Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn đại-học-tổng-hợp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đại-học-tổng-hợp. Hiển thị tất cả bài đăng

06/03/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : một bản dịch nhân duyên đã in 25 năm trước (nguyên bản thì đúng 30 năm)

Nhân duyên là có thực, bởi bản dịch ngày đó (bản in chính thức năm 1997) trong khoảng năm sáu năm nay đã trở thành một trong những tài liệu tham khảo cho các em học sinh trong zemi (nhóm học tập) của tôi.

Nguyên bản là bài học thuật rất dài của học giả Trương Chí Cương (Zhang Zhigang) đăng trên tạp chí Khoa học Xã hội Trung Quốc số 3 năm 1991 (trang 127-141). Tức là, đến hôm nay, bài gốc ấy đã 30 tuổi rồi !

Bản dịch tiếng Việt tôi thực hiện chắc vào năm 1995 gì đó, nhưng đến 1997 mới chính thức in trong quyển đầu tiên của bộ sách nhiều tập Tôn giáo và đời sống hiện đại. Tiêu đề bản dịch là "Trên điểm giao hội giữa giữa tôn giáo và văn hóa - về một hình thái hiện đại của quan niệm tôn giáo" (trang 163-200).

Bộ sách Tôn giáo và đời sống hiện đại được thực hiện trong khoảng 10 năm bởi các nhà khoa học thuộc Viện Thông tin Khoa học Xã hội (tiêu biểu là thầy Nguyễn Như Diệm, cô Võ Kim Quyên,...), từ 1995 đến 2004, ra được 5 tập. Ở mỗi tập 1-3 đều ghi như sau: "Thực hiện chuyên đề: Võ Kim Quyên (chủ biên), Nguyễn Như Diệm, Chu Xuân Giao, Trần Hoàng Hoa, Võ Phi Hồng, Nguyễn Văn Kiệm, Nguyễn Y Na, Ngô Thế Phúc, Nguyễn Chí Tình". Các tập 4-5 thì sách ra trong lúc tôi vắng mặt ở Hà Nội nhiều năm.

Với cá nhân tôi, bộ sách Tôn giáo và đời sống hiện đại, nhất là các tập đầu, ghi dấu một thời kì tôi làm việc tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Như Diệm. Còn hiện nay, thì bộ ấy trở thành một trong các tài liệu tham khảo trong zemi về tôn giáo và văn hóa Việt Nam của tôi.

16/11/2020

"vẫn chung nhau những niềm vui..." (với những người bạn của ba thập niên)

Một bản nháp đưa ra lúc đầu là "vẫn chung nhau những niềm vui nho nhỏ". Nhưng sau đó, đã được cập nhật bản mới nhất, trở thành định bản là "vẫn chung nhau những niềm vui lớn nhỏ". Hồi cuối tháng 10, lúc câu ấy được thống nhất, tôi đã nói là có một chút thôi xao chữ nghĩa (đọc lại ở đây).

Có lẽ cuối năm bận mải, nên bạn có chút nhầm lẫn, nên thiết kế bằng bản nháp, mà không phải bản cuối cùng. Bởi vậy ra mẫu sau:

29/10/2020

"vẫn chung nhau những niềm vui lớn nhỏ" (cập nhật vần thơ viết bằng mực tím của 30 năm trước)

Chúng tôi đang chuẩn bị cho một event kỉ niệm 30 năm ngày nhập học (1990-2020). Không phải kỉ niệm ngày ra trường, mà là kỉ niệm ngày vào trường nhé.

Hôm qua, một câu thơ đã được đề xuất, là câu: "vẫn chung nhau những niềm vui lớn nhỏ".

Ý thơ vốn được viết từ 30 năm trước, lúc chúng tôi mới 17 hay 18 tuổi, trên giảng đường nhìn sang bên kia là nhà máy thuốc lá Thăng Long ngày ngày lan tỏa khói thuốc thơm thơm. Thơ viết trên giấy nháp và bằng mực tím. Bản nguyên gốc vẫn được lưu giữ cẩn thận. Màu mực tím vẫn sáng ngời bởi đã được bảo vệ bằng một lớp platic tráng từ khoảng 20 năm trước (hồi đó, có phong trào "ép platic" cái loại giấy tờ hay tài liệu).

