Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn chữ-quốc-ngữ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chữ-quốc-ngữ. Hiển thị tất cả bài đăng

21/08/2024

Đọc Nguyễn An Ninh viết về "văn hóa" 100 năm trước (tiếng Pháp 1923, bản dịch Nguyễn Thư)

Lúc bấy giờ,vào năm 1923, Nguyễn An Ninh viết như sau:

"Tôi nghĩ phải thú nhận ngay lập tức rằng tôi không hề coi việc nói tiếng Pháp với người An Nam là điều đáng tự hào. Ngôn ngữ An Nam vẫn còn quá lạc hậu chưa thể sánh với các ngôn ngữ châu Âu, thậm chí chưa thể sánh với các ngôn ngữ Viễn Đông. Nhưng đó không phải là lỗi của tôi. Tôi sẽ không dùng thứ ngôn ngữ quê mùa nửa Hoa nửa Việt của các nhà nho An Nam. Tôi đã cùng với anh bạn Ng. H. V [Nguyễn Háo Vĩnh (1893-1941)] thử dịch từ culture ra tiếng An Nam nhưng không tìm được một từ nào tương đối có thể diễn giải chính xác.

Nếu như từ văn hóa đã được cả châu Âu chấp nhận thì nó lại không thâm nhập được vào ngôn ngữ của ta, một ngôn ngữ đơn âm tiết. Cụm từ cầm kỳ thi họa có thể cho ta một ý niệm về văn hóa nhưng là một ý niệm không đầy đủ và có nguy cơ bị hiểu sai. Cầm là âm nhạc, kỳ là suy đoán trí tuệ, thi là văn chương, họa là tranh. Chúng tôi đành phải dùng cụm từ chung đúc học thức. Những ai có thể tìm ra từ đúng xin hãy khoan dung độ lượng với những người đi trước. Bây giờ tôi xin được vào vấn đề. Nhưng…"

02/08/2024

Tư liệu Hội An sau hơn 20 năm (2003-2024) : tên cũ là "cầu Lai Viễn" (Lai Viễn kiều)

Mùa hè năm 2024, thấy rộ lên bàn luận về Chùa Cầu ở Hội An. Là người quan sát, tôi thấy nhiều điểm khá thú vị.

Tên cũ là "cầu Lai Viễn" (Lai Viễn kiều).

Tên "cầu Lai Viễn" là do chúa Nguyễn Phúc Chu đặt vào cuối thập niên 1710, tức chỉ tính từ đó cũng đã cách nay hơn 300 năm. Còn bản thân cây cầu ấy thì do người Nhật Bản xây dựng từ trước đó (người Nhật Bản đến buôn bán và lưu trú ở Hội An từ thế kỉ 17).

Bây giờ, đưa lên đây tư liệu cũ do chúng tôi chụp tại Hội An hơn 20 năm về trước (hồi tháng 7 năm 2023, tức bằng giờ năm ngoái, cũng đã nhắc lại tư liệu Hội An một lần trên Giao Blog, ở đây). Lần này là tư liệu văn bia (bia đá) ghi chép về "cầu Lai Viễn" (Lai Viễn kiều), thấy tại cầu Lai Viễn hồi 2003.

Đó là mùa thu năm 2003. Lúc đó, nhóm khảo sát quan tâm đến tư liệu văn tự ở cầu Lai Viễn. Trong ảnh là trích đoạn bài văn bia trùng tu cầu Lai Viễn (bia có tiêu đề chữ Hán là "Trùng tu Lai Viễn kiều kí" - Bài kí về việc trùng tu cầu Lai Viễn).

02/07/2022

Văn nghệ Thứ Bảy : bài ca lục bát thập niên 1920 về quê hương Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên

Bẵng một cái, những bài ca này đã có tuổi 100 !

Dâu bể đổi thay trong cả một thế kỉ đã qua. Nhưng lời ca ấy vẫn thực sự giá trị !

