Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn trương-niệm-thức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trương-niệm-thức. Hiển thị tất cả bài đăng

23/10/2023

Cập nhật "Hồ Chí Minh truyện" và tác giả Tran Dan Tien - tháng 10 năm 2023

Bản dịch tiếng Việt cho cuốn Hồ Chí Minh truyện (tác giả Tran Dan Tien, dịch giả tiếng tiếng Trung là Trương Niệm Thức, 1949, Thượng Hải) của nhóm dịch giả Nguyễn Hải Hoành - Dương Trung Dũng vừa được ra mắt tại Hà Nội (nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2023).

Thật ra, đây là bản dịch chính thức đầu tiên của cuốn Hồ Chí Minh truyện tại Việt Nam. Còn bản dịch trọn vẹn cuốn này thì trước đó đã có một số người thực hiện, tiêu biểu nhất là học giả Phan Văn Các - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

Bản dịch của nhóm dịch giả Nguyễn Hải Hoành - Dương Trung Dũng hẳn sẽ đưa đến nhiều thông tin mới cho độc giả phổ thông, bởi có nhiều đoạn trong sách chưa từng được in chính thức trước đây. Ví dụ, đoạn nói về vai trò của người Mĩ thì đã bị cắt bỏ do tình hình trước đây chưa phù hợp (xem lại trên Giao Blog ở đây). 

Hi vọng đầu tiên là bản dịch lần này là bản dịch trọn vẹn (không cắt bất cứ dòng nào).

14/03/2023

Cập nhật vấn đề TRAN DAN TIEN : bản dịch vào khảo cứu 2023 của nhóm Nguyễn Hải Hoành

Về vấn đề "Tran Dan Tien", trên Giao Bog, có thể đọc ở đây (tháng 8 năm 2014). Chủ nhân Giao Blog có lẽ là người đầu tiên cho rằng cần phân định rõ "Tran Dan Tien" và "Trần Dân Tiên".

Vào tháng 3 năm 2023, nhóm Nguyễn Hải Hoành vừa đưa thông tin về bản thảo lần thứ 15 của nhóm. Một cố gắng bền bỉ của nhóm. Tuy nhiên, mới chỉ là tiến triển chút xíu thôi. Còn xa xôi lắm !

03/02/2022

Ngày xuân trở lại với cuốn "Hồ Chí Minh truyện" (1949) nhân một bạn đưa bản chụp lên Facebook

Ngày 3 tháng 2 năm 2022

Bạn Dung Duong Trung ở mạng  Fb mới đưa lên một bản chụp Hồ Chí Minh truyện (bản in năm 1949 ở Trung Quốc). Chắc là bạn ấy mới kiếm ở đâu được.

Nhiều câu chuyện thú vị xung quanh cuốn sách này, nếu có điều kiện tôi sẽ viết dần dần vậy (dĩ nhiên là trên một tạp chí học thuật trước, rồi sau đó mới phổ cập ra Giao Blog).

Bây giờ, bạn Dung Duong Trung tìm được, và bạn ấy cho công khai ít trang lên Fb. Xem nhanh loạt ảnh cũng thấy là bạn ấy đặt sách luôn lên yên xe máy mà chụp. 

26/05/2019

Tiếp tục chuyện đi tìm một người bạn của Trần Dân Tiên (dịch giả Trương Niệm Thức)

Tôi đã nhắn tin chính thức tới ông Hồ Tuấn Hùng (tác giả của cuốn Hồ Chí Minh sinh bình khảo), từ mấy năm về trước, rằng: Trương Niệm Thức là một người bằng xương bằng thịt thực sự, không phải người ảo (ông Hồ Tuấn Hùng cho Trương Niệm Thức là nhân vật ảo).

Trương Niệm Thức là một người bạn của Tran Dan Tien (sau này được ghi thành Trần Dân Tiên). Một người bạn đích thực. Một dịch giả hoàn toàn xứng đáng với Tran Dan Tien, về mọi mặt.

Đã đưa một chút tư liệu về nơi chốn cũ của Trương Niệm Thực ở đây (năm 2017).

20/05/2017

Trần Dân Tiên thực sự là ai ? (bài Song Thành, 19/5/2017)

Bài vừa công bố của cụ Song Thành (nguyên Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh).

Tôi nghĩ là cụ viết rất gần đây, phản ánh những thông tin mới nhất. Một điểm dễ thấy: cụ theo rất sát những thông tin mới nhất bắt đầu từ mạng lưới trời lồng lộng này.

Cụ Song Thành nhắc đến một cuốn sách, và cho là sớm nhất, vào năm 1932. Tuy vậy, trước đây, chúng tôi đã đưa ra và bàn luận khá sôi nổi trên blog này về thời điểm sớm hơn, từ năm 1930 và 1931, ở đây (trên Giao Blog tháng 8/2013) và ở đây (tháng 8/2013). Mốc thời gian mà chúng tôi đã đưa ra để luận bàn là sớm hơn năm 1932 do cụ Song Thành vừa đề cập.

