Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn dịch-thuật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dịch-thuật. Hiển thị tất cả bài đăng

01/10/2021

Kế hoạch mấy trăm cuốn sách dịch - nhìn lại sau nhiều năm (2004-2021)

17 năm về trước, bác Ngô Tự Lập có nói đến kế hoạch 500 cuốn sách. Xem toàn văn ở bên dưới.

Hiện không thấy có chỗ nào nói đến kế hoạch ấy nữa. Hãy đọc lại bản viết của bác Lập vào năm 2004:

"Theo tôi, nếu nói riêng về khoa học xã hội và nhân văn thì trí tuệ Ðông Tây Kim Cổ về cơ bản có thể gói gọn trong khoảng 500 cuốn sách quan trọng nhất, trong đó chúng ta đã dịch được chừng 50 cuốn với chất lượng tương đối tốt (triết học Trung Hoa, Marx và một số tác giả phương Tây khác). Nếu chúng ta tổ chức dịch được 50 cuốn/năm thì sau 9 năm chúng ta có thể hoàn thành kế hoạch. Còn nếu chúng ta dịch được 100 cuốn/năm, thì chỉ mất 5 năm. Lúc đó chúng ta mới có thể bắt đầu nghĩ đến một đội ngũ trí thức thực thụ. Tất nhiên, điều này khó khăn hơn không phải gấp đôi mà rất nhiều lần."

Từ năm 2004 đến nay đã là 17 năm, tức là khoảng 2 lần so với kế hoạch 9 năm, và hơn 3 lần so với kế hoạch 5 năm được trình bày ở đoạn trên.

19/06/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : lời ai điếu xúc động và mực thước về Nguyễn Văn Vĩnh của Phan Khôi năm 1936

Nhà báo học giả Nguyễn Văn Vĩnh mất tháng 5 năm 1936 tại Lào trên đường đi khai thác vàng (cùng đi có một người bạn Pháp, một số người theo hầu, một lái xe). Cụ mất trên thuyền.

Linh cữu Nguyễn Văn Vĩnh được đưa về Hà Nội, quàn tại trụ sở của Hội Tam điểm lúc đó. Có tới  3 vạn người từ khắp Bắc Trung Nam tới viếng. Nhân sĩ trí thức cả nước, ví như cụ Phan Bội Châu, cụ Bùi Kỉ, cụ Huỳnh Thúc Kháng, đều gửi lời điếu.

Đám tang của Nguyễn Văn Vĩnh có tới gần 2 vạn người tham dự, đoàn đưa tang kéo dài hàng cây số.

Trong các lời điếu lúc đó, đáng chú ý là bài của Phan Khôi. Cụ Phan rất xúc động, nhưng cũng rất mực thước. Cụ nói rõ ngay lúc đó, rằng: Nguyễn Văn Vĩnh có nhiều công lao nhưng không đáng phải dựng tượng đồng mà tôn thờ mãi mãi, đồng thời, cũng có nhiều việc nhà Nho khắt khe với Nguyễn Văn Vĩnh cũng không làm sao hóa giải được. Phan Khôi không cho Nguyễn Văn Vĩnh là "văn hào" hay "đại văn hào". Lí do chính được đưa ra là: trước sau, Nguyễn Văn Vĩnh chỉ là một dịch giả lớn, mà hầu như không có trước thuật gì đáng nói tới.

06/03/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : một bản dịch nhân duyên đã in 25 năm trước (nguyên bản thì đúng 30 năm)

Nhân duyên là có thực, bởi bản dịch ngày đó (bản in chính thức năm 1997) trong khoảng năm sáu năm nay đã trở thành một trong những tài liệu tham khảo cho các em học sinh trong zemi (nhóm học tập) của tôi.

Nguyên bản là bài học thuật rất dài của học giả Trương Chí Cương (Zhang Zhigang) đăng trên tạp chí Khoa học Xã hội Trung Quốc số 3 năm 1991 (trang 127-141). Tức là, đến hôm nay, bài gốc ấy đã 30 tuổi rồi !

Bản dịch tiếng Việt tôi thực hiện chắc vào năm 1995 gì đó, nhưng đến 1997 mới chính thức in trong quyển đầu tiên của bộ sách nhiều tập Tôn giáo và đời sống hiện đại. Tiêu đề bản dịch là "Trên điểm giao hội giữa giữa tôn giáo và văn hóa - về một hình thái hiện đại của quan niệm tôn giáo" (trang 163-200).

