Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn vũ-duy-hưng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vũ-duy-hưng. Hiển thị tất cả bài đăng

01/05/2022

Quan hệ Việt - Nhật 30 năm trước : loạt ảnh của đoàn Nhật đi thăm cụ Đồng và cụ Giáp năm 1992

Gần đây, tôi mới được xem loạt ảnh này, qua việc công khai trên Fb của một nhân vật trong đoàn Nhật năm đó - năm 1992.

1. Thú vị là qua loạt ảnh, tôi biết được rằng, người phiên dịch của đoàn Nhật Bản năm 1992 đó là một người làng Trình Phố của tôi. Ở trong làng, trẻ con chúng tôi chỉ biết tên ở nhà của ông (tên ở làng), rồi mãi sau này, lúc đi học đại học ở Hà Nội những năm đầu thập niên 1990, tôi mới biết tên ở cơ quan của ông (tên thoát li). Tôi gọi ông là "bác" theo thứ bậc họ hàng xa xa - ông ít hơn cha tôi vài tuổi. Hồi lưu học dài hạn ở Nhật Bản đầu thế kỉ XXI, lúc ghé thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo, tôi sử dụng cả hai tên (P. và D.) để hỏi thăm ông. Đến lúc ấy, tôi vẫn đinh ninh là "D." (theo thói quen), mà chưa nghĩ tới chữ "R.". Tên ông, thật ra là R. mà không phải D. 

21/10/2021

Chuyện kể dần trên mạng xã hội của của các đại thần đã trí sĩ - ông Trần Hồng Quân viết Fb

Trên Giao Blog, đang sưu tầm dần các câu chuyện được kể bởi các vị, mà là những câu chuyện được kể ở thời điểm hiện tại, phương tiện chủ yếu là Fb cá nhân. Ví dụ, các câu chuyện do ông Võ Hồng Phúc kể thì có thể đọc ở đây.

Bây giờ là các câu chuyện của ông Trần Hồng Quân.

Thời học đại học, tôi từng nhận một bằng khen của Bộ trưởng Giáo dục (người kí trên bằng khen là Bộ trưởng Trần Hồng Quân) về thành tích sinh viên nghiên cứu khoa học. Bằng khen tương tự đó, ở Khoa Ngữ văn thời đó, khóa trên thì có sinh viên Nguyễn Kim Sơn K30 (hiện là đương kim Bộ trưởng Giáo dục, tức người kế tiếp công việc của Bộ trưởng Trần Hồng Quân ngày trước), khóa dưới thì có sinh viên Vũ Duy Hưng K36 (hiện là nhà báo, có thể đọc nhanh ở đây).

25/09/2021

Những câu chuyện thực tế về học và lấy bằng tiến sĩ ở nước ngoài (từ sau Đổi Mới)

Giao Blog đã sưu tầm những câu chuyện thực tế về việc học tập và lấy bằng tiến sĩ (hay phó tiến sĩ) ở các nước Đông Âu trước đây, mà tiêu biểu nhất là Liên Xô, có thể đọc lại ở đây hay ở đây. Đại khái là trước khi Việt Nam bước vào con đường Đổi Mới (tạm lấy mốc 1990 trở về trước)

Bây giờ, bắt đầu sưu tập những câu chuyện tương tự nhưng là từ sau Đổi Mới (tạm tính từ 1990 đến nay). Học sinh Việt Nam đi học ở khắp nơi, từ Á sang Âu hay Mĩ rồi Phi. Kinh nghiệm được kể qua những câu chuyện thực tế từ nhiều hoàn cảnh khác nhau với những nền giáo dục khác nhau, theo tôi, là hữu ích trên nhiều phương diện. Tôi xem các kinh nghiệm đang được tích lũy này là một tài nguyên chung của người Việt Nam và nên được chia sẻ.

28/05/2021

Nhà thơ Vũ Duy Thông (1944-2021), tác giả của truyện thiếu nhi và khảo cứu về Bút Tre

Chú Vũ Duy Thông vừa trút hơi thở cuối cùng.

Hồi nhỏ, tôi có đọc truyện Cậu bé tàng hình của ông. Đến lúc vào đại học, thì lại trên một lớp với con trai của ông. Tôi từng nói đùa: chính em là cậu bé ấy, trong truyện của bố em nhỉ ? Bây giờ, không còn nhớ câu trả lời là gì nữa.