Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tran-dan-tien. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tran-dan-tien. Hiển thị tất cả bài đăng

23/10/2023

Cập nhật "Hồ Chí Minh truyện" và tác giả Tran Dan Tien - tháng 10 năm 2023

Bản dịch tiếng Việt cho cuốn Hồ Chí Minh truyện (tác giả Tran Dan Tien, dịch giả tiếng tiếng Trung là Trương Niệm Thức, 1949, Thượng Hải) của nhóm dịch giả Nguyễn Hải Hoành - Dương Trung Dũng vừa được ra mắt tại Hà Nội (nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2023).

Thật ra, đây là bản dịch chính thức đầu tiên của cuốn Hồ Chí Minh truyện tại Việt Nam. Còn bản dịch trọn vẹn cuốn này thì trước đó đã có một số người thực hiện, tiêu biểu nhất là học giả Phan Văn Các - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

Bản dịch của nhóm dịch giả Nguyễn Hải Hoành - Dương Trung Dũng hẳn sẽ đưa đến nhiều thông tin mới cho độc giả phổ thông, bởi có nhiều đoạn trong sách chưa từng được in chính thức trước đây. Ví dụ, đoạn nói về vai trò của người Mĩ thì đã bị cắt bỏ do tình hình trước đây chưa phù hợp (xem lại trên Giao Blog ở đây). 

Hi vọng đầu tiên là bản dịch lần này là bản dịch trọn vẹn (không cắt bất cứ dòng nào).

27/09/2023

Những người bạn Mỹ của Hồ Chí Minh - từ "Hồ Chí Minh truyện"

Trong khuôn khổ nghiên cứu về Hồ Chí Minh truyện (Trần Dân Tiên, Tran Dan Tien), về mối quan hệ Việt - Mỹ mà trung tâm là nhóm SOS với nhóm Hồ Chí Minh ở thời kì đêm trước Cách mạng Tháng Tám - trong Cách mạng Tháng Tám, thì Giao Blog đã đi nhanh ở đây (tháng 10 năm 2013) hay ở đây (tháng 10 năm 2013).

Người Mỹ lúc đó hợp tác hiệu quả với Việt Minh vì cảm phục nhân lực của phía Việt Minh, mà hai nhân vật quan trọng nhất lúc đó là Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Có nhiều hành động giúp đỡ Việt Minh của nhóm SOS là từ tình cảm cá nhân với hai người, có khi là không đúng ý với cấp trên của SOS !

Gần đây, chúng ta đã nói rõ về vai trò quan trọng của quan hệ Việt - Mỹ trước và trong Cách mạng Tháng Tám. Thậm chí, ở giờ phút quyết định, không có sự xuất hiện đúng lúc và không chậm trễ của người Mỹ thì người lên đọc Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 chưa chắc đã là Hồ Chí Minh. Thời cơ đúng là ngàn năm có một !

14/03/2023

Cập nhật vấn đề TRAN DAN TIEN : bản dịch vào khảo cứu 2023 của nhóm Nguyễn Hải Hoành

Về vấn đề "Tran Dan Tien", trên Giao Bog, có thể đọc ở đây (tháng 8 năm 2014). Chủ nhân Giao Blog có lẽ là người đầu tiên cho rằng cần phân định rõ "Tran Dan Tien" và "Trần Dân Tiên".

Vào tháng 3 năm 2023, nhóm Nguyễn Hải Hoành vừa đưa thông tin về bản thảo lần thứ 15 của nhóm. Một cố gắng bền bỉ của nhóm. Tuy nhiên, mới chỉ là tiến triển chút xíu thôi. Còn xa xôi lắm !

07/02/2022

Những khám phá mới của cư dân mạng về cuốn "Hồ Chí Minh truyện" (1949) vào đầu năm 2022

Mấy ngày Tết Nhâm Dân vừa rồi, bắt đầu bằng việc một bạn bên Fb đưa hình ảnh chụp cuốn Hồ Chí Minh truyện trên yên xe máy, rồi với ý nghĩa như điểm tin nhanh thì Giao Blog có vớt về; liền sau đó, bác Đông A tiếp tục khám phá tư liệu từ kho lưu trữ ở Pháp. Xem cụ thể ở đây (entry đã đi từ ngày mùng 3 tháng 2, rồi cập nhật dần cho đến hết ngày 6 tháng 2 năm 2022).