17/05/2017

cuốn "Tiểu sử Hồ Chủ tịch" do Xuân Hiên dịch, vào năm Đinh Hợi (1947)

Đó là chi tiết được cụ Song Thành (nguyên Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh) trình bày trong một bài viết đã công bố năm 2015.

Tuy nhiên, cụ Song Thành cũng không biết Trương Niệm Thức là ai. Vì không biết gì về họ Trương, nên cụ Song Thành diễn giải không chính xác về bản dịch đó.

Ông Hồ Tuấn Hùng (Đài Loan) phán liều lĩnh rằng Trương Niệm Thức chỉ là một dịch giả ảo, không có thật. Còn cụ Song Thành thì bảo không biết Trương người Việt hay người Tàu.

16/05/2017

Tìm về nơi chốn xưa của Trương Niệm Thức - dịch giả cuốn sách của TRAN DAN TIEN

Từ tháng 9 năm 2013, tức khoảng 4 năm về trước, đã nhắn với ông Hồ Tuấn Hùng ở Đài Loan (con cháu của nhà cách mạng Hồ Tập Chương), rằng: dịch giả cuốn sách của TRAN DAN TIEN là một người thực, mà không phải là người ảo như suy luận không có chút căn cứ nào của ông. Xem lại ở đây

Nếu điều kiện cho phép, tôi sẽ cho đăng bài chính thức về dịch giả Trương Niệm Thức trên tạp chí chuyên ngành mới khai trương (tạp chí Nghiên cứu Hồ Chí Minh, ở đây, tháng 4 năm 2017).

15/05/2017

Sách của TRAN DAN TIEN là kết quả của chuyến đi bí mật năm 1948

Bài của học giả Ngô Trần Đức. Trong đó có đoạn:

"Cuối 1948 (hay đầu 1949), một phái đoàn được cử sang Trung Quốc, đến Nam Kinh, Thượng Hải, tất nhiên với “lễ vật” hậu hĩnh. Đến nay, chuyến đi vẫn chưa được giải mã, nên chưa thể nói cụ thể, chỉ biết rằng trong chuyến đi đó, có mang theo một cuốn Tiểu sử Hồ Chủ tịch để dịch và xuất bản ở Thượng Hải".

Phí Hiếu Thông với Đại học Vân Nam, và chức vụ trong Đảng

Đàn anh của mình là đệ tử lớp cuối cùng của cụ Phí. Mùa hè năm 2000, tại Bắc Kinh, trên diễn đàn Hội nghị giữa kì của Hiệp hội Nhân loại học Thế giới, cụ Phí có đọc một báo cáo/diễn văn.

Lúc đó, cụ thay mặt giới Dân tộc học - Nhân loại học Trung Quốc trình bày một báo cáo đề dẫn. Do tuổi cao sức yếu, cụ chỉ đọc khoảng 1 trang đầu tiên, rồi sau đó gọi đệ tử (tức đàn anh) lên đọc thay phần còn lại.

12/05/2017

TRAN DAN TIEN (Trần Dân Tiên) đã viết cuốn sách vào năm 1947, và bằng tiếng Pháp

Vào tháng 8 năm 2014, từ tư liệu xác thực, đã nói đến điều sau: trong nghiên cứu văn bản, thì nên phân biệt rõ ràng hai người, là ông TRAN DAN TIEN (tiếng Việt nhưng không có dấu) và ông Trần Dân Tiên (tiếng Việt có dấu). Sẽ còn có những ông Trần khác. Đọc lại ở đây.

Trước đó nữa, vào tháng 10 năm 2013, chỉ từ nội dung của bản in năm 1949 thì đã tạm xác định: TRAN DAN TIEN đã hoàn thành cuốn sách trước tháng 1 năm 1948. Đọc lại ở đây.

06/03/2015

Học giả Nguyễn Văn Khoan gửi thư cho Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam

Thư này bên trang nhà Phạm Tôn giới thiệu.

Mình thì quan tâm đến bút tích của bác Nguyễn Văn Khoan. 

Đây là một trong những chuyên gia nghiên cứu về Hồ Chủ tịch. Đợt trước, nhờ sự giúp đỡ của bác Thiên Lý, đã giới thiệu từ sách của bác Khoan những ghi chép thú vị về bản dịch tiếng Thái cho cuốn Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh hồi cuối 1940s và đầu 1950s (xem lại ở đâyở đây).

01/10/2014

Hồng Kông : một cái nôi của cách mạng Việt Nam

Lúc quốc gia trở thành thuộc địa, quốc dân trở thành mất nước, những người anh hùng đã thực sự đi tìm đường cứu nước. Và Hồng Kông, với tính chất riêng trong vị trí địa chính trị, mà trở thành một cái nôi của cách mạng Việt Nam. Nhiều nhóm, nhiều trường phái, nhiều thủ lĩnh đã kết tập ở Hồng Kông.

