Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn văn-học-đương-đại. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn văn-học-đương-đại. Hiển thị tất cả bài đăng

08/12/2024

Nhà Búp và nhóm tác phẩm "Duyên 2", kỉ niệm 5 năm và ra sách (Hải Phòng, 8/12/2024)

Tóm tắt (tin tham khảo của báo chí):

"Năm 1976 - 1990, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Bình tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng các em thiếu nhi có năng khiếu văn học nghệ thuật vào các tháng hè, các tác phẩm của học sinh lớp bồi dưỡng được đăng tải trong chuyên mục Búp trên cành thuộc Tạp chí Văn học Nghệ thuật tỉnh. Năm 2014, học viên của các lớp bồi dưỡng đã tập hợp, phát động nhiều cuộc sáng tác, tham gia các cuộc thi về văn học nghệ thuật."

"Tập thơ và văn xuôi "Duyên" tập 2 do Nhà xuất bản Hội Nhà văn phát hành. Tác phẩm bao gồm 219 bài viết, bao gồm 193 bài thơ, 26 bài văn xuôi thuộc nhiều chủ đề của 72 tác giả nguyên là học sinh lớp bồi dưỡng, trong số này, có 3 tác giả hiện là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh. Đây là tác phẩm tiếp nối của tập thơ và văn xuôi "Duyên" tập 1 được ra mắt vào năm 2023."

16/03/2023

Câu chuyện văn học nghệ thuật Việt Nam đương đại - nhìn nhanh tháng 3 năm 2023

Đại khái có một câu chuyện về văn học nghệ thuật Việt Nam đương đại vừa được truyền đi trên không gian mạng, mà khởi nguồn là Facebook. Tôi vốn không biết chuyện gì, vì chỉ thấy ám chỉ.

Rồi tự nhiên, cũng tàm tạm hiểu ra câu chuyện gì, với những ai.

Nhưng đó là chuyện cá nhân. 

Cái tôi muốn nhìn là vấn đề rộng lớn hơn, là về nghệ sĩ/văn sĩ/các loại sĩ trong văn học nghệ thuật Việt Nam đương đại. Bởi vậy, bài đầu tiên là lấy về từ trang của nghệ sĩ Ace Lê. Bạn Lê nói về một nền "nghệ thuật đại sứ quán" đã và đang thịnh hành ở Việt Nam. Có một số người gác cổng cho nền nghệ thuật ấy ! 

06/11/2022

Nửa thế kỉ "Búp trên cành" (1976-1990s-tk21) và sinh nhật 3 tuổi trang văn học nghệ thuật Nhà Búp (2019-2022)

Hà Nội đang vào cuối thu. 

Hà Nội đang ở thời điểm đẹp nhất trong một năm.

Vào buổi chiều muộn Thứ Bảy ngày 5/11/2022, tại một địa điểm thú vị của Hà Nội, lễ mừng sinh nhật 3 tuổi của trang văn học Nhà Búp đã được tổ chức.

15/07/2021

Đọc báo "Văn Nghệ" của Trung Quốc

Hội nhà văn Trung Quốc hiện vẫn là thời kì do nữ nhà văn Thiết Ngưng làm chủ tịch. Đây là một trong những nhà văn đương đại Trung Quốc được dịch khá nhiều tại Việt Nam, mà một trong số đó là Những người đàn bà tắm từ gần 20 năm về trước.

Chúng tôi đọc Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng đầu tiên bằng bản tiếng Việt, do Nxb Phụ Nữ ấn hành, lúc ấy đang ở Tokyo, trong căn nhà nhỏ (xem lại ở đâyở đây). Sau đó, thì tôi mới có được nguyên bản mấy cuốn của bà, mua từ hiệu sách cũ.

Bây giờ, tháng 7 năm 2021, thử ngó qua trang báo Văn Nghệ của Trung Quốc xem sao.

25/03/2021

Sau tang lễ nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (sau ngày 24/3/2021)

Tang lễ nhà văn đã được tổ chức long trọng vào buổi sáng ngày 24 tháng 3 năm 2021, tại Nhà tang lễ quốc gia (Hà Nội) bởi Hội Nhà văn Việt Nam và gia đình (xem ở đây).

Từ đây trở xuống là những luận bàn từ sau tang lễ.

21/03/2021

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2021) qua đời khi chưa kịp nhận giải thưởng nhà nước

Ít tháng gần đây, trên báo chí và mạng xã hội đưa tin nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đang được xét giải thưởng nhà nước.

Trước đó, khoảng tháng 3 năm 2020, thì có tin về việc nhà văn đã bị tai biến và hầu như rơi vào trạng thái lửng lơ "vô tri" (chữ dùng của một người hâm mộ nào đó đến thăm và viết nhanh trên Fb). Bởi vậy, nếu được trao tặng giải thưởng nhà nước sắp tới, giả như còn tại thế thì có khi nhà văn cũng không hay biết gì.