02/06/2020

Học giả Phan Ngọc - những ghi chép nhanh 2020

Phan Ngọc là một cái tên đặc biệt với chúng tôi - lứa sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội hồi nửa đầu thập niên 1990. Đó là thời điểm ông cho ra đời nhiều tác phẩm cùng một lúc, mà nhiều cuốn thì mua được dễ dàng ở hiệu sách nho nhỏ trước cổng trường (cái hiệu sách ấy đã nhắc qua ở đây), hay hiệu sách ở khu Bách hóa Thanh Xuân (nằm ở gần giữa đoạn đường nối kí túc xã Mễ Trĩ với cơ sở nhà trường ở Thượng Đình, nên rất tiện lúc đi học hay lúc trở về).

Những tác phẩm của Phan Ngọc hồi đó chỉ mỏng mỏng nhưng được bạn đọc trong giới học thuật tán thưởng nhiều. Sinh viên bọn tôi thì thích sự trẻ trung trong cách viết và lối nghĩ của một học giả kì cựu.

Ngoài sách, Phan Ngọc cũng cho đăng nhiều bài rất thú vị trên các tạp chí học thuật. Chúng tôi đều chú ý đọc (một số sau được đưa vào sách, hoặc là được rút từ sách ra). Gần đây, sách đã xuất bản thời đó của Phan Ngọc bị Lê Minh Khai bỉ bai nặng, ở đây.

29/11/2019

Học giả Hà Văn Tấn vừa từ trần (1937-2019)

Năm trước, hồi mùa hè năm 2018, ở tang lễ của học giả Phan Huy Lê, chúng tôi đứng cạnh nhau trò chuyện một lúc khi đợi ở bên ngoài sân rộng chỗ có rất nhiều vòng hoa xếp lần lượt vào một bên tường.

Đó là nói chuyện với con trai của học giả Hà Văn Tấn.

Chúng tôi sàn sàn một lứa dân Tổng hợp Hà Nội - thời "quân khu" cao xà lá thơm nức mùi thuốc lá Thăng Long mỗi buổi sáng mùa đông, thời mà tàu điện chạy về Hà Đông còn sót lại những chuyến cuối cùng (sau đó là người ta nhổ đường ray đi; các khu tập thể mọc lên khắp vùng Thanh Xuân Bắc). Những năm cuối cùng của cái hiệu sách nho nhỏ ở cổng trường. Tại sao bây giờ, những năm 2010s, ở đó không có nổi một hiệu sách của đại học nhỉ ?

Đúng ra thì chỗ ấy, ngày trước còn có cả một hiệu ảnh nữa. Hiệu sách và hiệu ảnh kề bên nhau. Nhiều ảnh cũ của bọn tôi ngày ấy là được chụp bởi hiệu ảnh ấy.

31/10/2019

Những người Nga Xô-viết gần gũi với khoa học miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa

Khoa học ở đây chỉ hạn vào các chuyên ngành cụ thể trong khoa học xã hội và nhân văn, của thời kì đầu xây dựng miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa. Sau năm 1954 lân sang những năm đầu thập niên 1960.

Những năm tháng trong núi rừng Việt Bắc, người Nga đã tới và để lại những thước phim vô giá ở đây (đã đưa lên Giao Blog vào tháng 5 năm 2014).

27/05/2019

Vị đạo sĩ của Việt Nam xuất thân từ Khoa Triết - Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây

Đó là thầy Quất - nguyên chủ nhiệm Khoa Triết học thuộc Đại học Tổng hợp Hà Nội ngày trước. Gần đây, ông đã nhập Đạo giáo, trở thành Đạo sĩ.

