Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn võ-nguyên-giáp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn võ-nguyên-giáp. Hiển thị tất cả bài đăng

27/09/2023

Những người bạn Mỹ của Hồ Chí Minh - từ "Hồ Chí Minh truyện"

Trong khuôn khổ nghiên cứu về Hồ Chí Minh truyện (Trần Dân Tiên, Tran Dan Tien), về mối quan hệ Việt - Mỹ mà trung tâm là nhóm SOS với nhóm Hồ Chí Minh ở thời kì đêm trước Cách mạng Tháng Tám - trong Cách mạng Tháng Tám, thì Giao Blog đã đi nhanh ở đây (tháng 10 năm 2013) hay ở đây (tháng 10 năm 2013).

Người Mỹ lúc đó hợp tác hiệu quả với Việt Minh vì cảm phục nhân lực của phía Việt Minh, mà hai nhân vật quan trọng nhất lúc đó là Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Có nhiều hành động giúp đỡ Việt Minh của nhóm SOS là từ tình cảm cá nhân với hai người, có khi là không đúng ý với cấp trên của SOS !

Gần đây, chúng ta đã nói rõ về vai trò quan trọng của quan hệ Việt - Mỹ trước và trong Cách mạng Tháng Tám. Thậm chí, ở giờ phút quyết định, không có sự xuất hiện đúng lúc và không chậm trễ của người Mỹ thì người lên đọc Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 chưa chắc đã là Hồ Chí Minh. Thời cơ đúng là ngàn năm có một !

12/05/2022

Góc nhìn văn hóa sử : sự thực lịch sử và sự thể hiện của nghệ thuật về lịch sử ấy - tranh Điện Biên Phủ 2022

Vừa rồi có sự kiện bà Phi Yến ở Côn Đảo (xem ở đây), cung cấp một trường hợp khá thú vị cho góc nhìn văn hóa sử của tôi. Thế rồi, sang tháng Năm này, trong liên quan đến kỉ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ (tháng Năm năm 1954), thì sự kiện tranh Điện Biên Phủ 2022 lại cung cấp một trường hợp thú vị nữa.

01/05/2022

Quan hệ Việt - Nhật 30 năm trước : loạt ảnh của đoàn Nhật đi thăm cụ Đồng và cụ Giáp năm 1992

Gần đây, tôi mới được xem loạt ảnh này, qua việc công khai trên Fb của một nhân vật trong đoàn Nhật năm đó - năm 1992.

1. Thú vị là qua loạt ảnh, tôi biết được rằng, người phiên dịch của đoàn Nhật Bản năm 1992 đó là một người làng Trình Phố của tôi. Ở trong làng, trẻ con chúng tôi chỉ biết tên ở nhà của ông (tên ở làng), rồi mãi sau này, lúc đi học đại học ở Hà Nội những năm đầu thập niên 1990, tôi mới biết tên ở cơ quan của ông (tên thoát li). Tôi gọi ông là "bác" theo thứ bậc họ hàng xa xa - ông ít hơn cha tôi vài tuổi. Hồi lưu học dài hạn ở Nhật Bản đầu thế kỉ XXI, lúc ghé thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo, tôi sử dụng cả hai tên (P. và D.) để hỏi thăm ông. Đến lúc ấy, tôi vẫn đinh ninh là "D." (theo thói quen), mà chưa nghĩ tới chữ "R.". Tên ông, thật ra là R. mà không phải D. 

07/05/2020

Từng có năm kỉ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, mà không nhắc đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Cụ thể là năm 1984, kỉ niệm 30 năm (7/5/1954 - 7/5/1984).

1. Ngay trong cuốn sách của Trần Dân Tiên in năm 1949, thì vốn có chi tiết Võ Nguyên Giáp được sự giúp đỡ của một người Mĩ nên đã hạ được địch cố thủ ở Thái Nguyên lúc mà đoàn quân cách mạng từ Việt Bắc về thủ đô Hà Nội chuẩn bị cho ngày 2/9/1945 (bản đầu tiên của Trần Dân Tiên ghi rõ như vậy), nhưng sau này, đã được biên tập, chỉ còn lại mỗi Võ Nguyên Giáp. Liên quan đến người Mĩ được gạch bỏ.

Người Mĩ lúc đó (lúc biên tập vào nửa đầu thập niên 1950) không được phép xuất hiện, dù là vào năm 1945, nếu không có người Mĩ thì chưa chắc đã có một ngày 2/9/1945 thành công tại Quảng trường Ba Đình khai sinh ra nước Việt Nam mới (sự cố của ngày 2/9/1945 ở Sài Gòn cho phép liên tưởng như vậy).

Xem cụ thể lại sự kiện năm 1945 gắn với Võ Nguyên Giáp ở đây (đã đưa lên Giao Blog từ 2013), hay ở đây.

02/05/2020

Nửa đầu ngày 30 tháng 4 : song song với nhóm Bùi Văn Tùng ở Sài Gòn, là chuẩn bị ở Hà Nội của nhóm Kim Cúc

Người đọc bản tin chiến thắng trên hệ thống VOV vào trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, là phát thanh viên Kim Cúc. Đọc trực tiếp, nên không có ghi âm.