Có thể gặp dịch giả họ Trương

Trương Niệm Thức là dịch giả của cuốn Hồ Chí Minh truyện đã xuất bản năm 1949 tại Trung Hoa Dân Quốc, thì chúng ta đã biết từ lâu.

23/08/2014

Trước quốc khánh, một bản sao sách của Trần Dân Tiên, và một bản dịch tiếng Việt, vừa được hiến tặng

Tin đó, hình như không thấy trên website của Bảo tàng Hồ Chí Minh (phải nhờ Mr. Khoằm kiểm tra thêm một lần nữa cho chắc). Nhưng thấy ở các báo khác, và nhóm báo chí địa phương (ở đây, là lấy từ tờ Cao Bằng về lưu ở dưới).

Đại ý là, trong lễ đón nhận hiện vật thường niên vừa diễn ra tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, thì một tài liệu liên quan đến Trần Dân Tiên đã được ai đó tặng cho Bảo tàng. Gồm:

(1). Bảo sao của cuốn Hồ Chí Minh truyện đã xuất bản ở Trung Quốc năm 1949.

(2). Bản dịch cuốn trên ra tiếng Việt.

Hiện chưa rõ người hiến tặng tư liệu, đặc biệt là người tặng cả bản dịch tiếng Việt nữa. Không biết là bản dịch cũ hay bản dịch mới nữa.

21/10/2013

Sự chuẩn bị của Trần Dân Tiên, tháng 1 năm 1946

Một trong những chuẩn bị cho sự ra đời của cuốn sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch (1949, 1955), là việc: từ đầu năm 1946, một tài liệu như thấy ở dưới đây đã được in phổ biến.

Tài liệu đã in phổ biến năm 1946, từ đầu năm


Nhà văn Vũ Thư Hiên, gần đây, cũng có có nhớ lại về sự chuẩn bị từ năm 1946, mà người gợi ý đầu tiên hình như là ông Nguyễn Lương Bằng. Trí nhớ của nhà văn không tồi, bởi: qua tư liệu đích thực, đã thấy sự chuẩn bị như vậy.

20/10/2013

Trần Dân Tiên đánh máy nhầm, nên bản dịch của Trương Niệm Thức cũng nhầm theo

Về chi tiết tác giả Trần Dân Tiên đánh máy nhầm "ngày 16-8-1945" (đúng với thực tế) thành "ngày 16-7-1945", trong sự kiện liên quan đến Chủ tịch Ủy ban Quân sự Võ Nguyên Giáp ở thời điểm đó, thì đã nói ở các entry trước.

Do bản tiếng Việt của Trần Dân Tiên bị nhầm như vậy, nên bản dịch của Trương Niệm Thức (bản in năm 1949) cũng nhầm theo. Đoạn tiếng Trung sau trong cuốn Hồ Chí Minh truyện do Trương Niệm Thức dịch (chú ý đến đoạn đánh dấu đỏ đầu tiên, có nghĩa là "ngày 16 tháng 7 năm 1945"):

Trần Dân Tiên đã viết sai đúng 1 tháng (liên quan Võ Nguyên Giáp và Đàm Quang Trung)

Liên quan đến Cách mạng Tháng Tám, và sự xuất hiện của Võ Nguyên Giáp cùng Đàm Quang Trung trong thời khắc lịch sử đó, cuốn sách của Trần Dân Tiên, có lẽ chỉ là do đánh máy sai, mà đã nhầm sự kiện của tháng nọ sang tháng kia.


Ho Chi Minh & Company
Trong ảnh có cả Đàm Quang Trung

19/10/2013

Trần Dân Tiên đã hoàn thành cuốn sách trước tháng 1 năm 1948 (liên quan đến anh Văn)

Ở trong bản tiếng Việt xuất bản chính thức lần đầu năm 1955 của cuốn sách do Trần Dân Tiên viết, tác giả - tức Trần Dân Tiên - tự ghi là hoàn thành bản thảo (thoát cảo để chuyển nhà xuất bản) vào "Mùa xuân năm 1948". Ghi như vậy, ta chỉ biết đại khái là "mùa xuân", nhưng quả thực, không rõ là tháng mấy của năm 1948.

10/10/2013

Trần Dân Tiên viết về Võ Nguyên Giáp đánh Nhật năm 1945 : Lược bỏ sự giúp đỡ của một người Mĩ

Đầu tiên, cần xem lại tên ghi bằng chữ Hán của Võ Nguyên Giáp qua chính thủ bút của Đại tướng (niên đại của thủ bút này được xác định là năm 1957, tại Hà Nội), như đã giới thiệu ở một entry trước

Hãy chú ý đến chữ "Võ Nguyên Giáp" (Vũ Nguyên Giáp) được viết đè lên trên con dấu nền đen chữ trắng (bốn chữ Hán trong con dấu đó được khắc chìm theo lối triện thư, có thể tạm đọc là "Võ Nguyên Giáp ấn"):