Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn người-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

13/09/2023

Người Việt vẫn chưa biết yêu hàng Việt (từ ghi chép dạo chơi tp Nam Định khoảng 100 năm trước)

Bây giờ về thành Nam mà ăn sáng thì người ta thường qua thưởng thức phở bò hiệu Cụ Tặng (23 phố Hàng Tiện), rồi có uống cà-phê thì sẽ sang hiệu Côn (112 phố Hoàng Văn Thụ),... Đại khái phong vị thành Nam bây giờ là vậy.

Bây giờ đang là những năm 20 của thế kỉ 21.

Vào thập niên 20 của thế kỉ 20, tức khoảng 100 năm trước, có kí giả đi chơi thành phố Nam Định, thì thấy hàng hóa Việt hoàn toàn bị lép vế trước hàng hóa của người Hoa hay người Nhật.

"Bởi vì ta chưa biết yêu ta", và "ta đã chẳng biết yêu ta, còn ai biết yêu ta nữa".

03/07/2022

Khám phá thế giới kiểu Việt : những câu chuyện người Việt đi du lịch nước ngoài đầu thế kỉ XXI

Hồi thế kỉ XX, thì có những du khảo đặc biệt của cụ Vương Hồng Sển. Cụ đi chơi Nhật Bản hay Thái Lan, và nhiều nơi khác, rất kiểu Vương Hồng Sển, được thuật trong nhiều sách của cụ, mà tập trung nhất là trong Hơn nửa đời hư. Cụ thành thật đến độ: thuật lại chuyện đi Thái Lan cùng gia đình, mà đến tối vẫn rủ được đồng bọn đi khám phá Thái Lan ban đêm. Các ông này đồng lòng với nhau và thành công trong việc trốn vợ con mà đi lẽn đi. Các chàng ấy đi khám phá (cần đọc cụ thể trong sách của chàng Vương Hồng Sển).

Rất nể cụ Vương Hồng Sển, mà từ lâu rồi, là vì sự chân thực đó. Mình đọc cụ Vương từ hồi học đại học, tức là từ nửa đầu thập niên 1990.

Cụ Sển đã kể từ lâu rồi nhé, in thành sách đàng hoàng, mà tự kể về chính trải nghiệm của cụ. Tới khoảng 60 - 70 năm trước rồi, hoàn toàn không có gì mới. Chuyện của đầu thế kỉ XXI chỉ là bản cập nhật.

1. Những chuyện du lịch của người Việt Nam ra nước ngoài vào đầu thế kỉ XXI, trên Giao Blog, có thể đọc các du khảo của nhà văn Vương Chí Nhàn (ở đây, năm 2013) hay của nhà thơ Bùi Kim Anh (ở đây).

Đó là kể với tư cách người tham gia đoàn du lịch của những nhà văn nhà thơ.

11/09/2021

"Tư duy chữ Nôm" đang phát tác trong 2 năm chống đại dịch covid-19

Chữ Nôm là một hệ thống văn tự đã giúp Nguyễn Du viết nên Truyện Kiều. Trước đó thì có thơ chữ Nôm điêu luyện của Nguyễn Tông Quai, và ngược về quá khứ nữa thì có thơ Nôm trân quí của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm (chỉ nêu các tác giả tiêu biểu nhất của gia tài văn học Nôm).

12/06/2021

Những câu chuyện về tình người : 1 - Chồng mới đón chồng cũ về nhà, chăm sóc như với anh trai trong nhiều năm

Trên Giao Blog đã có nhãn "Những câu chuyện bình dị mà vĩ đại" từ nhiều năm trước. Bây giờ, trong nhãn lớn này sẽ mở thêm một mục nhỏ là "Những câu chuyện về tình người", mà câu chuyện đầu tiên là ở vùng đất An Giang - Kiên Giang.