Tức là ngang thời điểm nhóm Bùi Văn Tùng và Phạm Xuân Thệ ở Sài Gòn chuẩn bị các thứ để tổng thống Dương Văn Minh - thủ tướng Vũ Văn Mẫu của chính quyền Sài Gòn phát đi lời đầu hàng vô điều kiện (đọc lại ở đây), thì ngoài Hà Nội, nhóm Kim Cúc cũng đang chuẩn bị cho việc phát đi tin chiến thắng.

07/05/2019

Sách của TRAN DAN TIEN (1949) cho chúng ta cái nhìn khách quan hơn về tướng quân Võ Nguyên Giáp

Viết nhanh để tặng bạn N.T.T., như đã nói trong tháng 4 năm 2019.

Hôm nay là ngày 7 tháng 5, một ngày lịch sử trọng yếu của Việt Nam trong thế kỉ XX. Chúng ta mãi mãi ghi nhớ chiến thắng huy hoàng Điện Biên Phủ. Người Pháp cũng sẽ mãi mãi ghi nhớ về chiến bại cay đắng Điện Biên Phủ.

Một Việt Nam rũ bùn đứng dậy sáng lòa, là hoàn toàn đúng ở thời điểm ngày 7 tháng 5 năm 1954.

27/09/2018

Sáng tạo mới sau 30 năm Đổi Mới : "quốc tang" nhưng "gia táng" (làm ma thì quốc gia, chôn thì mộ nhà)

Sau Đổi Mới, có nhiều độc sáng mang tên Việt Nam.

Một trong số đó, là kết nạp Đảng viên trước bàn thờ (đọc lại ở đây - bài báo cũ của phía ngân hàng có thể đã được xóa bỏ, chỉ còn lưu ở blog này).

Một trong số đó, bây giờ đã gọi được tên, là "quốc tang" nhưng biến thành "quốc tang gia táng". Tức là "quốc tang" do nhà nước làm, còn "gia táng" thì chôn vào mộ nhà. Có cả một phong trào như thi đua nhau như vậy.

02/09/2017

Ngày quốc khánh Việt Nam 2017 trên đất Nhật Bản

Đầu tiên là xem cảnh thanh niên Việt Nam đang ở Nhật Bản mừng ngày quốc khánh. Một mâm cơm cúng Hồ Chủ tịch và Võ Đại tướng.

Sau đó là cảnh ở Đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo. Ở Đại sứ quán thì lại có hai kênh thông tin: tin từ phía đại sứ (cùng đại sứ quán), tin từ phía người Nhật có gắn bó với Việt Nam (ông Amma ở quê bác sĩ Asaba).

25/05/2016

Đã đến lúc cần công bố những đoạn Trần Dân Tiên viết về vai trò của người Mĩ trong Cách mạng Tháng Tám

Việc Trần Dân Tiên viết rất thực về vai trò của người Mĩ trong Cách mạng Tháng Tám, thì đã được blog này bàn luận từ nhiều năm trước, với sự tham gia và góp tư liệu của bạn bè bốn phương. Ví dụ xem lại ở đây, hoặc ở đây.

Nói kết luận trước: người Mĩ đã có công lao lớn với sự thành công của Cách mạng Tháng Tám.

21/09/2015

Một trong 34 chiến sĩ đầu tiên của quân đội cách mạng : Mai Trung Lâm

Đó là 34 chiến sĩ thuộc Đội Tuyên truyền Giải phóng quân (1944).

Thế nào đó, rồi cuối cùng, tìm ra cái kết của câu chuyện thời đầu Đổi Mới về Mai Trung Lâm - một nhân vật nổi tiếng trước đây của Khu tự trị Việt Bắc.

06/07/2015

Patti gặp lại anh Văn, năm 1990 (ảnh tư liệu của Nguyễn Văn Kự)

Patti và Thomas đã đề cập nhiều lần trên blog này, ví dụ ở đây và ở đây. Đó là quan hệ của Việt Minh (nhóm anh Văn và già Thu) với cơ quan tình báo Mĩ (nhóm Patti và Thomas) ở thời điểm trước Cách mạng Tháng Tám.

Những ảnh dưới đây, là cảnh gặp lại giữa anh Văn và Patti, vào năm 1990, tại Hà Nội.

21/05/2015

Vì sao nước Nhật ít hối lỗi về tội ác chiến tranh hơn nước Đức (bài Jeff Kingston, 2013)

Quan điểm của mình thì hơi khác với Kingston. Không phải "ít hối lỗi", mà là cách hối lỗi khác nhau. Sự khác nhau này thể hiện tính cách dân tộc.

Riêng với Việt Nam, thì có thể nói ngược, nhưng lại rất thật: độc lập năm 1945 của Việt Nam có được là lấy chính quyền từ tay người Nhật, mà không phải  người Pháp. Đúng như lời tuyên ngôn ngày 2 tháng 9 năm đó của Hồ Chủ tịch.

Trận chiến quan trọng ở Thái Nguyên (giữa lực lượng Việt Minh có sự giúp đỡ của lính Mĩ với tàn quân Nhật Bản vào hạ tuần tháng 8 năm 1945) đã được bàn ở đây. Đó là trận chiến quyết định mang tới ngày 2 tháng 9. Chỉ cần chậm 1 tuần hay thậm chí vài ngày thì nhóm khác sẽ lên đọc tuyên ngôn.