờ sáng gì đó.

Mấy hôm nắng nóng dữ dội, chỗ làm việc thường xuyên ở nhà lên tới tận 35 độ, vài phút là coi như ong thủ ! Nên đã di cư. Sáng nay, ngày Chủ Nhật dịu mát, đã trở lại vị trí thường xuyên. Ngó vào nhiệt kế vẫn thấy chỉ 33 độ ! Nếu không có điều hòa thì ở cái nóng 35 độ là không thể làm việc. Nhưng với 33 thì có thể ok, không cần điều hòa, mà với quạt gió mạnh là ổn. Chỉ 2 độ thôi, nhưng hoàn toàn khác.

Việc đầu tiên là ngó ngàng một chút tới G20 Osaka 2019. Đã phải giải thích với bọn trẻ về tư cách khách mời G20 của Việt Nam.

01/03/2019

vẫn thấy sông Áp Lục ở Triều Tiên đang mịt mờ sương khói

Trước giờ G của hội nghị thượng đỉnh Bắc Triều Tiên - Mĩ tại Hà Nội, đã đọc lại bài thơ viết gần 300 trước của sứ thần Đại Việt gửi sứ thần Triều Tiên. Thấy sương khói vẫn bùng lên trên sông Áp Lục.

Bởi vậy, lúc đó đã viết:"Khói sóng trên sông Áp Lục đã bùng lên. Bốn bề mờ mịt. Nhìn ra là mung lung. Khói và khói." (xem cụ thể ở đây). Ngay từ khi đoàn tàu vượt qua sông Áp Lục để vào đất Trung Hoa, đã cảm khái được rồi (đọc ở đây).

Vận thế hôm nay được ứng báo từ gần 300 năm trước. Không phải chuyện một sớm một chiều. Bài học hòa đàm Việt - Mĩ kéo dài nhiều năm ở thủ đô nước Pháp vẫn còn nguyên giá trị.

24/02/2019

Sự kiện thú vị 2019 : cặp sông nổi tiếng "Áp Lục" và "Hồng Hà" xuất hiện trở lại từ hành trình đường sắt vạn dặm của ông Kim

Sông Áp Lục là con sông gắn bó sâu sắc với người Triều Tiên (gồm hai miền nam bắc, là Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc ngày nay). Tựa như là sông Hồng, hay Hồng Hà (hay sông Nhị, tức Nhị Thủy), đối với người Đại Việt chúng ta.

Hồi ngày xưa, khi gặp nhau trên đất Trung Quốc, thì các đoàn sứ bộ Đại Việt với đoàn sứ bộ Triều Tiên (cùng đến triều cống thiên triều) hay có dịp đàm đạo và xướng họa thơ văn với nhau.

Khi họ xướng họa với nhau, thì một bên hay nhắc đến sông Áp Lục, còn một bên hay nhắc đến sông Hồng (cũng gọi sông Nhị). Chính sứ thần Lê Quí Đôn đã có những bài thơ thù tạc với sứ thần Triều Tiên, mà trong đó có nhắc đến cả sông Áp Lục và sông Hồng.

22/10/2018

Khẩu phần ăn của Đại Việt trong mâm cơm toàn cầu (số liệu World Bank)

"Với dân số 95 triệu, VN đứng thứ 14 về quy mô dân số, chiếm 1.25% số dân toàn cầu - nhưng GDP chỉ hơn 224 tỷ $, bằng 0.25% chiếc bánh này. Tức là, trung bình GDP đầu người của VN chỉ bằng 1/5 mức trung bình của toàn cầu. Nếu suy ngẫm thêm về thực trạng này, thì từ buồn, người ta sẽ chuyển sang một tâm thế phức tạp hơn - đó là vừa buồn, vừa thương, vừa bực, vừa cay đắng."

12/06/2018

Hội đàm lịch sử Mĩ - Triều ngày 12 tháng 6 : bước đột phá ngoại giao năm 2018

Đồ Nam Trump và Kim Chính Ân đã tạo một bước đột phá ngoại giao giữa hai nước Mĩ - Triều. Một ngày đáng ghi nhớ: 12 tháng 6 năm 2018.

Điều cần ghi nhớ đầu tiên: ông Kim Chính Ân tới Sing, để hội đàm với ông Trump, là bằng chuyên cơ dành cho lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc (máy bay của Trung Quốc). Còn phiên dịch cho hai ông thì là người Hàn Quốc (tức Nam Triều Tiên).

20/10/2017

Đại hội 19 với Tập Cận Bình : xã hội "tiểu khang", trong "giấc mơ Trung Quốc", thuộc "thời đại mới"

Rất tiếc là chuyên trang về Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc dù có phần tiếng nước ngoài, gồm 14 thứ tiếng, nhưng lại không có Tiếng Việt. Phải đọc nguyên bản, hoặc tự dịch lấy.

13/10/2017

Vì lợi ích quốc gia, sau khi bỏ TTP, Trump tiếp tục rút khỏi UNESCO

Chính quyền Đồ Nam Trump đã chính thức thông báo việc rút khỏi UNESCO với lí do: UNESCO hiện nay đang bị chính trị hóa theo hướng phản đối Israel. Đồng thời, cũng muốn chạy trách nhiệm về tài chính, vì hàng năm nước Mĩ đang phải gánh tới 22% kinh phí của UNESCO, tức khoảng 80 triệu USD/năm.

Nhật Bản thì gánh khoảng 10% kinh phí hàng năm của UNESCO.

Đây là lần thứ 2 nước Mĩ rút khỏi UNESCO. Lần trước là năm 1984, với lí do: UNESCO ăn tiêu bừa bãi quá.

30/08/2017

12/01/2017

Chuyên gia Đài Loan luận về điện đàm Đồ Nam Trump - Thái Anh Văn

Chuyên gia là một người đàn anh của chúng tôi: Lâm Tuyền Trung. Nên bài viết của anh vừa được gửi tới theo hệ thống nội bộ của chúng tôi.

Lâm Tuyền Trung là một học giả được biết đến nhiều ở Đài Loan và Nhật Bản, vốn là cựu lưu học sinh Nhật Bản (là người Hương Cảng gốc đại lục, học ở cả đại lục cả ở Hương Cảng, rồi sang Nhật, trở về làm việc tại Đài Loan). Chuyên môn là Chính trị Quốc tế.

Anh là người phê phán rất mạnh chủ nghĩa dân tộc, đề xướng thuyết "không cần chủ nghĩa dân tộc".

Phân tích của Lâm về cuộc điện đàm Đồ Nam Trump - Thái Anh Văn thật thú vị, đúng là chuyên môn của anh.