Bộ sách Tôn giáo và đời sống hiện đại được thực hiện trong khoảng 10 năm bởi các nhà khoa học thuộc Viện Thông tin Khoa học Xã hội (tiêu biểu là thầy Nguyễn Như Diệm, cô Võ Kim Quyên,...), từ 1995 đến 2004, ra được 5 tập. Ở mỗi tập 1-3 đều ghi như sau: "Thực hiện chuyên đề: Võ Kim Quyên (chủ biên), Nguyễn Như Diệm, Chu Xuân Giao, Trần Hoàng Hoa, Võ Phi Hồng, Nguyễn Văn Kiệm, Nguyễn Y Na, Ngô Thế Phúc, Nguyễn Chí Tình". Các tập 4-5 thì sách ra trong lúc tôi vắng mặt ở Hà Nội nhiều năm.

Với cá nhân tôi, bộ sách Tôn giáo và đời sống hiện đại, nhất là các tập đầu, ghi dấu một thời kì tôi làm việc tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Như Diệm. Còn hiện nay, thì bộ ấy trở thành một trong các tài liệu tham khảo trong zemi về tôn giáo và văn hóa Việt Nam của tôi.

24/11/2020

Dịch giả, doanh nhân Đoàn Tử Huyến vừa qua đời (1950-2020)

Thật ra, ông sinh năm 1950 (trên giấy tờ ghi 1952).

Mấy năm trước, nghe tin anh bị tai biến. Sau đó là một cuộc hồi phục kì lạ.

Mấy ngày trước, nghe tin anh đã nhẹ nhàng rời xa cõi tạm: anh ngủ rồi đi luôn ở Sơn Tây, tại nhà của thông gia.

Tôi biết anh khoảng từ năm 1994, qua giới thiệu của anh Hòa - một đàn anh khoa Ngữ Văn ngày trước, lúc đó là biên tập viên Nxb Văn hóa Thông tin. Anh Huyến lúc đó vẫn đang thuộc biên chế của Nxb Lao Động, nhưng hoạt động chủ yếu ở cửa hàng sách Đông Tây trên 51 Trần Hưng Đạo. Anh in sách và bán sách văn học và khoa học xã hội.

04/08/2020

Văn hóa học: Culturogology và Cultural studies (Mikhail Epstein; bản dịch Nguyễn Văn Hiệu)

Bản dịch của học giả Nguyễn Văn Hiệu đã công bố hơn 10 năm về trước. Tôi đọc ngay lúc ấy, vì thư viện trường tôi có đặt nhiều tạp chí từ Việt Nam (gửi đến bằng bưu điện, chỉ chậm lại một thời gian ngắn).

Mấy năm sau, trong một chuyến du lãng Sài Gòn cùng nhóm các cụ Dương Phú Hiệp và Hoàng Vinh thuộc khuôn khổ một đề tài nghiên cứu cấp nhà nước do thầy Ngô Đức Thịnh làm chủ nhiệm (tôi là thư kí khoa học), chúng tôi mới có dịp gặp gỡ với dịch giả Nguyễn Văn Hiệu. Cụ Hoàng Vinh vui mừng khi nói chuyện với anh Hiệu, bảo đại ý: bản dịch ấy rất có giá trị. Tôi thì thú vị là hóa ra anh Hiệu mới chính là tác giả của những bài nghiên cứu về địa danh mà tôi đã đọc một thời gian trước, chứ trước đó thì lại cứ nghĩ là người khác ! Bởi cái tên Nguyễn Văn Hiệu thì trùng khá nhiều ! 

Chỉ tính hiên tại, thì có một cái tên nữa trùng nhiều là Nguyễn Minh Đức. Thời trước thì có Khuất Duy Tiến. Hay cũng có Nguyễn Đức Nhuận !

Gần đây, có một chú em người Nghệ An gọi điện bảo đại khái: em tìm được một cái Fb mang tên anh (trùng họ trùng tên luôn, dĩ nhiên là trùng tên lót nữa). Em gửi kết nối với họ rồi, và cứ đinh ninh là tôi trăm phần trăm ! Tôi bảo: mình biết cái Fb ấy rồi, của một người hình như ở Từ Sơn (Bắc Ninh), nhưng không phải là mình nhé ! 