1. Đại khái, đến ngày hôm nay (7/2/2022), chỉ bằng những thao tác tìm kiếm tư liệu trên mạng toàn cầu, thì hiện nay, bác Đông A đang dần nhận ra vai trò của nhân vật Trần Ngọc Danh và vai trò của một bản tiếng Pháp (được xem là do Trần Ngọc Danh viết) có trước bản tiếng dịch tiếng Trung (do Trương Niệm Thức thực hiện và in năm 1949 tại Trung Hoa).

03/02/2022

Ngày xuân trở lại với cuốn "Hồ Chí Minh truyện" (1949) nhân một bạn đưa bản chụp lên Facebook

Ngày 3 tháng 2 năm 2022

Bạn Dung Duong Trung ở mạng  Fb mới đưa lên một bản chụp Hồ Chí Minh truyện (bản in năm 1949 ở Trung Quốc). Chắc là bạn ấy mới kiếm ở đâu được.

Nhiều câu chuyện thú vị xung quanh cuốn sách này, nếu có điều kiện tôi sẽ viết dần dần vậy (dĩ nhiên là trên một tạp chí học thuật trước, rồi sau đó mới phổ cập ra Giao Blog).

Bây giờ, bạn Dung Duong Trung tìm được, và bạn ấy cho công khai ít trang lên Fb. Xem nhanh loạt ảnh cũng thấy là bạn ấy đặt sách luôn lên yên xe máy mà chụp. 

24/10/2021

Nhân vật Trần Dân Tiên (Tran Dan Tien) - nhóm TDLS nhận định là Giao Blog chỉ hé mở từ từ

Nhận định như vậy của nhóm Tư duy lịch sử đã được đi trên Fb từ năm 2018. Đại khái, nhóm này viết:

"P/s: Đặc biệt tham khảo sưu tầm bút luận trên Giao Blog (chuyên gia này chắc chắn biết hơn rất nhiều, nhưng lại chỉ hé từ từ). Vấn đề này cần được tiếp tục cập nhật khi có thêm dữ kiện mới.".

Quả đúng vậy. Hầu như, cho đến nay (tháng 10 năm 2021), Giao Blog mới chỉ hé chút xíu mà thôi. 

19/06/2021

Bàn thờ tổ quốc lập ở Thượng Hải năm 1946 : nhóm Nguyễn Thành By gửi Hồ Chủ tịch

Bàn thờ tổ quốc được lập nhân ngày quốc hội năm 1946. Kiều bào ở Thượng Hải lập bàn thờ ấy, rồi nhóm Nguyễn Thành By có thay mặt bà con gửi thư cho Hồ Chủ tịch.

Dần dần đã nhận thức được rõ hơn bóng dáng của nhân vật Trần Dân Tiên (Tran Dan Tien) ở Thượng Hải hồi năm 1946. Có liên quan đến tư liệu đã đi trên Giao Blog ở đây (đã đăng tháng 9 năm 2013).

28/01/2021

"Ông cụ tức là Bác Hồ kính yêu của chúng ta" (đọc lại bài đăng năm 1961 của cây bút T.Lan)

T.Lan đã viết và cho đăng một bài trên báo Nhân Dân vào dịp Tết Nguyên Đán năm 1961. Trong đó, có một câu là: "Ông cụ tức là Bác Hồ kính yêu của chúng ta".

Năm 1961, tức cách nay vừa tròn một vòng hoa giáp (60 năm), cũng có nghĩa thời điểm đó là Tết Nguyên Đán năm Tân Sửu.

Năm 2021 này cũng là năm Tân Sửu. Chúng ta đang bước vào dịp Tết Nguyên Đán năm Tân Sửu 2021.

Bài của T. Lan có tựa đề "Bác ăn Tết với chúng tôi", kể lại chuyện Nguyễn Ái Quốc về nước, đầu tiên hoạt động ở vùng biên giới Việt - Trung, nhờ uy tín của Trương Phát Khuê và Nguyễn Hải Thần mà được một làng bên kia biên giới cho cư trú. Nhóm chí sĩ cách mạng đã mở lớp huấn luyện tại đó, được nhân dân bao bọc. Gặp dịp Tết Nguyên Đán, cả làng thết đãi khách quí. Nhưng giữa cái Tết ấy, nhóm chí sĩ cách mạng Việt Nam phải nhanh chóng về bên kia biên giới để tránh sự kiểm tra của phía chính quyền Tưởng Giới Thạch. Sau đó là thời kì Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở vùng Cao Bằng.

08/10/2020

Học giả Phan Văn Các vừa từ trần (1934-2020)

Vào khoảng đầu thập niên 1990, thầy Phan Văn Các (lúc đó là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm) có đứng lớp ở Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội mấy buổi dạy chúng tôi môn Bách gia chư tử thời Tiên Tần (có các vị Khổng Từ, Lão Tử, Mạnh Tử,...). Giọng ông ấm và đều đều, nội dung giảng thường mực thước và thú vị.