Lần lượt như ở dưới.

Ki-tô giáo tại Việt Nam - những cái nhìn tổng quan

Mình sắp công bố một bài viết học thuật về Đàng Trên.

Đại khái, về Đàng Trên, trên Giao Blog thì đọc nhanh ở đây hay ở đây.

Sử quan của mình hiện nay là ba Đàng (tức Đàng Trong, Đàng Ngoài, Đàng Trên) mà không phải hai Đàng như quan niệm trước nay.

Điều hiện nay chưa rõ là vào nửa cuối thế kỉ XVII, Ki-tô giáo đã có mặt ở Đàng Trên hay chưa. Tư liệu quá thiếu thốn, hiện chưa làm sao để có một chút gợi ý nào.

Dĩ nhiên, từ hồi đó, giáo sĩ Đắc Lộ đã mấy lần muốn vượt lên Cao Bằng để tham quan. Nhưng bộ máy an ninh của Đàng Ngoài đã biết, tìm cách ngăn trở. Tư liệu về việc này thì rất rõ ràng.

Đặt một entry này để sưu tầm những cái nhìn tổng quan về lịch sử Ki-tô giáo tại Việt Nam.

Mở đầu là một tóm tắt khá thú vị của học giả Trần Quốc Anh - ông đưa lên Fb cá nhân vào ngày hôm nay.

18/06/2022

cụ Đắc Lộ ở Hà Nội xưa (một tấm bia cũ)

Lâu nay, cũng khoảng gần 20 năm nay, mình luôn sử dụng tên Việt Nam của cụ, là Đắc Lộ, cho thân thiện.

Nhiều bạn trẻ không biết rằng ở Hà Nội đã từng có một con đường mang tên Đắc Lộ. Có một tấm bia cũ tưởng niệm người có công rất lớn với chữ quốc ngữ này, tại Hà Nội, đại khái như sau.

23/03/2022

Ngôi chùa độc đáo và vị danh sư : Giác Hải tự ở Sài Gòn với hòa thượng Thích Từ Phong (1864-1938)

Nhà sư Thích Từ Phong (1864-1938) là một danh tăng của Nam Bộ hồi đầu thế kỉ XX. Ông là người đã cho nhóm tín đồ Cao Đài đầu tiên mượn chùa để khai đạo. Ông cũng là người đã được quốc vương Căm Bốt đặc biệt kính trọng mà mời tới làm lễ xuống tóc đi tu trong một thời hạn cho quốc vương.

Ông là tác giả của bộ Quy nguyên trực chỉ diễn Nôm (sư phụ là hòa thượng Hoằng Ân hiệu đính) - bản in theo kĩ thuật thạch bản đầu thế kỉ XX.

28/02/2022

"Nhà in Van Tuong" - một nhà xuất bản ở Hà Nội trước năm 1945

Có những nhà xuất bản hay nhà in ngày trước ghi tên bằng chữ quốc ngữ, nhưng không có dấu. Nên có khi bị đọc nhầm tên (không dấu thì đọc nhầm là rất dễ hiểu).

Một trong những nhà in trước năm 1945 ở Hà Nội là "VAN TUONG". Có lúc ghi là "Nhà in VAN TUONG", có khi ghi là "Imprimerie VAN TUONG".

Hỏi là VAN TUONG là gì ? 

Có người luận ra là "Nhà in Văn Tường". Nghe cái tên Văn Tường mà tưởng nhớ đến Văn Thiên Tường ! 

Rồi cũng có người luận là "Nhà in Vạn Tượng". Nghe cái tên Vạn Tường thì liên tưởng ngay đến đất nước Triệu Voi.

Tôi thì trả lời rằng, đó là "Nhà in Vạn Tường". Bạn nào đã ghi là "Văn Tường" hay "Vạn Tượng" thì nên chữa lại cho đúng.