04/05/2020

Chiến lược trỗi dậy về văn hóa của Trung Quốc

Một bản dịch (biên dịch, lược dịch) của cụ Nguyễn Hải Hoành vừa được công bố.

Thật khâm phục sức làm việc của một cao niên như cụ. Tuy nhiên, khi đọc những bản dịch của cụ Nguyễn, thì nên xem lại nguyên bản ở những chỗ cần thiết (có khi cụ nhầm một cách bất ngờ, có khi cụ đưa thêm một chút tư kiến của cụ vào).

16/01/2020

Sách chuyên khảo về văn hóa Việt Nam bằng tiếng Trung Quốc của học giả Nguyễn Chí Kiên (Bền)

Tên chính thức là Nguyễn Chí Bền (với một số bút danh như Nguyễn Phương Thảo, Nguyễn Nhị Hà). Các dịch giả người Trung Quốc đã dịch nghĩa chữ "Bền"  (vững bền) sang chữ Hán là "Kiên" (vững chắc), nên viết đầy đủ bằng chữ Hán là: Nguyễn Chí Kiên 阮志坚.

Chữ "Bền" có thể viết được bằng chữ Nôm, nhưng không viết được bằng chữ Hán, nên các dịch giả đã linh hoạt dịch nghĩa.

Ở một trường hợp khác, là tên của bà Nguyễn Thị Doan (nguyên Phó Chủ tịch nước), thì được phía Trung Quốc viết thành âm gần giống là Nguyễn Thị Duyên. Tạm gọi là dịch âm.

Đại khái sách của học giả Nguyễn Chí Kiên (Bền) được xuất bản bởi Nhà xuất bản Nhân dân Vân Nam, vào năm 2012, như dưới đây.

25/05/2019

Bồ Tùng Linh với các bản dịch tiếng Việt : Cuộc tháo thân khỏi địa ngục (bản Nguyễn Văn Huyền)

Cuộc tháo thân khỏi địa ngục là bản dịch của chủ nhân Giao Blog vào năm 1994 cho truyện vốn có tiêu đề Nhiếp Tiểu Thiến (tên nhân vật chính) trong bộ Liêu Trai Chí Dị. Đã đi ở đâyở đây. Tức là đã có một chút chỉnh lí: dịch giả đặt lại tên cho truyện.

Cũng với truyện đó, cụ Nguyễn Văn Huyền ở Nam Định dịch thành Nghĩa khí cải hóa hồn ma. Cũng tức là: dịch giả đã chủ động đặt lại tên truyện.

Cụ Nguyễn Văn Huyền là một nhà Hán học uy tín ở vùng Sơn Nam Hạ (các tỉnh Nam Định - Thái Bình), có tiếng nghiêm cẩn và uyên bác. Hồi tôi còn học ở Đại học Tổng hợp Hà Nội, đi đọc sách các nơi, thì đều gặp cụ (Thư viện Quốc gia, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Thư viện Viện Thông tin Khoa học Xã hội,...). Cụ cơm nắm cơm đùm từ Nam Định lên đọc tư liệu ở thủ đô, tuổi chắc đã khoảng ngoài bảy mươi rồi, nhưng còn rất tráng kiện. Lúc ấy, cụ đang đọc và viết về Phạm Văn Nghị, Ngô Quang Bích. 

24/05/2019

Bồ Tùng Linh bản dịch 1994 tại Hà Nội (soạn lại năm 2006 tại Tokyo) : Cuộc tháo thân khỏi địa ngục

Bản dịch năm 1994 (in năm 1995) ấy, sau 12 năm thì in lại trên tờ Đại biểu Nhân dân (báo của Quốc hội Việt Nam). Tức là đã có một bản đánh máy lại và tu chỉnh chút xíu rồi cho đăng vào năm 2006 (đã vừa chép nguyên từ Đại biểu Nhân dân về đây).

Bây giờ, xem lại, thì biết: bản đánh máy lại và có tu chỉnh ấy, thật ra, là được thực hiện tại Tokyo. Chỉ tu chỉnh trên bản in cũ, mà không phải là từ bản thảo cũ (bản thảo cũ chắc là bản đánh máy chữ - kĩ thuật quen sử dụng của hồi đầu thập niên 1990 ở Hà Nội là vậy).

Mà bản đánh máy lại rồi cho tái bản năm 2006 đó, là căn cứ vào bản in được gửi từ Việt Nam sang. Người scan các trang in trên giấy, và gửi qua mail đến, là bạn M. ở xứ Quảng. Vèo một cái, đã là chuyện của 13 năm về trước.