05/09/2020

Lại về nhân vật Trần Dân Tiên (Tran Dan Tien) : bài mới của Quốc Phong

Nhà báo Quốc Phong vừa cho đăng một bài mới về tác giả Trân Dân Tiên, nhân dịp kỉ niệm quốc khánh năm 2020.

Về cơ bản không có gì mới về mặt tư liệu cả. Mấy câu chuyện về cụ Thận (tên gọi khác của cụ Trường Chinh Đặng Xuân Khu) thì là chuyện trong nhà.

Từ rất lâu, tôi đã đưa quan điểm có một ông là Tran Dan Tien, và một ông là Trần Dân Tiên. Có hiểu được sự khác nhau giữa hai ông này, thì mới bàn tiếp được. Còn không, mọi thứ vô hình chung chỉ là vẽ rắn thêm chân mà thôi.

25/11/2019

Tin nhanh Hồng Kông 2019 : mảnh đất tiếp tục tiên phong

Hạ tuần tháng 11 năm 2019, ở Hương Cảng - xứ cảng thơm, gắn bó nhân duyên với nhiều lớp người Việt Nam từ nhiều thế kỉ nay, riêng với đầu thế kỉ XX thì có thể xem lại ở đây hay ở đây.

Mấy năm trước, năm 2014, phong trào dù vàng, thì trên Giao Blog, có thể đọc lại ở đây hay ở đây.

02/09/2019

Sự bình dị Hồ Chí Minh qua phim màu 1966 : tiếng ho sau khói thuốc lá, và phát âm tiếng Nhật

Phim quay năm 1966 bởi đài NDN của Nhật Bản, đã đưa lên Giao Blog lần đầu hồi tháng 3 năm 2014 (ở đây), một thời gian bị hỏng các đường link nên đã đưa lại vào ngày 1 tháng 9 năm 2019 (ở đây).

Đây là những thước phim chân thật, cho thấy sự bình dị của Hồ Chủ tịch. Khi tiếp khách nước ngoài, cụ bật diêm que rọi thuốc lá cho khách. Hồi đó, thuốc lá như một thứ đầu câu chuyện.

01/09/2019

Bí mật quốc gia 50 năm qua : những thước phim quay khu nhà sàn và Hồ Chủ Tịch những ngày tháng cuối đời

Đầu tiên là một bài đã công bố năm 2005, tức là cũng đã tới 14 năm rồi.

Sau đó là các thông tin bổ sung (đánh thứ tự ngược như mọi khi).

Nếu đã xem những thước phim do Nhật Bản quay Bác Hồ trả lời phóng viên báo Cờ Đỏ (Đảng Cộng sản Nhật Bản), vào năm 1966, mà Giao Blog đã đưa lên ở đây (đưa hồi tháng 3 năm 2014), thì thấy rằng: chúng ta nên nhanh chóng giải mật những thước phim của tháng 9 năm 1969. Cũng đã 50 năm rồi.

Bản quay của Nhật Bản là tiếng thực sự của Hồ Chủ tịch vào năm 1966, hình ảnh rất nét, vô cùng quí giá. Còn bản do nhóm Việt Nam quay năm 1969 thì chưa biết ra sao. Lớp con cháu ngày nay phải lấy trách nhiệm ra mà công bố những tư liệu này. Của quí đang ở trong nhà đó, cần phải tìm đâu xa xôi.

27/06/2019

Nhật kí Tưởng Giới Thạch từ 1915 (lúc 28 tuổi), kéo dài 57 năm

Có hai đoạn mình quan tâm, và chắc sẽ đề cập đầu tiên, là đoạn cụ Tưởng nói đến nhân vật Hồ Chí Minh bị quản thúc (qua các báo cáo của Trương Phát Khuê và nhiều người nữa), và đoạn cụ Tưởng tiếp đón cụ Ngô Đình Diệm tới xem Đài Loan diễn tập quân sự.

Cả hai đoạn đó, mình đã thấy một ít tư liệu gốc gác.

01/06/2019

Ngày 1 tháng 6 : Bác Hồ hút thuốc và không hút thuốc (1960, 2001)

Tấm ảnh của năm 1960 đã được trang Khu Di tích Bác Hồ (viết tắt) đăng bản chính, và giải thích thêm về bối cảnh. Đọc tư liệu ở dưới. Theo tư liệu gốc của trang đó, thì Bác Hồ hút thuốc trong thời điểm quàng khăn đỏ cho thiếu nhi.

