Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn hồ-chí-minh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hồ-chí-minh. Hiển thị tất cả bài đăng

27/09/2023

Những người bạn Mỹ của Hồ Chí Minh - từ "Hồ Chí Minh truyện"

Trong khuôn khổ nghiên cứu về Hồ Chí Minh truyện (Trần Dân Tiên, Tran Dan Tien), về mối quan hệ Việt - Mỹ mà trung tâm là nhóm SOS với nhóm Hồ Chí Minh ở thời kì đêm trước Cách mạng Tháng Tám - trong Cách mạng Tháng Tám, thì Giao Blog đã đi nhanh ở đây (tháng 10 năm 2013) hay ở đây (tháng 10 năm 2013).

Người Mỹ lúc đó hợp tác hiệu quả với Việt Minh vì cảm phục nhân lực của phía Việt Minh, mà hai nhân vật quan trọng nhất lúc đó là Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Có nhiều hành động giúp đỡ Việt Minh của nhóm SOS là từ tình cảm cá nhân với hai người, có khi là không đúng ý với cấp trên của SOS !

Gần đây, chúng ta đã nói rõ về vai trò quan trọng của quan hệ Việt - Mỹ trước và trong Cách mạng Tháng Tám. Thậm chí, ở giờ phút quyết định, không có sự xuất hiện đúng lúc và không chậm trễ của người Mỹ thì người lên đọc Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 chưa chắc đã là Hồ Chí Minh. Thời cơ đúng là ngàn năm có một !

02/09/2023

Cách mạng Tháng Tám và Ủy ban Hành chính thời kì đầu ở xứ Lạng - chuyện về nhà văn Xích Điểu

Kỉ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 năm 2023, báo Lạng Sơn đăng tải bài viết về nhà báo - nhà văn Xích Điểu (1910-2003; có tư liệu ghi sinh năm 1913). Cụ tên thật là Trần Minh Tước, là Chủ tịch đầu tiên của Ủy ban Hành chính tỉnh Lạng Sơn (1946-1947).

Cùng thế hệ với Trần Minh Tước, là nhà dân tộc học Lã Văn Lô, cũng tham gia chính quyền cách mạng ở thời điểm Cách mạng Tháng Tám 1945. 

Gần đây, tôi có viết về nhà dân tộc học Lã Văn Lô (1909-1993) - cụ vốn là tri châu Hữu Lũng ở xứ Lạng, đi theo cách mạng, rồi sau này chuyên về dân tộc học. Trên Giao Blog, có thể xem lại ở đây (viết và phát biểu năm 2017; in năm 2020). 

14/03/2023

Cập nhật vấn đề TRAN DAN TIEN : bản dịch vào khảo cứu 2023 của nhóm Nguyễn Hải Hoành

Về vấn đề "Tran Dan Tien", trên Giao Bog, có thể đọc ở đây (tháng 8 năm 2014). Chủ nhân Giao Blog có lẽ là người đầu tiên cho rằng cần phân định rõ "Tran Dan Tien" và "Trần Dân Tiên".

Vào tháng 3 năm 2023, nhóm Nguyễn Hải Hoành vừa đưa thông tin về bản thảo lần thứ 15 của nhóm. Một cố gắng bền bỉ của nhóm. Tuy nhiên, mới chỉ là tiến triển chút xíu thôi. Còn xa xôi lắm !

19/05/2022

Những sáng kiến mới tháng 5 năm 2022 : kết nạp Đảng bên tượng đài, phạm nhân thi kể chuyện

Có nhiều sáng kiến, ví dụ việc kết nạp Đảng trước bàn thờ thì đọc lại ở đây (năm 2016).

Bây giờ là sáng kiến của tháng 5 năm 2022.

Một lễ kết nạp Đảng bên tượng đài Bác Hồ ở Ấn Độ.

Một cuộc thi kể chuyện Bác Hồ của phạm nhân.

Có nhiều sáng kiến nữa, thì bổ sung thêm ở bên dưới.

15/05/2022

Người tham gia viết tiểu sử các lãnh tụ (Hồ Chí Minh, Trường Chinh) vừa qua đời : học giả Trần Đĩnh (1930-2022)

Với góc nhìn của tôi, cụ Trần Đĩnh là một học giả. Con người học giả bên trong ông, với tôi, được nhận ra sau những danh xưng "nhà báo Trần Đĩnh", "nhà văn Trần Đĩnh", "nhà dịch thuật Trần Đĩnh",...

Cụ vừa rời cõi tạm tại nhà riêng tại Tp. Hồ Chí Minh.