21/02/2022

Trở lại với cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên do người Việt Nam soạn : Huỳnh Tịnh Của với "Đại Nam quấc âm tự vị"

Bộ từ điển gồm 2 cuốn đã được xuất bản tại Sài Gòn vào năm 1895 (tập 1) và năm 1896 (tập 2). Soạn giả là nhà trước thuật Huỳnh Tịnh Của (còn ghi là Hoàng Tịnh Của, Huình Tịnh Paulus Của,...) và nhóm cộng sự. Các nghiên cứu sau này đều chỉ ra: tham gia soạn bộ này có một nhóm, nhưng chủ biên Của chỉ ghi mỗi tên ông, rồi cũng không nhắc một chữ nào đến những cộng sự.

1. Cụ Của (1830-1908) từng được chức Đốc Phủ sứ, nên nhiều sách vở còn ghi rõ tên cụ đi kèm chức, là: Đốc Phủ sứ Huỳnh Tịnh Của. Cũng có tài liệu ghi cụ mất năm 1907. Đại khái, những năm cuối đời của Đốc Phủ sứ Của ở Nam Bộ là ngang ngang với thời kì các chí sĩ Cường Để và Phan Bội Châu đang "làm Đông Du" ở Nhật Bản. Đại khái là ngang ngang với thời điểm cụ Phan Bội Châu cho in thạch bản tại Tokyo một tài liệu tuyên truyền mà có cả quốc ngữ và chữ Hán để chuẩn bị gửi về Việt Nam (xem lại ở đây). Cũng là ngang ngang với thời điểm chí sĩ Trần Đông Phong đã tự vẫn tại Tokyo (xem lại ở đây

19/01/2022

"Từ điển Việt - Bồ - La" (1651) ấn bản mới 2022

Cuốn từ điển tiếng Việt danh tiếng gắn với tên tuổi của giáo sĩ Đắc Lộ (1593-1660) đã xuất bản lần đầu năm 1651 tại châu Âu. Chúng ta quen gọi là Từ điển Việt - Bồ - La

Tính ra, đến ngày hôm nay, Từ điển Việt - Bồ - La đã 370 tuổi ! Sang năm sau, năm 2023, thì cụ Đắc Lộ vào tuổi 430 !

Có thể hình dung đại khái như sau, theo mạch tư liệu trên Giao Blog: năm 1593 thì nhà Mạc rời bỏ đồng bằng cùng kinh đô Thăng Long mà thiên di lên vùng Thái Nguyên - Cao Bằng (xem lại ở đâyở đây); năm 1611 thì chiếc chuông đồng cỡ lớn của chùa Viên Minh ở kinh đô Cao Bình của nhà Mạc thời kì Cao Bằng được đúc (xem ở đâyở đây); năm 1627 thì có bức "công thư" của chúa Trịnh Tráng (xem ở đây); năm 1627 xuất phát từ Ma Cao rồi lần đầu tiên Đắc Lộ đặt chân lên đất Đàng Ngoài tại cửa Bạng (xem ở đây); trong những năm cuối thập niên 1620 và đầu thập niên 1630, cũng có lúc Đắc Lộ muốn lên Cao Bằng xem vương quốc của Chúa Khánh (nhà Mạc) nhưng luôn bị Lê Trịnh cản trở mà không toại nguyện (xem ở đây và ở đây); nét chữ viết vào thập niên 1630 tại Ma Cao của cha Đắc Lộ (xem ở đây).

Thế rồi, vào năm 1645, lúc phải rời bỏ An Nam vì bị trục xuất, nghĩ việc vĩnh viễn không bao giờ được quay trở lại nữa mà Đắc Lộ đã rất mực bùi ngùi (xem ở đây); đến đầu thâp niên 1650, lúc đã về châu Âu, cha Đắc Lộ cho xuất bản các ấn phẩm quan trọng về An Nam, trong đó có Từ điển Việt - Bồ - La (xem ở đây).