Tôi có cơ hội vài lần tới cả An Giang và Kiên Giang. Từng đã đi lại nhiều lần giữa Rạch Giá (thủ phủ của Kiên Giang) và huyện Hòn Đất. Có khi ở huyện Hòn Đất gặp bà con cô bác mà tiếng Việt có khi không thông lắm, hai bên nghe và tạm hiểu ý của nhau vậy thôi. Không phải là người Bắc nghe người Nam nói thì khó hiểu, mà ngược lại, người Bắc cũng nên có ý thức rằng, người Nam nghe người Bắc cũng khá khó hiểu !

Hồi đi An Giang, về tới Châu Đốc, thì tôi quan tâm đến Phật thầy Tây An và các nhóm Cao Đài. Hồi ấy mới đầu mùa hè thôi, mà bị một trận cảm nắng đáng nhớ !

06/12/2020

Mạnh tay để dẹp "làm giả", "phục chế" sắc phong Hán Nôm hiện nay : cần áp dụng chế tài hình sự

Nói kết luận trước, thì như sau: hiện nay phong trào phục chế sắc phong đang nở rộ ở các nơi. Phục chế là một từ hoa mĩ, còn thực chất, chính là đang làm giả sắc phong, tức là chế tác sắc phong giả. Cần phải có chế tài hình sự đối với loại hình sản xuất hàng giả núp dưới bóng phục chế sản phẩm văn hóa truyền thống này.

Nói cho rõ: nên áp dụng theo khung luật hình sự với với các cá nhân đang làm giả sắc phong. Các cá nhân này cần bị trừng trị bởi pháp luật, hệt như với các tội danh làm hàng giả khác (thuốc giả, hàng hiệu giả, bằng cấp giả,...).

Kết luận được nói trước như vậy.

05/10/2020

Cấm "ép rượu bia" đang trên đường được luật hóa : cố tình bắt ép người khác uống, sẽ bị phạt !

Đã uống rượu thì không lái xe, thì có thể xem lại ở đây.

Uống rượu bia phải theo luật.

Không chỉ uống rượu bia, mà bắt ép người khác uống - tức ép rượu bia - cũng đang được luật hóa. 

Đầu tiên là bày tỏ ủng hộ chủ trương phê phán hành động "ép rượu bia" trong văn hóa Việt Nam đương đại.

01/09/2020

Cuộc kháng chiến chống Cô Vy lần 2 của quân dân Đại Việt, nhìn từ bên ngoài

Bây giờ đã chính thức bước vào tháng 9 năm 2020, ở thời điểm "cuộc kháng chiến chống Cô Vy lần 2" của quân dân Đại Việt nói riêng và quân dân toàn thế giới nói chung. 

Mở đầu là một tổng thuật khá hay và nhận định mang tính trung dung từ Nhật Bản. 

19/08/2020

Bất chấp đại dịch Cô Vy, mùng 1 tháng 7 âm, đền chùa Hà Nội vẫn đông nghịt

Ngày 19 tháng 8 năm 2020, kỉ niệm ngày Cách mạng Tháng Tám ở Thủ đô, từ sáng đến tối thì thấy truyền thông nhà nước phát tin kỉ niệm.

Ở một hướng khác, do là ngày 1 tháng 7 âm lịch, nên dân chúng vẫn đi chùa đi đền rất đông. Nhìn nhanh đã thấy quan ngại. 

Mở đầu là tin về Phủ Tây Hồ vào ngày 19 tháng 8 năm 2020.

06/04/2020

Những chuyện lởm trong đại dịch : cú ra chân của nữ sĩ Hồng Beo làm dậy sóng đất nước sư tử

Có một bức ảnh xuất hiện vào ngày 25 tháng 3 năm 2020 trên Fb cá nhân của bác Hồng Beo (hay Hồng Hồ/Hong Ho).

Đây là nhà báo Hồ Thu Hồng, nguyên Tổng Biên tập tờ Thể thao Tp. Hồ Chí Minh. Có thể đọc nhanh ở đây (tháng 12 năm 2012), ở đây (tháng 6 năm 2014),  hay ở đây (năm 2018). Blog của bác là Beo Blog.