Trần Đĩnh đã tham gia viết tiểu sử lãnh tụ Hồ Chí Minh vào năm 1960 trong nhóm làm việc mà Tố Hữu đứng đầu (đọc lại trên Giao Blog ở đây).

Trần Đĩnh đã viết xong một bản nháp hồi kí của lãnh tụ Trường Chinh vào năm 1951 (đọc lại trên Giao Blog ở đây).

07/02/2022

Những khám phá mới của cư dân mạng về cuốn "Hồ Chí Minh truyện" (1949) vào đầu năm 2022

Mấy ngày Tết Nhâm Dân vừa rồi, bắt đầu bằng việc một bạn bên Fb đưa hình ảnh chụp cuốn Hồ Chí Minh truyện trên yên xe máy, rồi với ý nghĩa như điểm tin nhanh thì Giao Blog có vớt về; liền sau đó, bác Đông A tiếp tục khám phá tư liệu từ kho lưu trữ ở Pháp. Xem cụ thể ở đây (entry đã đi từ ngày mùng 3 tháng 2, rồi cập nhật dần cho đến hết ngày 6 tháng 2 năm 2022).

1. Đại khái, đến ngày hôm nay (7/2/2022), chỉ bằng những thao tác tìm kiếm tư liệu trên mạng toàn cầu, thì hiện nay, bác Đông A đang dần nhận ra vai trò của nhân vật Trần Ngọc Danh và vai trò của một bản tiếng Pháp (được xem là do Trần Ngọc Danh viết) có trước bản tiếng dịch tiếng Trung (do Trương Niệm Thức thực hiện và in năm 1949 tại Trung Hoa).

03/02/2022

Ngày xuân trở lại với cuốn "Hồ Chí Minh truyện" (1949) nhân một bạn đưa bản chụp lên Facebook

Ngày 3 tháng 2 năm 2022

Bạn Dung Duong Trung ở mạng  Fb mới đưa lên một bản chụp Hồ Chí Minh truyện (bản in năm 1949 ở Trung Quốc). Chắc là bạn ấy mới kiếm ở đâu được.

Nhiều câu chuyện thú vị xung quanh cuốn sách này, nếu có điều kiện tôi sẽ viết dần dần vậy (dĩ nhiên là trên một tạp chí học thuật trước, rồi sau đó mới phổ cập ra Giao Blog).

Bây giờ, bạn Dung Duong Trung tìm được, và bạn ấy cho công khai ít trang lên Fb. Xem nhanh loạt ảnh cũng thấy là bạn ấy đặt sách luôn lên yên xe máy mà chụp. 

22/11/2021

Văn hóa soi đường cho quốc dân đi (luận đề "văn hóa" và "soi đường")

Gần đây, tôi đã đưa ra một luận đề "văn hóa" là "văn hóa nào". Đã phát biểu công khai ở nhiều không gian học thuật và ứng dụng học thuật, cũng đã in thành bản thảo sách (sắp tới, sẽ thành sách xuất bản chính thức), ví dụ ở đây (tháng 12 năm 2020) hay ở đây (tháng 7 năm 2020).

Bây giờ, đang nóng trên công luận là luận để "văn hóa soi đường cho quốc dân đi". Đợt này, đi qua triển lãm Vân Hồ nhiều lần, đều thấy rực rỡ tuyên truyền; còn về nhà mở tivi thì cũng thấy VTV liên tục đề cập.

Một ít thông tin và một ít bình luận (bình luận đầu tiên dành cho học giả Lại Nguyên Ân).

24/10/2021

Nhân vật Trần Dân Tiên (Tran Dan Tien) - nhóm TDLS nhận định là Giao Blog chỉ hé mở từ từ

Nhận định như vậy của nhóm Tư duy lịch sử đã được đi trên Fb từ năm 2018. Đại khái, nhóm này viết:

"P/s: Đặc biệt tham khảo sưu tầm bút luận trên Giao Blog (chuyên gia này chắc chắn biết hơn rất nhiều, nhưng lại chỉ hé từ từ). Vấn đề này cần được tiếp tục cập nhật khi có thêm dữ kiện mới.".

Quả đúng vậy. Hầu như, cho đến nay (tháng 10 năm 2021), Giao Blog mới chỉ hé chút xíu mà thôi. 

19/06/2021

Bàn thờ tổ quốc lập ở Thượng Hải năm 1946 : nhóm Nguyễn Thành By gửi Hồ Chủ tịch

Bàn thờ tổ quốc được lập nhân ngày quốc hội năm 1946. Kiều bào ở Thượng Hải lập bàn thờ ấy, rồi nhóm Nguyễn Thành By có thay mặt bà con gửi thư cho Hồ Chủ tịch.