11/09/2021

"Tư duy chữ Nôm" đang phát tác trong 2 năm chống đại dịch covid-19

Chữ Nôm là một hệ thống văn tự đã giúp Nguyễn Du viết nên Truyện Kiều. Trước đó thì có thơ chữ Nôm điêu luyện của Nguyễn Tông Quai, và ngược về quá khứ nữa thì có thơ Nôm trân quí của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm (chỉ nêu các tác giả tiêu biểu nhất của gia tài văn học Nôm).

19/06/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : lời ai điếu xúc động và mực thước về Nguyễn Văn Vĩnh của Phan Khôi năm 1936

Nhà báo học giả Nguyễn Văn Vĩnh mất tháng 5 năm 1936 tại Lào trên đường đi khai thác vàng (cùng đi có một người bạn Pháp, một số người theo hầu, một lái xe). Cụ mất trên thuyền.

Linh cữu Nguyễn Văn Vĩnh được đưa về Hà Nội, quàn tại trụ sở của Hội Tam điểm lúc đó. Có tới  3 vạn người từ khắp Bắc Trung Nam tới viếng. Nhân sĩ trí thức cả nước, ví như cụ Phan Bội Châu, cụ Bùi Kỉ, cụ Huỳnh Thúc Kháng, đều gửi lời điếu.

Đám tang của Nguyễn Văn Vĩnh có tới gần 2 vạn người tham dự, đoàn đưa tang kéo dài hàng cây số.

Trong các lời điếu lúc đó, đáng chú ý là bài của Phan Khôi. Cụ Phan rất xúc động, nhưng cũng rất mực thước. Cụ nói rõ ngay lúc đó, rằng: Nguyễn Văn Vĩnh có nhiều công lao nhưng không đáng phải dựng tượng đồng mà tôn thờ mãi mãi, đồng thời, cũng có nhiều việc nhà Nho khắt khe với Nguyễn Văn Vĩnh cũng không làm sao hóa giải được. Phan Khôi không cho Nguyễn Văn Vĩnh là "văn hào" hay "đại văn hào". Lí do chính được đưa ra là: trước sau, Nguyễn Văn Vĩnh chỉ là một dịch giả lớn, mà hầu như không có trước thuật gì đáng nói tới.

17/05/2021

Philipphê Bỉnh (1759-1832) và những ghi chép bằng quốc ngữ hiện được lưu tại Vatican

Có hai nhân vật Philipphê, đại khái hình dung như sau:

"Đầu thế kỷ XIX, có hai nhân vật tiêu biểu văn học Quốc ngữ là thầy cả Philipphê Bỉnh SJ (1759-1832) và thánh Linh mục Philipphê Phan Văn Minh (1815-1953 1853). Tài liệu cha Bỉnh phổ biến tại hải ngoại, nên Thánh Phan Văn Minh thực sự là cánh én báo mùa xuân văn học chữ Quốc ngữ thế kỷ XIX, thánh nhân đã cộng tác trong từ điển Taberd (1938), tổ chức thi đàn Phi Năng Thi Tập (1842), và sử dụng thơ ca để phổ biến Tin Mừng Nước Trời." (nguồn tại đây, có sửa một chỗ sai trong nguyên bản)

1. Ở đây là nhắc đến thầy cả Bỉnh. Tôi đã lưu tâm đến các tác phẩm quốc ngữ viết tay của ông, nhưng bởi theo phân kì của tôi thì ông là thuộc vào giai đoạn khá muộn trong lịch sử chữ quốc ngữ, mà lâu nay, tôi mới đọc kĩ nhóm giai đoạn sớm (gắn với Đắc Lộ, Bento Thiện, nhóm Thecla,...), chưa có điều kiện mở rộng về giai đoạn kế tiếp. 