Dưới đây là hình ảnh ông trong đoàn Đạo sĩ Việt Nam đi công cán ở hải ngoại. Là vị trưởng lão có râu bạc như cước, đứng ở hàng đầu trong cái ảnh đầu tiên.

22/05/2019

Biết muộn sau 25 năm : cô Vương đã đọc và điểm bình bản dịch năm 1994 của tôi

Cô Vương là một chuyên gia về Việt Nam của Trung Quốc, tên đầy đủ là Vương Kim Địa. Cô vốn là sinh viên khoa tiếng Việt của Đại học Bắc Kinh thời 1965-1970. Sau này, nhiều năm làm việc tại Thư viện Quốc gia (Bắc Kinh), chuyên mảng tư liệu Việt Nam.

Năm 1995, ở tuổi 50 (vì sinh năm 1945), cô Vương đã có khoảng 6 tháng sống và làm việc tại Việt Nam. 

Bây giờ, sau khoảng 25 năm (1995 - 2019), mới biết: trong thời gian sống ở Việt Nam năm đó, cô Vương đã tìm đọc các bản dịch Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh sang tiếng Việt. Các bản dịch tiếng Việt tính đến thời điểm năm 1995, được cô điểm, thì có nhiều. Trong đó, có bản dịch của Tản Đà, bản dịch của nhóm Cao Xuân Huy - Nguyễn Huệ Chi,...

05/12/2018

Học giả họ Bùi : là Bùi Huy Bích hay Bùi Duy Tân ?

Ghi một câu hỏi vậy, để bây giờ, sẽ bắt đầu tìm câu trả lời.

Về nho sĩ lừng danh Bùi Huy Bích và quê hương của Ông Thọ, ngay gần Hà Nội, thì đã đi nhanh một mẩu ngắn ở đây (tháng 12 năm 2017).

Còn Bùi Duy Tân là thầy Bùi Duy Tân của Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (tên trước đây). Thầy Tân và đương kim Tổng Bí thư - Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đều có chung một người thầy là cụ Đinh Gia Khánh. Cụ Đinh Gia Khánh là lớp nhà giáo mở đường của Khoa Ngữ văn ngày trước, nên học trò của cụ rất đông. Lứa chúng tôi là gần như cuối cùng (những buổi giảng cuối cùng của thầy khoảng các năm 1996-1997, lúc đó cụ đã yếu chân nên nhiều khi học trò phải cõng thầy từ tầng 1 lên tầng 4). Về thầy Đinh Gia Khánh thì đã đi nhanh một mẩu ở đây.

16/08/2018

Huân chương Hiệp sĩ Văn học Pháp 2018 cho ông chủ Nhã Nam

Hồi ngày xưa, có một vài người hỏi, vì họ nhầm "Nguyễn Nhật Anh" với "Nguyễn Nhật Ánh". Ông chủ của Nhã Nam là "Nhật Anh" (không có dấu sắc), người từng tranh biện về cái tên sách Địa đàng trần gian với cụ Cao Xuân Hạo (xem lại ở đây).

Thú thực là đến hôm nay mới biết bút danh Trác Phong (cho dịch tiếng Pháp) và Thụ Nho (cho sáng tác). Không thấy báo chí nhắc đến cuốn duy nhất mình đã đọc là Người trông đồng - một tập truyện mỏng, kí tên thật.

12/07/2018

Nhân xem lại bia Mạc, nhớ cụ Dương Quảng Châu - người tiểu đồng của cụ Nguyễn Hải Thần

Bài này đã đưa lên Giao Blog thời Yahoo (nay đã giải thể). Đưa lên vào năm 2010, tức là đã tới 8 năm về trước. 

Nhân tìm tư liệu cũ về các cụ cách mạng Việt Nam từng hoạt động ở Quảng Châu, như Phan Bội Châu, Nguyễn Hải Thần,... thì ngẫu nhiến, hôm nay, đọc lại được những lá thư cũ mà cụ Dương Quảng Châu (một thiếu niên người Việt gốc Hoa từng làm nhiệm vụ giao liên cho các cụ cách mạng nói trên).