Đại ý là là bức ảnh sau đã xuất hiện trên Fb Hong Ho:

29/03/2020

Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : sau đổ lỗi nhau về âm mưu, là sự thấu hiểu và nỗ lực chung

Dần dần, vào cuối tháng 3 năm 2020, lúc đại dịch Cô Vy bùng phát với tốc độ khủng khiếp ở châu Âu và nước Mĩ, thì thế giới phải cùng trầm tĩnh lại. Các bên ít đổ lỗi lẫn nhau về những âm mưu này nọ, chuyển sang không khí cùng thấu hiểu và cùng nỗ lực.

26/10/2019

"Quốc dân" đang vượt biên : ngang nhiên dùng "quốc cơ", hay đổi "quốc tịch" lậu mà trốn trong thùng xe đông lạnh

Quốc hội thì chỉ hé lộ thông tin các công dân bám càng quốc cơ sang Hàn Quốc rồi bỏ trốn ở lại xứ Kim Chi, muộn lại cả 1 năm. Nếu báo chí chính thống của Hàn Quốc không đưa tin, thì cả quốc hội Đại Việt sẽ câm như hến. 

Sau nhiều lần trao đổi, quốc hội Đại Việt vẫn vòng vo tam quốc. Vẫn đóng dấu bí mật quốc gia về các tội phạm bám càng quốc cơ trốn ra nước ngoài. Vẻ như quốc hội đang bảo vệ các tội phạm. Là tội phạm vượt biên bằng quốc cơ, mà ngay danh tính cũng vẫn đang được quốc hội bảo vệ. Đó là chuyện của năm 2018 và 2019 (đọc lại ở đây).

Còn nhiều năm trước, lúc du lãng ở Nhật Bản, nhà văn Vương Trí Nhàn đã trực tiếp thấy cảnh du khách Việt Nam bỏ trốn khỏi đoàn mà đào tẩu trong nội địa nước Nhật (đọc lại ở đây, chuyện năm 2013). Dạng bỏ trốn như thế này thì rất đa dạng và rất nhiều. Bản thân chúng tôi cũng đã từng chứng kiện tận mắt.

21/09/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : những chuyện gì sẽ xảy ra, nếu Việt Nam trở thành siêu cường

Thật sự là chuyện gì có thể xảy ra đây.

Nhưng đó là chuyện giả tưởng, được đưa lên mạng xã hội gần đây.

Có đoạn là: "Các nước sẽ đua nhau học tiếng Việt. Tiếng Việt sẽ trở thành mốt thời thượng. Ở Mĩ, nói được tiếng Việt mới là có học, mới dễ xin được việc. Các bạn trẻ bên đấy cũng hay chêm những câu tiếng Việt vào".

Tức là, riêng tiếng Việt được xem là sinh ngữ quốc tế, các nước phải đua nhau học tiếng Việt và thuộc Truyện Kiều. Nghe mà sướng tai chưa.

06/08/2019

Nguồn gốc người Việt: Một lược sử tư tưởng (bài Trần Trọng Dương)

Bài đã đi được 1 kì trên Tia Sáng. Vẫn đang lên tiếp.

Hôm nay, đưa về kì 1 trước. Bổ sung cập nhật theo bản lên bên Tia Sáng.

Thật ra chữ "Hán nhân" và "Hán dân", cần nhìn rộng ra nữa, chứ chỉ bó hẹp vào Đại Việt là khá nguy. Về cơ bản tác giả thiếu kiến thức về dân tộc học, nên những đoạn thế này là sai toét:

17/07/2019

bộ gen người Việt (Kinh) : bắt đầu từ ý tưởng của tập đoàn nhà buôn Vin

Về nguồn gốc của loài người, thì từ nhiều năm trước, qua phân tích dữ liệu ADN, một nhóm học giả Mĩ đưa ra nhận định: tổ tiên của người là giống lai tạo giữa lợn và tinh tinh, vừa có đặc điểm của lợn lại vừa có đặc điểm của tinh tinh (đọc lại ở đây, tháng 12/2013).