22/05/2019

Bồ Tùng Linh bản dịch 1994 (in lại 2006) : Cuộc tháo thân khỏi địa ngục

Bản dịch năm 1994 và in lần đầu năm 1995, thì đã nói nhanh ở đây. Đó là bản dịch đã được chuyên gia Vương Kim Địa điểm nhanh trong một bài viết học thuật đã xuất bản năm 1995 ở Trung Quốc (kỉ niệm 280 năm ngày mất của Bồ Tùng Linh).

Bản in lần đầu năm 1995 là trên tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam. Đó là khoảng thời gian chúng tôi có điều kiện thi thoảng gặp cụ Cù Huy Cận ở nhà 51 Trần Hưng Đạo - Hà Nội (đã kể nhanh về việc gặp nhà thơ chuyên đi xe mi-ni nữ ở đây, tháng 12/2014).

Dưới là bản in lại vào năm 2006 trên báo Đại biểu Nhân dân.

Cũng lần đầu tiên, đến hôm nay, tôi biết bản in lại này.

Biết muộn sau 25 năm : cô Vương đã đọc và điểm bình bản dịch năm 1994 của tôi

Cô Vương là một chuyên gia về Việt Nam của Trung Quốc, tên đầy đủ là Vương Kim Địa. Cô vốn là sinh viên khoa tiếng Việt của Đại học Bắc Kinh thời 1965-1970. Sau này, nhiều năm làm việc tại Thư viện Quốc gia (Bắc Kinh), chuyên mảng tư liệu Việt Nam.

Năm 1995, ở tuổi 50 (vì sinh năm 1945), cô Vương đã có khoảng 6 tháng sống và làm việc tại Việt Nam. 

Bây giờ, sau khoảng 25 năm (1995 - 2019), mới biết: trong thời gian sống ở Việt Nam năm đó, cô Vương đã tìm đọc các bản dịch Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh sang tiếng Việt. Các bản dịch tiếng Việt tính đến thời điểm năm 1995, được cô điểm, thì có nhiều. Trong đó, có bản dịch của Tản Đà, bản dịch của nhóm Cao Xuân Huy - Nguyễn Huệ Chi,...

23/03/2019

Công việc dịch thuật văn học và khoa học : dịch giả Nguyễn Thanh Xuân

Bài đầu tiên lấy từ báo Quảng Nam.

Một dịch giả tôi chưa quen biết. Nhưng thú vị là ông thân với cả nhà văn/dịch giả Đà Linh (về Đà Linh thì đọc ở đây, năm 2013), và nhà khảo cứu/nhà thơ Trần Kỳ Phương. 

Đặc biệt, một dịch phẩm quan trọng gần đây của ông là gắn với cha Thecla (người thời cổ xưa) và cô Olga (người thời nay). Bản dịch của ông, như cách đọc của tôi, với tư cách người đã có khảo cứu nhiều năm nay về các tác phẩm của nhóm Thecla (đây là một nhóm, không phải một người) và các nhóm trước đó rồi sau đó, thì có thể nói: bản dịch tiếng Việt tương đối công phu và thành công. Có một ít lỗi, khi nào cần thiết, tôi sẽ viết một bài học thuật.

21/01/2019

Có một dịch giả như Nguyễn Tiến Văn : quanh quẩn đời viết bên khám Chí Hòa

Cuộc đời ông phản chiếu bức tranh hiện thực của một Việt Nam bị chia cắt, li tán, rồi thống nhất, và hiện đang đổi mới. Ông là bạn của Nguyễn Hiến Lê hồi trước 1975, và cũng là bạn của nhóm Bùi Chát - Lí Đợi, cũng như Trần Nguyên Anh trong những năm đầu thế kỉ XXI.

Năm nay, ông đã bước vào tuổi 80.

23/09/2018

Lại nghi án đạo văn (và cướp công) : bộ văn thơ Lý Trần và chủ biên Nguyễn Huệ Chi (2)

Loạt bài này đang cập nhật dần.

Do kì 1 (đánh số cập nhật từ 1 đến 13, bắt đầu từ 1/7/2018) đã quá đầy, nên hôm nay cần mở kì 2. Mở đầu kì 2 là tư liệu số 14 chính là một trả lời gần đây nhất của học giả Nguyễn Huệ Chi (bản viết ghi ngày 16/9/2018).