2. Hôm nay, đi một entry này để ghi nhớ một câu chuyện do học giả Nguyễn Cung Thông thông tin vào tháng 5 năm 2021, nhắc tôi cần bắt đầu khai thác dữ liệu ở giai đoạn của thầy cả Bỉnh. 

16/05/2021

Đàng Trên - Đàng Ngoài - Đàng Trong, với Chúa Khánh - Chúa Bằng - Chúa Sãi (bài Nguyễn Cung Thông)

Một phát hiện thú vị của học giả Nguyễn Cung Thông là: ở thời điểm 1630s-1650s, cùng một chữ Hán, nhưng có hai âm đọc là "Bình" và "Bằng". 

Ở khoảng thời gian đó, tức 1630s-1650s, thì đã có cách gọi phổ thông là "Cao Bằng" và "Quảng Bình". "Bằng" và "Bình" ấy là cùng một mã chữ Hán.

Có nghĩa là: tên gọi Cao Bằng đã được phổ biến từ lâu lắm rồi, chứ không phải đợi đến tận Tây Sơn mới có (như quan điểm của một số học giả khác - lấy nguyên cớ là phải kiêng húy tên "Quang Bình" của vua Tây Sơn mà phải đổi "Cao Bình" thành "Cao Bằng").

08/03/2021

Về hai tấm bản đồ Việt Nam trong các sách đã in đầu thập niên 1650 của Đắc Lộ

Có một bài viết rất đáng đọc của học giả Alexei Volkov về hai tấm bản đồ thú vị này, đã đăng tải năm 2018, và vừa được dịch giả Võ Xuân Quế chuyễn ngữ sang tiếng Việt.

Về hai tấm bản đồ này, trước đây, tôi cũng đã sử dụng để nghiên cứu về ngôi đền Cờn (Cần Hải linh từ) ở xứ Nghệ (bài đăng ở đây, các năm 2009-2010), và về ba vương quốc cùng tồn tại ở Việt Nam đầu thế kỉ 17, tức Đàng Trên - Đàng Ngoài - Đàng Trong (bài đã đăng ở đây, năm 2019).

Riêng Đàng Trên, thì đó là vương quốc Cao Bằng của các vua nhà Mạc (đọc nhanh về Đàng Trên trên Giao Blog ở đây hay ở đây).

Bản dịch dưới đây lấy về từ trang nhà của hai học giả Việt Nam hiện đang cư trú ở Phần Lan là Võ Xuân Quế và Bùi Việt Hoa.

Có bản gốc bằng tiếng Anh của Alexei ở đường link đặt cuối bản dịch.

28/02/2021

"Tối tạo" của người Việt là có truyền thống (trì trệ của tư duy chữ Nôm)

Vẫn phải nói rõ hai điều sau về chữ Nôm, dù tôi đã viết cả hai điều này thành các bài học thuật và cho công bố từ lâu rồi (đọc toàn văn bài học thuật ở đây, đọc thêm ở đây và ở đây), đó là:

- Bản thân tôi rất trân quí chữ Nôm, bởi nhờ nó mà đã ghi được một khối lượng thơ văn không nhỏ của người Việt từ khoảng thế kỉ 12 tới đầu thế kỉ 20. Tức trong khoảng 800 năm. Một công việc đã và đang làm của tôi là đọc chữ Nôm, mà một trong đó là đọc các sáng tác bằng chữ Nôm của nhà thơ sứ giả Nguyễn Tông Quai (1693-1767). Đây là nhà thơ độc đáo, đã viết thơ bằng chữ Nôm trên đường đi sứ Trung Quốc hồi thập niên 1740, có tập thơ danh tiếng Sứ trình tân truyện (câu chuyện mới về dường đi sứ). Trong tập truyện bằng chữ Nôm trường thiên ấy, còn có nhiều bài thơ chữ Nôm rời viết rất điêu luyện - từ lâu được xem là những viên ngọc quí trong gia tài văn chương tiếng mẹ đẻ của người Việt --- ra đời trước Truyện Kiều của Nguyễn Du khá lâu.