Thế rồi, ông đã buông xuôi tay vào cuối tuần vừa rồi. Bỏ mặc tất cả. Người đầu tiên đưa tin lên mạng xã hội có lẽ là người bạn tri kỉ lâu năm - sư cụ chùa Tề Đồng Vật Ngã là nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh (đọc ở đây).

Trên Giao Blog, tôi đã đọc lại văn phẩm thời kì đầu tiên của Nguyễn Huy Thiệp ở đây (năm 2013) và ở đây (năm 2015).

Tôi cũng đã kể chuyện mấy ngày ở trong viện cùng chỗ với Nguyễn Huy Thiệp nhiều năm về trước - tôi đi chăm sóc người nhà, còn nhà văn thì vào cấp cứu - đọc lại ở đây và ở đây (đó là hồi năm 2008, tức cách nay tới 13 năm rồi).

06/03/2020

Thế mà đã 12 năm, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp lại nhập viện cấp cứu

12 năm ! Nhanh thật. Vèo một cái, mà một vòng thập nhị chi của hoa giáp đã kịp xoay.

Đúng 12 năm trước, khi đưa người nhà vào cấp cứu bệnh tim mạch tại Bệnh viện Bạch Mai, thì tôi đã bất ngờ gặp nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cũng vào đúng Viện Tim mạch. Ông cũng bị tim mạch. Lúc ấy, hình như báo chí đang rộ lên chuyện ông không có Bảo hiểm Y tế (xác nhận lại việc này sau).

Ấn tượng rõ nhất là, lúc ấy, năm 2008, Nguyễn Huy Thiệp chỉ có một mình ở trong bệnh viện. Ông cầm trong tay một mảnh chăn chiên của bệnh viện và đi lại không mấy dễ dàng ở khu vực hành chính. Y tá trưởng (hay Điều dưỡng trưởng) là một bạn nữ sắc sảo và khá xinh. Còn điều dưỡng đưa Nguyễn Huy Thiệp vào phòng, thì trước đó cũng phụ trách người nhà tôi, là một bạn nam có gương mặt và giọng nói khá ấn tượng.

Chúng tôi nói chuyện qua mấy ngày ấy, đã kể dần dần trên Giao Blog từ các năm 2008 - 2009 (ví dụ xem dần ở đây, hay ở đây). Một trong những người vào bình luận lúc ấy là nhà phê bình quen biết Vũ Nho (chủ nhân Vũ Nho Ninh Bình Blog).

12/02/2020

Chân dung tự họa của nhà văn Phạm Thị Hoài, vừa dịp lên lão

Có một thời bác Hoài đã làm ở Viện Sử rồi Viện Nghiên cứu Tôn giáo (đã viết ở đây, hồi tháng 9 năm 2017).

Dưới là bài đã lên trang của Phạm Thị Hoài. Nhưng chữ "văn nô" trong tiêu đề thì hơi bị thị trường hóa, mà thực ra là không rõ nghĩa. Hoặc cũng không cần rõ nghĩa.

Đã lâu lâu không có bài bình luận xã hội của Phạm Thị Hoài. Đến mẩu tự họa này cũng chỉ vui được vài giây.

Duy trì bút lực đâu phải chuyện dễ dàng xưa nay. Cũng như người nghiện thuốc lá thường ném thuốc lá vào sọt rác rồi lại nhặt lên châm lửa, thì nhà văn có thể nhiều lần vứt bút vào bụi rậm rồi lại phải chui vào lấy ra mà viết tiếp.

Tính nhanh chút, thì thấy bác Hoài năm nay đã vừa lên lão tuổi 60.

03/08/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : đọc thơ Trúc Ty trong mùa mưa bão

Mình lại nằm bẹp mất trọn một ngày. Mà mưa cũng rả rích không dừng một phút nào, trọn cả một ngày. Thông tin báo chí cho biết, Hà Nội nhiều nơi đã ngập báo động rồi.

Những ngày ốm, ngẫu nhiên đọc thơ của Trúc Ty. Mà đúng ra là có gạch nối ở giữa, tức: Trúc-Ty.

18/03/2019

Câu chuyện các vị thần ở làng quê của nhà văn Sơn Tùng : cập nhật với nhà văn Thiên Sơn

Nhà văn Sơn Tùng đã viết từ nhiều năm trước về làng mình cùng các ngôi đền, mà viết trong lời giới thiệu cho một tác phẩm của người cháu họ sinh trưởng cùng ở ngôi làng ấy - là nhà văn Thiên Sơn (tác giả của bộ Đại Gia gần đây).

Chính nhà văn Sơn Tùng là một trong những người có công cứu (thực sự là cứu) và lưu giữ gần hai mươi đạo sắc phong của làng mình. Không có sự kịp thời của Sơn Tùng, thì có thể những tư liệu quí giá ấy đã thành tro bụi, hoặc trở thành đồ trôi nổi trên thị trường cổ vật.

Các ngôi đền trong làng của nhà văn đã bị phá hủy hoàn toàn thời hợp tác xã. Chỉ còn lại số sắc phong đó mà thôi.