Dần dần đã nhận thức được rõ hơn bóng dáng của nhân vật Trần Dân Tiên (Tran Dan Tien) ở Thượng Hải hồi năm 1946. Có liên quan đến tư liệu đã đi trên Giao Blog ở đây (đã đăng tháng 9 năm 2013).

02/04/2021

Tư liệu từ nước Pháp : ghi chú mật và báo cáo giám sát của Pháp về Nguyễn Ái Quốc năm 1920

Bài mới xuất hiện trên Tạp chí Phương Đông.

Bài này bổ sung thêm tư liệu cho một cuốn sách đã xuất bản đầu thập niên 1930, trong đó có nhắc đến Nguyễn Ái Quốc (đã đi từ lâu trên Giao Blog, xem lại ở đâyở đây, đều từ năm 2013).

28/01/2021

"Ông cụ tức là Bác Hồ kính yêu của chúng ta" (đọc lại bài đăng năm 1961 của cây bút T.Lan)

T.Lan đã viết và cho đăng một bài trên báo Nhân Dân vào dịp Tết Nguyên Đán năm 1961. Trong đó, có một câu là: "Ông cụ tức là Bác Hồ kính yêu của chúng ta".

Năm 1961, tức cách nay vừa tròn một vòng hoa giáp (60 năm), cũng có nghĩa thời điểm đó là Tết Nguyên Đán năm Tân Sửu.

Năm 2021 này cũng là năm Tân Sửu. Chúng ta đang bước vào dịp Tết Nguyên Đán năm Tân Sửu 2021.

Bài của T. Lan có tựa đề "Bác ăn Tết với chúng tôi", kể lại chuyện Nguyễn Ái Quốc về nước, đầu tiên hoạt động ở vùng biên giới Việt - Trung, nhờ uy tín của Trương Phát Khuê và Nguyễn Hải Thần mà được một làng bên kia biên giới cho cư trú. Nhóm chí sĩ cách mạng đã mở lớp huấn luyện tại đó, được nhân dân bao bọc. Gặp dịp Tết Nguyên Đán, cả làng thết đãi khách quí. Nhưng giữa cái Tết ấy, nhóm chí sĩ cách mạng Việt Nam phải nhanh chóng về bên kia biên giới để tránh sự kiểm tra của phía chính quyền Tưởng Giới Thạch. Sau đó là thời kì Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở vùng Cao Bằng.

21/08/2020

Mùa vu lan 2020, nghĩ nhanh về di nguyện và hiện thực trong quốc tang

Di nguyện của Hồ Chủ tịch được ghi rất rõ trong Di chúc, là cụ muốn được hỏa táng, rồi tro cốt được chia thành ba phần, mỗi phần ở một miền trên một quả đồi, và sẽ do các vị bô lão về hưu trông coi. Không có đền đài lăng tẩm, không có cảnh vệ.

Đó là di nguyện của một người cộng sản nhưng rất am tường về truyền thống dân tộc. Trong bối cảnh phe xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ, thì ý tưởng được hỏa táng của cụ là tiên phong (cuối thập niên 1960). Tính tiên phong trên toàn thế giới, và lại mang đậm truyền thống dân tộc (cụ học các tấm gương Trần Hưng Đạo hay Trần Nhân Tông thời Trần).

Nhưng di nguyện của Hồ Chủ tịch đến tận bây giờ, mùa vu lan 2020, vẫn chưa thành hiện thực. Hơn nửa thế kỉ đã trôi qua, suốt từ năm 1969, di nguyện mang tính tiên phong đó vẫn còn bị lãng quên.

Các đám quốc tang to lớn những năm gần đây, cứ lần lượt diễn ra và được phát trực tiếp trên truyền hình quốc gia, khi thì chiếm cả một quả đồi lớn và một vũng biển, khi thì ôm trọn nhiều héc-ta đất nông nghiệp, khi thì cũng mấy ngàn mét vuông,... đã như cố ý làm lu mờ di nguyện của Hồ Chủ tịch.

14/12/2019

Trùng họ trùng tên : biết thêm một tác giả nữa tên Nguyễn Thế Kỷ

Trước thì có một vài lần nhắc đến tác giả Nguyễn Thế Kỷ xuất thân xứ Nghệ - người đồng hương với nhà cách mạng Phan Đăng Lưu, ví dụ ở đây hay ở đây.

Bây giờ, biết thêm một vị nữa, cùng tên Nguyễn Thế Kỷ - quê ở Quảng Ngãi, tức xứ Quảng. Nếu nói người đồng hương thì có thể kể đến cha con Nguyễn Tấn - gắn với trường lũy (ví dụ đọc về Nguyễn Tấn ở đây).