Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn lê-mạnh-thát. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lê-mạnh-thát. Hiển thị tất cả bài đăng

28/11/2023

Lặng lẽ quan sát từ xa : người thứ hai sẽ được rải tro cốt xuống sông biển Nam Bộ

Người đầu tiên, tôi quan sát lặng lẽ từ xa, là học giả Tạ Chí Đại Trường. Tro cốt của ông được gia đình và bè bạn rải xuống sông Soài Rạp. Xem lại trên Giao Blog ở đây (tháng 3 và tháng 5 năm 2016).

Một chút kỉ niệm về nhà sử học họ Tạ (1935-2016), ở thời gian gần cuối cùng của ông trên thế gian này, được điểm vắn tắt ở đây (tháng 8 năm 2015). Thật ra, tôi chưa từng hàn huyên với Tạ Chí Đại Trường trực tiếp lần nào. Một lần ông về Hà Nội, thì tôi bận mải đi vùng sương mù Vân Hồ nên không có được điều kiện hàn huyên, chỉ gặp mặt được chốc lát.

Năm 2023, tháng 11, người thứ hai tôi quan sát từ xa lặng lẽ, là học giả tu sĩ Tuệ Sỹ (1943-2023). Trên Giao Blog, tôi đã chú ý đến phần việc quan trọng của Tuệ Sỹ là chương trình dịch Đại Tang kinh (xem lại ở đây).

14/10/2022

Ghi chép nhanh ở Thái Nguyên : hội thảo Phật giáo, những cuộc gặp gỡ nhân duyên

Vừa rồi, du lãng mạn Thái Nguyên với nhiệm vụ chính là tham gia hội thảo Phật giáo Thái Nguyên (bài của chủ nhân Giao Blog là về vùng đất Thái Nguyên và các ngôi chùa Thái Nguyên trong thời kì vương quốc Cao Bằng của nhà Mạc 1593-1683, đọc toàn văn ở đây), thì thật kì lạ, được gặp những con người mà tưởng chừng không thể gặp được bao giờ ở bối cảnh Thái Nguyên.

Đại khái, hội thảo ở Thái Nguyên về Phật giáo Thái Nguyên thì xem nhanh ở hai video dưới đây.

20/03/2021

Phật giáo Đại Việt : Đại Tạng Kinh bản tiếng Việt và hòa thượng Tịnh Hạnh (1934-2015)

Sư ông Thích Quảng Độ đã viết như sau vào năm 1998: "hầu như các nước Phật Giáo Châu Á, kể cả Lào và Campuchia, đều đã có Đại Tạng Kinh riêng của họ, lẽ ra Phật Giáo Việt Nam cũng đã có từ lâu rồi, nhưng cho đến nay vẫn chưa, điều nầy chứng tỏ Phật Giáo Việt Nam đã thua kém Phật Giáo các nước bạn rất xa. Đó là điều mà giới Phật Giáo Việt Nam, đặc biệt là giới xuất gia càng phải quan tâm suy nghĩ. ".

Tức là đến cuối thế kỉ XX, tuy là một nước Phật giáo lâu đời, nhưng Việt Nam chưa có nổi một bộ Đại tạng kinh riêng - bộ Đại tạng kinh bằng tiếng Việt.

Sư ông đã cảm thán rằng, Việt nam mình kém xa các nước bạn, mà so với Lào và Cam Bốt thì vẫn còn thua !

Đại khái là vẫn đang thấy cảm thán như sư ông ở lúc đó ! 

16/02/2021

Vấn đề Phật giáo Việt Nam thời Hai Bà Trưng

Một chủ đề học thuật khá hóc búa, nhưng cũng thật hấp dẫn.

Cách đây một thời gian, cùng với học giả lão thành Lê Mạnh Thát, chúng tôi đã du lãng vùng sông Tô Lịch để lần về dấu vết của thời đại xa xưa đó, tin nhanh đã đưa ở đây.

12/02/2021

Mùng 1 Tết (12/2/2021), thú vị thấy: nhiều báo đăng bài văn khấn chuẩn nhất

Từ ngày ông Táo cuối năm Canh Tý vừa rồi, cứ đến các lễ tiết theo phong tục, thì mình nhận qua zalo một hướng dẫn làm lễ kèm theo một bài văn cúng, từ một nhà sư. Mình xem là một tài liệu tham khảo thêm, bên cạnh bài cúng mình đã sử dụng trong rất nhiều năm nay.

Thường thì hướng dẫn và bài cúng dành cho hết năm Canh Tý 2020-2021 của nhà sư luôn đến trước ngày lễ một chút, hoặc vừa lúc chuẩn bị khấn, bởi vậy, khá thú vị.

Nhưng sáng nay, mùng 1 Tết thì chưa nhận được. Nên mình thử lên mạng, tra qua điện thoại thông mình, xem thế nào. Cũng là thử xem tài liệu tham khảo bản cập nhật 2021 trên không gian mạng.

Thử vậy, nhưng mở mạng ra thì thấy khá thú vị: có nhiều báo cùng lúc đăng cái bài hướng dẫn làm lễ mùng 1 Tết kèm lời bài văn khấn, mà là bài văn khấn được khẳng định là chuẩn nhất. Như là một cuộc tranh nhau đăng bài chuẩn nhất vậy !