- Đồng thời với lòng trân quí đối với chữ Nôm, tôi cũng đã và đang phê phán tư duy sáng tạo chữ Nôm. Cả một ngàn năm mũ áo khoa cử chỉ làm ra được một sản phẩm ghi âm rất phồn tạp là chữ Nôm. Đặt trong bối cảnh là khu vực Đông Á, thì đây là sản phẩm văn tự ghi âm kém nhất. Kém nhất là vì dậm chân tại chỗ, chỉ có một loại chữ ghi âm phiên phiến thế thôi, mà nhắm mắt bằng lòng cả làng cả tổng cả nước với nhau tới những ngàn năm, mà không có sáng tạo bứt phá tạo ra được bảng chữ cái.

12/02/2021

Ghi chép về một "tối tạo" nữa liên quan đến chữ viết Việt Nam và chữ quốc ngữ

Tối tạo này đưa ra phương án chữ viết mới cho Việt Nam. Đại khái, tựa như mang chữ Hàn Quốc để ghi âm tiếng Việt, và kết quả là: chữ dạng khối vuông, không phải La-tinh, trông khá giống chữ Hàn Quốc và được xem là ghi âm được tiếng Việt !

Thế thì, rõ ràng là một bước thụt lùi rồi, nên gọi là tối tạo.

Trước đây, đã có một tác giả đưa phương án chữ viết mới, dạng chữ Nôm kiểu mới. Hồi cuối năm 2019, lúc ở Đà Nẵng, tôi đã liên lạc với tác giả này qua điện thoại và zalo (chưa được gặp trực tiếp cho đến hôm nay).

Cả hai, theo tôi đều là các tối tạo của người Việt về chữ viết ở đầu thế kỉ XXI.

08/02/2021

Thế hệ người Việt nghiên cứu Từ điển Việt - Bồ - La (in năm 1651) bằng cách chép nó toàn bộ hoặc một phần

Khoảng gần 10 năm trước, tôi có tìm và đọc lại một số bài viết ngắn nhưng thú vị của học giả người Nga sang làm dâu nước Việt, đó là cô Xtan-kê-vích vợ của học giả Nguyễn Tài Cẩn (nhiều bài đứng tên chung cả hai ông  bà), trên các tạp chí khoa học ngày xưa sưu tập được ở Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Các cuốn tạp chí ấy, tôi đã thấy lần đầu trên văn phòng Đoàn trường, vì hồi ấy tôi là cán bộ Đoàn, mà văn phòng thì được nhận các tài liệu của nhà trường và nhiều nơi khác. Liền mượn và photo lại những bài mình chú ý, trong đó có những bài của cô Xtan-kê-vích. 

Sau này, mua lại được các số tạp chí ấy ở hiệu sách ở cổng trường (đã kể về cái hiệu sách ấy ở đây). Nên hiện có cả bản gốc và bản photo.

1. Đáng chú ý là bài viết chung của hai vợ chồng cụ Cẩn viết năm 1982, và một bài riêng của cô viết năm 1991, tôi đã dẫn bài đó trong một bài viết học thuật đã công bố chính thức năm 2015 như sau (toàn văn bài đó đọc ở đây):

04/01/2021

Bút tích của cụ Nguyễn Văn Tố - một người thầy Việt Nam đích thực

Về cụ Nguyễn Văn Tố, những kí ức thú vị về cụ của thầy tôi, cũng như những lời thuật lại của người gần gũi cụ tại Trường Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội (EFEO Hà Nội), thì có thể đọc lại ở đây (tháng 11 năm 2016).

Hay thư mục các công trình nghiên cứu của cụ Nguyễn Văn Tố, thì có thể xem ở đây (tháng 3 năm 2017).

Bây giờ, thì xem bút tích của cụ viết hồi đầu thập niên 1940.