Tấm ảnh của năm 1960 đó đã được chuyển thể sang tem năm 2001. Bác Hồ trong con tem năm đó thì không còn hút thuốc trong thời điểm quảng khăn đỏ cho thiếu nhi.

26/05/2019

Tiếp tục chuyện đi tìm một người bạn của Trần Dân Tiên (dịch giả Trương Niệm Thức)

Tôi đã nhắn tin chính thức tới ông Hồ Tuấn Hùng (tác giả của cuốn Hồ Chí Minh sinh bình khảo), từ mấy năm về trước, rằng: Trương Niệm Thức là một người bằng xương bằng thịt thực sự, không phải người ảo (ông Hồ Tuấn Hùng cho Trương Niệm Thức là nhân vật ảo).

Trương Niệm Thức là một người bạn của Tran Dan Tien (sau này được ghi thành Trần Dân Tiên). Một người bạn đích thực. Một dịch giả hoàn toàn xứng đáng với Tran Dan Tien, về mọi mặt.

Đã đưa một chút tư liệu về nơi chốn cũ của Trương Niệm Thực ở đây (năm 2017).

19/05/2019

Nghỉ giải lao làm một điếu, và nghe con cháu luận bàn sau 129 năm

Đang cày, vì có một vài cái hạn sắp hết, mà có ngay một cái chỉ còn từ giờ đến hết đêm (mai là thành ra rác). Nhưng nóng tới cả 40 độ, nên ong thủ. Máy cày ì ra. 

Đành nghỉ giải lao làm một điếu.

Nói vui thế thôi. Vì đã lâu lắm rồi không còn hút thuốc nữa. Cho dù, mấy năm nay, vẫn đang bị một chú quân đội (đại khái là công tác ở bệnh viện quân đội) nhả khói thuốc lào sang cửa sổ, làm phiền hàng xóm quá thể !

Nghỉ giải lao và lướt xem con cháu luận bàn gì. Sau 129 năm. Thu thập các góc nhìn khác nhau (chỉ một ngày 19 tháng 5 năm 2019 này thôi).

15/05/2019

Dẫn hồn về Mạc Tư Khoa của Tư Đại Lâm (chứ không phải theo Phật tổ về Tây Phương)

Mạc Tư Khoa vốn là một miền cực lạc trong nhân sinh quan và vũ trụ quan của những lớp chí sĩ cách mạng vô sản thời kì đầu tiên. Mà đại diện tiêu biểu chính là cụ Nguyễn Ái Quốc (sau này là Hồ Chí Minh) thời thập niên 1930 - 1940.

Mạc Tư Khoa nhé. "Lão nằm mơ nước Nga". Mạc Tư Khoa là thủ đô của nước Nga. Mà nước Nga với Mạc Tư Khoa đó là của Tư Đại Lâm (tức Stalin).

Mạc Tư Khoa vốn được xem là thiên đường của dòng giống Lạc Hồng, là nơi hạnh phúc, là chốn thần tiên.

Chứ không phải Tây Phương cực lạc của Phật tổ Thích Đạt Đa đâu.

Tư liệu cho biết điều đó đã nằm sẵn từ lâu trên Giao Blog. Tư liệu do chính lớp chĩ sĩ lớp đầu tiên đó xác nhận.

11/05/2019

Nói lại mà nghe (6) : sự cẩu thả và lười nhác của cán bộ chuyên môn Khu Di tích Bác Hồ

5 năm đã trôi qua. Bởi vậy, học và làm theo phong cách nhà báo C.B, sẽ là ở mục Nói lại mà nghe - đã có từ tháng 5 năm 2015 trên Giao Blog.

Nói lại mà nghe ở đây, là về một bài viết chính thức của Khu Di tích Bác Hồ đăng trên trang chủ của cơ quan này vào năm 2014, luận về bút danh Trần Dân Tiên. Bài viết đó đã được đưa về Giao Blog lưu từ năm ấy, tức là cũng đã 5 năm trước (xem lại ở đây).

Khu Di tích Bác Hồ là tên viết tắt. Còn tên đầy đủ là Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Đây là nơi mà ông Nguyễn Văn Đoàn vốn là thủ trưởng cơ quan - tức Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Theo thông tin của nhà báo Quốc Phong (đã đăng ở đây, tháng 5/2017), ông Đoàn vốn là lính cận vệ của Bác Hồ. Ông Đoàn là phu quân của bà Nguyễn Thị Tình - bà có một thời gian là Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh.