Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn hoa-kiều. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hoa-kiều. Hiển thị tất cả bài đăng

10/08/2022

Về việc thờ Mã Viện ở Việt Nam xưa và nay

Mã Viện là một trong các Phục Ba tướng quân của phương Bắc được cử xuống An Nam. Có mấy Phục Ba tướng quân, mà họ Mã chỉ là một.

1. Đại khái đây là một danh tướng của nhà Hán, vào đầu thế kỉ 1 đã đánh bại quân của Hai Bà Trưng. Nhắc đến họ Mã ở Việt Nam, đầu tiên phải nhắc đến thời kì Hai Bà Trưng. Các địa danh ở Lãng Bạc, Tây Vu (Tây Lý), Cẩm Khê luôn được nhắc đến.

2. Mã Viện lưu lại ở An Nam mấy năm. Lúc trở về Trung Nguyên thì mang theo nhiều xe ý dĩ. Ý dĩ, nói đơn giản thì là bo bo. Chuyện này rất nổi tiếng. Nên nhắc đến họ Mã là phải nhắc đến ý dĩ.

3. Mã Viện cũng nổi tiếng với việc chôn các cột đồng ở An Nam. Nhắc đến họ Mã cũng là phải nhắc đến cột đồng. Sau này, tới thời Đường, một người cháu xa đời của Mã Viện là Mã Tống cũng được cử xuống An Nam, lại dựng tiếp hai cái cột đồng nữa ! 

4. Mã Viện còn nổi tiếng với việc khao thưởng quân lính bằng trâu (thủy ngưu). Ta cứ hình dung "trâu tươi giật" là món khoái khẩu của đoàn quân ấy (khoảng 2000 năm về trước). Nhắc đến họ Mã cũng là phải nhắc đến trâu và thịt trâu.

23/05/2022

Gặp thêm một người Hoa gốc Mai Châu nữa ở Thái Lan : trưởng đoàn Madam Pang

Lâu rồi, không thấy chị Khâu Anh Lạc ! Không biết chị ấy bây giờ đang trồng nấm ở nơi nao ? Xem lại, trên Giao Blog, cảnh chị ấy trồng nấm năm xưa ở đây (năm 2015).

Đấy là con gái nhà họ Khâu gốc Hoa - quê cha đất tổ ở Mai Châu (Quảng Đông, Trung Quốc), xem lại ở đây.

Bây giờ, thì nói đến Madam Pang. Chị ấy cũng là Hoa kiều và quê cha đất tổ cũng là Mai Châu.

Vậy là rất nhiều người Mai Châu đã đi về Nam Dương và thành danh. Bây giờ, biết thêm Madam Pang vốn là từ dòng họ Ngũ. Tên trong gia tộc Ngũ của Madam Pang là Ngũ Luân Phan.

15/03/2022

Đại dịch covid-19 làm nhớ về học giả Ngũ Liên Đức - người phát minh ra khẩu trang và bàn xoay kiểu Trung Hoa

Ngũ Liên Đức 伍連德 (1879-1960), tức Tiến sĩ Ngũ Liên Đức, một học giả Hoa kiều chuyên về dịch tễ học.

Học giả Ngũ đã phát minh ra khẩu trang trong đợt dịch hạch đầu thập niên 1910 tại Mãn Châu - khẩu trang đó được dùng đến ngày nay trên toàn cầu, như thấy trong đại dịch covid-19.

Học giả Ngũ cũng đã phát minh ra bàn xoay đặt trên bàn ăn, mà sau này được gọi là "bàn xoay kiểu Trung Hoa". Chúng ta vào quán ăn Trung Hoa thì thường thấy ngay kiểu bàn xoay này. Mà đầu tiên, họ Ngũ nghĩ ra bàn xoay là với mục đích dịch tễ học. Sau này, bàn xoay đó mới được ứng dụng vào bàn ăn cơm, trở thành một đặc trưng Trung Hoa (khi thấy bàn xoay trong quán ăn, chúng ta thường liên tưởng đến yếu tố Hoa).

23/11/2021

Tháng 2 năm 1979 : người Hoa ở Hà Nội lên án bánh trướng Bắc Kinh và có tham gia cải tạo sông Tô Lịch

Sông Tô Lịch đã bị ô nhiễm từ trước năm 1954.

Sau khi tiếp quản thu đô năm 1954, trong các thập niên 1950 - 1960 - 1970, chính quyền thành phố Hà Nội đã có nhiều đợt thực hiện việc cải tạo sông Tô Lịch.

08/12/2018

Về vương quốc Malaysia : những câu chuyện về nhà vua và cung đình

Viết nhân khi đội tuyển Việt Nam đang sang Malaysia, chuẩn bị đá trận chung kết lượt đi của AFF Cup 2018.

Bạn học của mình có một số là người Malaysia. Một trong đó, ấn tượng nhất là E. Đó là một đàn em cùng trường. Lúc mình đi biệt xứ gần 2 năm ở miền Tây Nhật Bản trở lại trường, thì gặp E. 

Hóa ra, em ấy là người Malaysia gốc Hoa. Đại khái em bảo cả cái dãy phố ấy của địa điểm ấy bây giờ là thuộc vào dòng họ của em. Lúc đầu, các cụ nhà em sang Malaysia thì là tay không ! Qua thư tay và e-mail, nhiều khi trao đổi với E là bằng tiếng Hoa (thực chất là chữ Hán, vì chỉ viết chữ mà không nói). Cũng là một thú vị nho nhỏ. 

12/07/2018

Nhân xem lại bia Mạc, nhớ cụ Dương Quảng Châu - người tiểu đồng của cụ Nguyễn Hải Thần

Bài này đã đưa lên Giao Blog thời Yahoo (nay đã giải thể). Đưa lên vào năm 2010, tức là đã tới 8 năm về trước. 

Nhân tìm tư liệu cũ về các cụ cách mạng Việt Nam từng hoạt động ở Quảng Châu, như Phan Bội Châu, Nguyễn Hải Thần,... thì ngẫu nhiến, hôm nay, đọc lại được những lá thư cũ mà cụ Dương Quảng Châu (một thiếu niên người Việt gốc Hoa từng làm nhiệm vụ giao liên cho các cụ cách mạng nói trên).

16/05/2017

Tìm về nơi chốn xưa của Trương Niệm Thức - dịch giả cuốn sách của TRAN DAN TIEN

Từ tháng 9 năm 2013, tức khoảng 4 năm về trước, đã nhắn với ông Hồ Tuấn Hùng ở Đài Loan (con cháu của nhà cách mạng Hồ Tập Chương), rằng: dịch giả cuốn sách của TRAN DAN TIEN là một người thực, mà không phải là người ảo như suy luận không có chút căn cứ nào của ông. Xem lại ở đây

Nếu điều kiện cho phép, tôi sẽ cho đăng bài chính thức về dịch giả Trương Niệm Thức trên tạp chí chuyên ngành mới khai trương (tạp chí Nghiên cứu Hồ Chí Minh, ở đây, tháng 4 năm 2017).

11/02/2016

Nghe vợ chồng ông chủ Facebook và con gái Trần Minh Vũ chúc Tết năm Thân, bằng tiếng Bắc Kinh

Cô Trần phát âm tiếng Bắc Kinh rất chuẩn. Còn ông chồng - anh Mark - thì vẫn nói giọng lớ đúng như Tây.

Lần đầu anh Mark cho biết tên Trung Quốc của con gái anh, là: Trần Minh Vũ. Trong đó, Trần là họ của bà xã, Minh là ánh sáng, còn Vũ là vũ trụ.

15/09/2015

Cưỡi ngựa vào Hà Nội, khoảng năm 1890 (nguyên tác Otto, bản dịch Phan Ba)

Đây là một đoạn trích dịch, từ một cuốn sách cũ có liên quan về Hà Nội, của một người phương Tây.

Khi ấy, cách nay đã hơn một trăm năm, thành phố Hà Nội mới ước có khoảng 20 vạn dân. Trong đó, có khoảng 2 ngàn người Hoa - người nắm giữ mạng lưới kinh thương chính yếu của thành phố. Người Việt được xem là kém hơn, cả về chữ tín và cả về kĩ nghệ kinh thương.

Dĩ nhiên, diện tích thành phố Hà Nội khi ấy rất bé. Có thể xem bản đồ cũ ở đây.

02/06/2015

Ngoài họ Lý, ở Mai Châu còn có họ Khâu

Họ Khâu là chỉ gia đình của anh em nhà Thạc-xỉn ở Thái Lan.

Cũng như gia đình họ Lý của Lý Quang Diệu, thì gia đình họ Khâu của Thạc-xỉn đều là gốc Khách Gia, ở Mai Châu, thuộc tỉnh Quảng Đông ngày nay (đã nói ở đây).

Loạt ảnh dưới đây là cảnh anh em nhà Thạc-xỉn về thăm quê cha đất tổ ở Mai Châu. Lấy về từ Fb của cô em gái Thạc-xỉn - vốn được đưa lên vào năm 2014.

Vẻ cũ mốc của các ngôi từ đường chưa có điều kiện tái thiết là "đặc sản" ở vùng Mai Châu. Thịt chó ở đây cũng là món đặc sản (khi khác kể sau).

23/08/2014

Trước quốc khánh, một bản sao sách của Trần Dân Tiên, và một bản dịch tiếng Việt, vừa được hiến tặng

Tin đó, hình như không thấy trên website của Bảo tàng Hồ Chí Minh (phải nhờ Mr. Khoằm kiểm tra thêm một lần nữa cho chắc). Nhưng thấy ở các báo khác, và nhóm báo chí địa phương (ở đây, là lấy từ tờ Cao Bằng về lưu ở dưới).

Đại ý là, trong lễ đón nhận hiện vật thường niên vừa diễn ra tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, thì một tài liệu liên quan đến Trần Dân Tiên đã được ai đó tặng cho Bảo tàng. Gồm:

(1). Bảo sao của cuốn Hồ Chí Minh truyện đã xuất bản ở Trung Quốc năm 1949.

(2). Bản dịch cuốn trên ra tiếng Việt.

Hiện chưa rõ người hiến tặng tư liệu, đặc biệt là người tặng cả bản dịch tiếng Việt nữa. Không biết là bản dịch cũ hay bản dịch mới nữa.