Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn liam-kelley. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn liam-kelley. Hiển thị tất cả bài đăng

06/08/2023

Nhắc nhở và chấn chỉnh việc làm sai lệch di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Quan điểm của cơ quan quản lí hiện nay, cập nhật đến tháng 8 năm 2023, là: không được thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu (Tam Tứ Phủ) ở bên ngoài không gian thờ tự.

15/12/2020

Sử học Đại Việt thời thổ tả (những phát giác cụ thể của nhà báo Kiều Mai Sơn)

Sử học Đại Việt thời thổ tả, là phỏng theo tên một loạt bài viết từ 7 năm trước của nhà sử học Tạ Chí Đại Trường. Đó là loạt bài nhiều kì, có lẽ là cuối cùng, của cụ Tạ. Có thể đọc lại trên Giao Blog ở đây hay ở đây.

Còn bây giờ, chủ đề Sử học Đại Việt thời thổ tả đang được viết tiếp từ nhiều hướng, chẳng hạn bởi bạn Brain Wu đang ở Mĩ (đọc nhanh ở đây), bởi Lê Minh Khai (tức Liam) cũng đang ở Mĩ, hay bạn Kiều Mai Sơn ở trong nước, và nhiều người khác nữa.

Entry này là để tập hợp các phát giác mới đây của bạn Kiều Mai Sơn viết cả trên báo chính thống và trên Fb cá nhân.

25/06/2017

Âm nhạc hát văn hầu ở Hà Nội (luận án Hồ Hồng Dung 2017)

Một luận án tiến sĩ âm nhạc học của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, vừa hoàn thành và bảo vệ thành công vào giữa năm 2017 (cam đoan của tác giả ghi ngày 3/5/2017, bản đăng lên mạng ghi ngày 4/5/2017).

Tác giả là cô Hồ Hồng Dung.

16/06/2017

Tin vắn học thuật : dịch sách của Tạ Đức và Đỗ Lai Thúy sang tiếng Anh

Cuốn sách của học giả Tạ Đức, về trống đồng, thì đã điểm tin ở đây.

Cuốn của Đỗ Lai Thúy thì là về Hồ Xuân Hương.

Trong nhà, mình mới có cuốn của Đỗ Lai Thúy, vẫn chưa có cuốn của Tạ Đức.

06/05/2017

Các sử gia Việt Nam hiện đại và vấn đề dân tộc (bài Liam, bản lược dịch Nguyễn Hồng Phúc)

Một số điểm mà Liam triển khai thì cùng loại với một công bố năm 2015 của mình.

Sắp tới, sẽ nói kĩ hơn với trường hợp Lã Văn Lô, ở tọa đàm tháng 6 tới (đã đưa tin tọa đàm ở đây, hồi kí Lã Văn Lô thì đọc ở đây). Trở lại thời kì "bộ tộc" với "dân tộc", nhiều thú vị.

Bản lược dịch ở trên.

11/11/2016

Nghĩ lại về lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ 20 (bài Liam, bản dịch Nguyễn Hồng Phúc)

Năm 1920 có thể coi là năm bản lề cho sự thay đổi của Việt Nam. 

Ở một hướng nghiên cứu khác với Liam, mình cũng đưa ra thời điểm tương tự, là thập niên 1910.

Còn đang viết dở. Nhưng một phần của nó thì đã có thể thấy một chút qua phân tích liên quan đến Cao Đài (đã công bố từ 2014 và gần đây, tạm xem ở đây). Chưa kịp nói đến trong bài về chữ Nôm mới công bố gần đây, vì không có đủ diện tích giấy do phải hạn chế về số chữ của bài (bài về chữ Nôm tạm xem bản trên mạng ở đây).

02/05/2015

Nhà sử học viết sử, hay viết truyền thuyết : cụ Trần viết về Mẫu Liễu và Trạng Bùng

Liam đã phê bình các công trình sử học của Trần Quốc Vượng (ví dụ ở đây).

Quả là rất khó đỡ.

Ví dụ, cũng trong cuốn sách mà Liam hay sử dụng ở trên (in năm 2000), thì cụ Trần có viết như dưới đây về Mẫu Liễu và Trạng Bùng (về trạng Bùng có thể xem lại ở đây).

14/01/2015

Nghe ông Khải người Tây nói về những tính cách của nhà khoa học: điên rồ, đam mê, giang hồ

Quanh đi quẩn lại, có 2 ông Khải. Hôm trước, là ông Khải người Tây nói tếu bằng tiếng Việt (xem lại ở đây).

Hôm nay, trở lại ở ông Khải đầu tiên. Và xem clip do chính ông phổ biến trên mạng. 

28/12/2014

Nghe một ông Khải người Tây khác, nói về Việt Nam bằng tiếng Việt

Sở dĩ nói là "ông Khải người Tây khác", vì blog hay nhắc đến một ông Khải vốn biết đến lâu nay (tức Liam Kelley). Hai ông đều là người Mĩ.

24/11/2014

Việt Minh năm 1945, và có hay không có ý tưởng về người Mĩ và nước Mĩ ?

Càng ngày thì càng thấy vai trò quan yếu của cuốn sách đã xuất bản năm 1949 tại Hương Cảng của Trần Dân Tiên trong việc nhìn lại vai trò của Việt Minh trong Cách mạng Tháng Tám, cũng như mối quan hệ của Việt Minh với thế giới phương Tây lúc cách mạng còn ở trong rừng núi.

Cùng thời gian đó, cuốn sách ấy cũng được xuất bản tại Thái Lan. Mà nguyên bản của bản dịch tiếng Thái lại là tiếng Pháp.

Tất cả đều trước tháng 10 năm 1949. Tức trước khi mà nhà nước của Mao Chủ tịch ra đời ở Trung Quốc.

31/08/2014

Lịch sử Việt Nam bây giờ bị xuyên tạc bằng tiếng Mỹ (Hà Văn Thùy vs Liam, 2/2014)

Toàn văn của câu trên là: "Lịch sử Việt Nam từng bị xuyên tạc bằng tiếng Tàu, tiếng Tây và bây giờ bằng tiếng Mỹ. Đấy là sự thật đắng cay không ai chối cãi được !".

Còn toàn bài thì đọc ở dưới (từ tháng 2 năm 2014, tức là trước một chút so với thời điểm tranh luận sôi nổi về cuốn sách của Tạ Đức, và cũng là trước cuốn vừa ra của Hà Văn Thùy).