Năm 2016, chúng tôi (gồm cả Thiên Sơn và tôi) đã chứng kiến việc quê nhà cử đoàn đại diện ra thỉnh các sắc phong đó từ căn hộ của nhà văn Sơn Tùng về lại quê Diễn Kim - Diễn Châu. Nhà văn và gia đình đã quyết định trao lại cho quê hương. 

03/02/2019

Cuối năm xem nhanh tiểu thuyết mới của người viết về Trần Độ

Đó là nhà văn Võ Bá Cường của quê lúa Thái Bình. Ông là lứa đàn em của các nhà văn Bút Ngữ, Trọng Khuê,...

Một thời gian dài tưởng như ông vắng đi đâu đó, thì đột nhiên trở lại với các cuốn sách viết về tướng Trần Độ - một người đồng hương. Sau đó, là loạt bài về Nguyễn Hữu Đang (đang đăng dở thì hình như đã bị dừng lại, xem ở đây từ 2015).

18/10/2018

Bài thơ "Đò Lèn" (1983) của Nguyễn Duy

Tập thơ ấy của Nguyễn Duy, rõ ràng mình có, mua từ hồi còn du lãng phố cổ Bát Đàn thông trưa, mà còn tìm chưa ra trong giá sách. Lâu quá rồi, nên quên cả hình thù cái bìa. Nhưng đại khái nhớ là có bài "Đò Lèn" trong đó.

Hôm đến khu Quán Cháo, vừa hạ xe thì một ai đó đọc vài khổ trong đó. Nhìn ra thì thấy một người như cựu quân nhân. Vì mải việc khác, nên lúc ấy, chỉ đại khải để tự nhiên như nhiên vậy.

26/05/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : tập 3 của bộ ĐẠI GIA được ra mắt vào dịp "lò đang rực cháy" này ?

Một buổi chiều nắng quay quắt ở thủ đô rất thiếu bóng cây. Các phương tiện giao thông để ở bên lề đường đều như bị chảy nhão ra giữa cái trống không, không một mái che, không một vạt lá, không một mảnh ô.

Tác giả của bộ tiểu thuyết Đại gia xuất hiện. Đúng ở vào khoảng giao cắt giữa không gian hầm hập hơi nóng bốc lên từ lòng đường với không gian được phun sương bởi thiết bị làm mát. Cái dáng nho nhỏ như bị nhòe đi trong vài giây.

Chúng tôi nói về hai tập Đại gia đã ra mắt, rồi lập tức bị thu hồi tháng 7 năm 2013 (lúc mới ra lò, đã đi nhanh một entry ở đây). Nhanh quá, thời gian đi vèo vèo, đấy với đấy, mà đã 5 năm rồi.

05/10/2017

Nhà văn Nhật kiều của nước Anh, là Kazuo Ishiguro 石黒一雄, nhận Nobel Văn chương 2017

Kazuo sinh năm 1954, tại tỉnh Nagasaki - một trong hai tỉnh của nước Nhật bị bom nguyên tử của Mĩ ném xuống hồi năm 1945.

Tên tiếng Nhật của ông là 石黒一雄 (ISHIGURO Kazuo). Nếu ở Nhật, ông được gọi bằng họ, là Ishiguro.

Do công việc của cha, cuối thập niên 1950, gia đình Kazuo đã chuyển đến Anh. Tới năm 1983 thì ông nhận quốc tịch Anh. Một người sinh ở khu vực không chịu ảnh hưởng Ki-tô giáo, lại thấm nhuần truyền thống châu Âu, trở thành đại biểu của văn học Anh, và bây giờ là Nobel văn chương.

22/09/2017

Sau ĐẠI GIA, giờ đến MỐI CHÚA bị cấm phát hành ngay khi vừa ra lò

Về phương diện ngữ nghĩa, thì có khi Mối chúa chính là Đại gia, và ngược lại ! 

Về bộ tiểu thuyết Đại gia của nhà văn Thiên Sơn mấy năm trước, thì xem lại ở đây (nửa cuối năm 2013).

25/06/2017

"Tam giác ngầm và đen" 2017, vượt cả trong tiểu thuyết "Đại Gia" của Thiên Sơn

Bộ tiểu thuyết Đại gia của nhà văn Thiên Sơn đã ra mắt bạn đọc mấy năm trước, sau đó thì bị tuýt còi (xem lại ở đây, tháng 7/2013).

Bộ đó vốn có tên nguyên thủy, từ bản thảo đầu tiên đến trước khi ra sách, là Quyền lực đen. Người biên tập đã đổi thành Đại gia và chia làm 2 tập, trong đó có một tập là Quyền lực đen và một tập là Tam giác ngầm.

Đến năm 2017, "tam giác đen" mà cũng là "tam giác ngầm", gọi chung là "tam giác ngầm và đen" của hiện thực còn tưởng như vượt cả tiểu thuyết của Thiên Sơn.