26/06/2018

Worl Cup 2018 và nhận thức lại về liên bang Nga, cùng tâm tình thủy chung Việt Nam

Mở đầu là một mẩu ngắn của anh Hưng Bóng Nhựa - chàng sinh viên Khoa Lý của Đại học Tổng hợp Hà Nội ngày xưa. Anh là những đàn anh cùng trường độc đáo, có nhiều kỉ niệm với lứa chúng tôi. 

Ấy là thời chúng tôi xem đội tuyển Liên Xô thi đấu các giải qua vô tuyến đen trắng ở kí túc xá Mễ Trì hay một điểm nào đó quanh khu cao-xà-lá Thanh Xuân. Nhớ là ngay với Cúp C1 ngày trước, vô tuyến chỉ thường phát những trận có đội của Liên Xô (sau đó là Nga) thi đấu !

04/03/2018

Tin vui đầu tháng 3 : cụ Bùi Hiền tuyên bố dừng nghiên cứu phương án cải tiến chữ quốc ngữ

Những ngày đầu năm 2018, bất ngờ gặp lại một đàn anh Tổng Hợp chuyên ngôn ngữ, mà là chuyên sâu về chính tả, ở sảnh của một khuôn viên công lập. Rất lâu không gặp, bởi anh đã bỏ ngang nghề nghiên cứu ở viện hàn lâm sang làm báo từ gần hai mươi năm trước. 

Lâu quá, tới gần hai mươi năm không gặp, hỏi thăm mới biết: cu Bờm bé tí ngày xưa mà chú hay trêu đùa mỗi lần đến chơi với ba mẹ nó ở khu Vĩnh Hồ (ba mẹ nó học cùng một lớp Tổng Hợp), thì giờ đã học xong đại học, đã đi làm, và sắp có vợ !

02/07/2017

Ông bạn cuối cùng của lớp lên xe hoa

Bây giờ, đặt giả thử mình mà cưới, thì chắc là ngại lắm. Đã đến cái tuổi ngại cưới, đúng là ngại rồi, còn gì.

Độ nửa tháng nay, lớp đại học ngày trước vui hân hoan trước tin ông bạn sót lại cuối cùng lên xe hoa. Vào hôm nay, Chủ Nhật ngày 2/7/2017. Mình phải phi vội về từ xứ Sơn Nam trước một ngày cho kịp. 

Bạn cùng lớp được dịp tụ tập. Có lẽ đông hơn cả họp lớp thường khi. Bọn trẻ con đi theo bố mẹ cũng khá đông. Nhiều cháu vào đại học rồi.

25/04/2017

ra mắt Bộ môn Tôn giáo học

Bộ môn vốn là thuộc Khoa Triết.

Đại khái, theo hiểu biết của tôi thì là như sau: trước đây, trong Khoa Triết (hồi còn là Đại học Tổng hợp Hà Nội), có một bộ môn là Chủ nghĩa Vô thần. Trong tủ sách gia đình, vẫn có một ít sách in hồi đó của bộ môn. Bây giờ tạm nói vui là chuyên sang "chủ nghĩa hữu thần".

Và bây giờ, "hữu thần" này tách ra khỏi Khoa Triết, trực thuộc luôn trường.

Hồi còn là Khoa Triết của Đại học Tổng hợp Hà Nội, một cán bộ kì cựu của Khoa có cho bọn tôi biết: bọn mình có đặt một bàn thờ có bát hương ở Khoa.

12/12/2016

Hội thảo Nguồn lực Văn hóa (Khoa Nhân học, 13-14/12/2016)

Hội thảo quốc tế, bắt đầu từ ngày mai. Tôi có tham gia trình bày ở một tiểu ban.

Dưới đây là các thông tin chính thức mà Ban Tổ chức vừa công bố trên website của Khoa Nhân học (Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội).

Gồm thông cáo báo chí và chương trình chi tiết.