Bây giờ, giữa năm 2019 này, vẫn qua phân tích ADN, thì là những kết quả bước đầu về giống người (Việt) Kinh. Về mặt văn hóa và văn tự, trước đây, người Việt (Kinh) từng tự gọi mình là người Hán với ý là người có nguồn gốc Trung Hoa. Sách vở chính thức của thời đó ghi rõ mình là "người Hán".

Gần đây, tập đoàn nhà buôn Vingroup đưa ra một ý tưởng, và đã có những kết quả sơ bộ.

Hồi năm 2012, lúc du lãng các viện và trường đại học ở Quảng Đông, tôi đã gặp mấy nhà nghiên cứu khảo cổ người Trung Quốc khẳng định việc đi ngược từ phương Nam lên phương Bắc của người thời cổ đại. Bản thân họ đã nghi ngờ bằng chứng cớ xác thực cho việc di chuyển từ Bắc xuống Nam. Một ít tư liệu đó đã được viết ra, còn các ý kiến trao đổi miệng thì một số được ghi âm. Rất xa chuyên môn của mình, nên mình chỉ biết có việc như vậy mà thôi.

04/07/2019

người An Nam có phẩm chất ngang với người Nhật hồi đầu thế kỉ XX (lời của toàn quyền Paul Doumer)

Liên quan đến hồi kí của viên quan toàn quyền Đông Dương của đầu thế kỉ XX, thì năm 2010, tại một hội thảo kỉ niệm 1000 năm Thăng Long diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, có một màn "thảo luận" khá thú vị.

Đại ý là có ý kiến chia sự cai trị của người Pháp tại xứ Đông Dương thành 2 thời kì lớn: trước Paul Doumer và từ sau Paul Doumer. Một học giả đã trình bày bài đó. Dẫn giải và đưa tư liệu gốc.

Nhưng một học giả khác sau đó đứng lên bảo: toàn bộ tư liệu và ý tưởng ấy tôi đã làm, đã phát biểu bằng bài học thuật chính thức hay sách, người vừa đăng đàn chỉ là ăn trộm và đem trình bày tại hội thảo quốc tế thế này. Mà là ăn trộm nguyên con !

Người điều hành phiên đó quá giỏi đã cho tạm vượt qua được màn "thảo luận" ấy. Chi tiết các loại, hiện có nhiều người còn lưu được tư liệu (trong đó có tôi). Cái bài ấy vẫn in trong tập kỉ yếu dày cộp có bìa cứng màu đỏ (thật ra là đã in trước khi hội thảo diễn ra - một lối làm việc hình như chỉ còn thấy ở Việt Nam). Mà không hiểu sao, mình kiểm ra ở nhà có tới 2 quyển kỉ yếu ấy !

20/02/2019

Bên dưới tượng đài là chỗ thắp hương : phải chăng là sáng tạo Việt Nam ?

Bạn nào là dân mĩ thuật và kiến trúc (xây dựng), có thể trả lời một thắc mắc này của tôi được không ?

Bản thân tôi, thì sẽ làm một sưu tập từ các nơi.

Để xem, đó có phải là một sáng tạo độc đáo của người Việt Nam hiện đại hay không ?

Sáng tạo này có nên đưa thành biểu tượng đặc trưng Việt Nam "dưới tượng đài là chỗ thắp hương" hay không, thì cũng cần có câu trả lời.

13/01/2019

Phạm Nhật Vượng tỏ bày đầu năm 2019 : Thế giới phải biết Việt Nam trí tuệ, đẳng cấp

Lần xuất hiện trước là với ông Nguyễn Mạnh Hùng của Vietel (ở đây, năm 2016). Bây giờ, ông Hùng là Bộ trưởng Bộ 4T. Lần ấy, ông Vượng tự bày tỏ rằng, ông lần đầu tiên đã ra khỏi hang.

Đầu năm ngoái, năm 2018, ông Vượng cũng bày tỏ trên tờ Thanh Niên (xem lại ở đây).

11/01/2019