13/01/2021

Gạo trắng và gạo đỏ, có từ thời Nhâm Diên (gần ngang thời Hai Bà Trưng)

Cụ Nhâm Diên là quan lại được Trung Hoa cử xuống cai trị vùng Giao Chỉ hồi đầu công nguyên, thường được nhắc đến trong cặp đôi "Nhâm Diên và Tích Quang". 

Nhâm Diên làm thái thú quận Cửu Chân. Còn tích Quang thì làm thái thú quận Giao Chỉ.

Hai cụ Nhâm Diên và Tích Quang được xem là những vị quan tốt, lấy lễ nghĩa mà dạy cho dân vùng Giao Chỉ ở biên viễn của đế quốc Hán.

10/01/2021

Trong hậu cung ngôi đình, có tượng Bác Hồ và dàn vũ khí nhà Trần

Cuối tuần, chúng tôi đi khảo sát một số điểm ở gần bờ sông Tô Lịch.

Bây giờ, thật tiện, tôi không phải mang la bàn và bản đồ nữa, vì tất cả được tích hợp vào chiếc smart-phone rồi (tôi dùng B-phone - đã nói nhanh ở đây). Bản đồ hiện dùng thì có định vị toàn cầu, nên có điểm tiện lợi hơn bản đồ vẫn dùng xưa nay.

Trong các điểm, có một ngôi đình. Dĩ nhiên là đình ở rất gần với bờ sông Tô.

22/07/2019

"Lý hoặc luận" của Mâu Bác ra đời ở tk II hay tk V (bài Dương Ngọc Dũng)

Mâu Bác được gọi là "Mâu tử", tức là "thầy Mâu" giống như cách gọi cho "thầy Khổng = Khổng tử" hay "thầy Mạnh = Mạnh tử".

Tác phẩm trọng yếu của ông gắn với Việt Nam thời Bắc thuộc là cuốn Lý hoặc luận (tạm hiểu là dùng lí lẽ để đẩy lùi mê hoặc). Có rất nhiều nghiên cứu chuyên sâu về tác phẩm này. Một tư liệu đọc nhanh về Mâu Tử và Lí hoặc luận đã đưa về Giao Blog, ở đây.

Dưới là bài của học giả Dương Ngọc Dũng (bác Dũng là người đã hướng dẫn cho bác Obama khi tới thăm chùa Ngọc Hoàng ở Tp. Hồ Chí Minh, đọc lại ở đây hay ở đây).

07/06/2019

Viện Trần Nhân Tông (thuộc VNU) : nhìn nhanh tháng 6 năm 2019

Viện trưởng là Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU).

Trong hội đồng khoa học của cơ quan, có các vị như Lê Mạnh Thát, Vũ Minh Giang, Nguyễn Văn Hưởng, Nguyễn Xuân Trường,... Tinh thần hòa quang đồng trần.

15/01/2019

Lần gặp gỡ nhanh với học giả Lê Mạnh Thát cuối năm 2018

Tiếp điểm làm nên cuộc gặp gỡ chính là Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Mấy năm gần đây, trong khi đi nghiên cứu điền dã tìm hiểu về Phật giáo miền Bắc, cụ Lê Mạnh Thát đã phát hiện ra vị trí đặc biệt của vị Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Trong một số cuộc tọa đàm hay hội nghị, ông đã chính thức phát biểu. Mới biết loáng thoáng thế, chứ chưa thấy ông viết ra trên giấy, tôi cũng chưa từng nghe trực tiếp ông nói về chủ đề đó bao giờ.

17/12/2018

Hội thảo "Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam" (tin và ảnh của Học viện Phật giáo)

Có một hội thảo về mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam, đã diễn ra trọn một ngày hôm qua, 16/12/2018, tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội (Sóc Sơn, Hà Nội).

Hội thảo được tổ chức với nỗ lực của phía chức sắc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các thanh đồng có uy tín trong giới tín ngưỡng thờ Mẫu, và các nhà khoa học (của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, của các trường đại học và cơ quan nghiên cứu khác trên toàn quốc).

Tin ở dưới là lấy nguyên (cả văn và ảnh) của trang chủ Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.

Tên của mình một lần nữa bị nhầm (bây giờ là tên lót, từ "Xuân" thành "Văn"). Do người viết tin nhầm thôi. Còn trong hội thảo và tài liệu chính thức thì không.

28/10/2018

Cuốn sách viết ở thế kỉ II của người Việt đi vào học thuật Trung Quốc (các phát hiện của Lê Mạnh Thát)

Các tìm tòi của học giả Lê Mạnh Thát về cổ sử Việt Nam, qua bản giới thiệu từ góc nhìn báo chí của cây bút Hoàng Hải Vân. Bài đã lên mạng từ 10 năm về trước (tức năm 2008).

Chép về Giao Blog, vì nhân hôm qua (27/10), có nói nhanh về Lý hoặc luận của Mâu Bác (tức Mâu Tử). Hôm qua, chủ đề chính là Đạo giáo thời kì sơ khởi (tức thời Đông Hán) ở Trung Quốc, và mình đưa Lý hoặc luận ra như một chỉ dấu quan trọng của sự lan tỏa xuống phía Nam của Đạo giáo ngay từ thời đó.

Có nhiều chỉ dấu quan trọng, nhưng tác phẩm Lý hoặc luận của Mâu Tử mang tính thuyết phục hơn cả. Tuy vậy, mình chỉ dừng lại ở chỗ "Mâu Tử là người Giao Châu". Không diễn giải xa thêm.