Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

31/10/2013

Đại tướng vừa ra đi, các cháu liền lật đất tìm luôn, thấy ngay chiếc răng ... lợn


Qua tư liệu tổng hợp cho đến thời điểm hiện tại, có thể nêu hai điểm chính sau. Một là, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính là người đầu tiên, vào năm 2007, bằng văn bản, đề nghị đi tìm đầu tướng Phùng Chí Kiên (nguyên văn là "đầu") với sự tham gia của giới ngoại cảm. Hai là, qua một cơ duyên nào đó (hiện chưa rõ), từ đầu năm 2008, Bích Hằng đã tham gia, và trên thực tế chính là người chỉ đạo, lúc ở bên cạnh, lúc qua điện thoại di động từ xa, để cả đoàn người đi tìm.

cô Tích hay Lý Phương Thuận cháu gái ông Lý Thụy

Tên tác giả thì viết tắt là "N.Trung".

29/10/2013

Thủ cấp của anh hùng Nguyễn Huệ và các huynh đệ ở đâu, còn tìm thấy được không (1)

Đầu tiên, thử đọc lại một đoạn văn của một nhà nghiên cứu viết về sự phân kì lịch sử Việt Nam chưa từng có của đồng chí Trường Chinh vào năm 1943, như sau: "Quang Trung – Nguyễn Huệ, lãnh tụ của phong trào Tây Sơn, là tập đại thành của tinh hoa, trí tuệ, văn hóa dân tộc trong thế kỷ XVIII và có thể nói của cả ba thế kỷ liên tiếp của thời kỳ Trung đại (TK XVI, TK XVII và TK XVIII), thời kỳ mà không gian sinh tồn và hoạt động của dân tộc đã vượt qua dãy núi Hải Vân để phát triển tới tận Cà Mau, Phú Quốc. Đáng tiếc ông chỉ sống tới tuổi bốn mươi (1792), nếu không lịch sử phát triển của dân tộc có cơ may diễn theo nhịp điệu khác. Hoàn toàn không phải ngẫu nhiên mà bản Đề cương văn hóa Việt Nam (1943) của Đảng do đồng chí Trường Chinh khởi thảo lại phân kỳ lịch sử văn hóa nước nhà một thời kỳ dài từ cổ đại đến thực dân làm hai giai đoạn: Trước Quang Trungsau Quang Trung. Có thể nói đây là sự đánh giá rất cao, rất tuyệt vời và thú vị của Đảng ta cũng như của Cố Tổng Bí thư Trường Chinh đối với người anh hùng dân tộc Quang Trung va triều đại Tây Sơn." (Hà Nội, 2003, nguồn xem tiếp ở dưới).

Phiếm luận về GỌI HỒN : Giả dụ là "hồn nước" hay "hồn nhân loại" thì OK !

Hồn rằng, hồn thác ban ngày,
Thương cha, nhớ mẹ, hồn rày thác đêm.



Viết một cái vui vui, để hướng ứng luận giải vừa xuất hiện của bác Thiên Lý về chuyện "ma" (Hoàng Phương) có khi khác "bức xạ tồn dư/bức xạ tàn dư" (Đỗ Kiên Cường). Ma với bức xạ tàn dư tựa như lợn với heo, đại loại thế, và cũng chưa chắc thế !

28/10/2013

Trước khi kiện Thu Uyên (VTV), nên trình thử một chút tư liệu gốc cho bà con xem qua mạng

Vì đọc thấy tên của ông Nguyễn Phúc Giác Hải, trong lời chứng của thân nhân liệt sĩ, nên tôi bất giác liên tưởng đến những chuyện xếp chồng xếp núi khác, trong đó, ở blog này là sự kiện bà Nguyễn Thị Huệ với cuốn diễn ca lịch sử có khả năng trị bách bệnh.

Số sắc phong quí mới phát hiện ở Nghệ An : Có cái mang niên đại 1595

Phát hiện 36 sắc phong tại nhà thờ họ Phan
Ảnh tư liệu của nhà báo, từ 2012 (ảnh trong bài)

Lỗi khi đọc chữ viết tay : Ma An Nam leo dây

Chuyện đã qua mấy chục năm, mãi hồi còn là học sinh tiểu học năm cuối và trung học cơ sở những năm đầu (xưa gọi là cấp 1 cấp 2), nhưng vẫn nhớ như in, không bao giờ quên được. 

Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh và tư liệu về Phùng Chí Kiên

Lời dẫn: Dưới đây, là số tư liệu được kiểm kê cho đến thời điểm tháng 8 năm 2011.

26/10/2013

Đề nghị VTV và Viện Pháp y Quân đội đưa bằng chứng xác thực, trước khi phán lung tung


Có một số liên quan đến công việc chung (chẳng hạn sự kiện tìm mộ Hoàng Công Chất, tìm manh mối về Hoàng Công Toản, tìm manh mối và cầu siêu cho những thân vương lưu lạc trên đất Lạng Sơn,...), nhưng tôi chưa bao giờ tiếp xúc trực tiếp với Phan Thị Bích Hằng. Cũng không có ý định. 

25/10/2013

Lần đầu tiên đọc hồi kí của một phụ nữ : Gia đình, bạn bè và đất nước

c_450_0_16777215_00_images_stories_040712.Nguyenthibinh2.jpg
Nguồn ảnh

Phùng Chí Kiên, cha con Võ Đại tướng, và Phan Thị Bích Hằng (tư liệu)

Chỉ đơn thuần là lưu tư liệu mà Tiền Phong đã đi từ năm 2009. 

Xin lỗi cụ Nguyễn (tổng đốc Thái Bình vào năm 1939) : Chúng tôi nhầm vài chữ

Lỗi này thuộc về cá nhân tôi. Bởi tôi là người trực tiếp viết lại bài văn bia đã soạn năm 1939 của cụ, mà nay, đã được dựng lại trước đền thờ cụ Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ (khánh thành vào tháng 10 năm 2011). 

24/10/2013

Nguyên ủy cách xưng hô "Bác Hồ" : Năm 1947 thì muộn rồi (riêng với Phạm Thị Hoài)

Trong một entry từ hồi năm 2012 trên blog của mình, nhà văn Phạm Thị Hoài có luận giải về sự xuất hiện của cách xưng hô "Bác Hồ" trong tiếng Việt nói chung và trước tác của Hồ Chủ tịch nói riêng.

Đại ý, bà tra cứu trong bộ "Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000" , rồi hạ bút (để giữ được nguyên ý, dẫn cả đoạn dài):

Người Dao : Đề nghị Lễ cấp sắc, hát Páo dung là di sản quốc gia (từ 2013, Tuyên Quang)


Lễ Cấp sắc của người Dao quần chẹt huyện Yên Lập, Phú Thọ - Nguồn: TTXVN (ảnh trong bài)

23/10/2013

Tôn Trung Sơn bí mật sang An Nam, chui vào nhà hát cô đầu : Vĩ nhân phải khác đám phàm phu

Hồi trước, Tôn Trung Sơn - lãnh tụ của cách mạng Trung Hoa - đã từ thế giới phương Tây, trên đường hoạt động, ghé thăm Nhật Bản. Nếu kể như thế, thì chẳng có ai ngạc nhiên. Mọi người sẽ lườm cho: thôi, biết rồi, khổ lắm. Được lợi, thật ra là lợi về mặt danh dự, chỉ có con cháu của cái tiệm bánh bao ở gần nhà ga, góc một cái đường giữa Yokohama hoành tráng. Chúng sẽ rất thân thiện kéo vào tiệm, và mau mắn giở tờ me-niu ngả màu thời gian ra, rồi bảo: đây, đúng là món bánh bao ngày trước Tôn lãnh tụ đã dùng, mà ông cụ nhà tôi đã trực tiếp chế tác. Người ta không tính thêm tiền vào bánh bao, có khi hứng còn mời mình ăn thử và uống nước chè, nhưng mình cần dành một chút thời gian và nói dăm ba câu để làm lãi cho họ.

Bây giờ, tự dưng bảo: Tôn lãnh tụ cũng đã bí mật sang An Nam rồi. Mà đúng lãnh tụ Tàu. Ông đi thẳng vào mấy cái nhà hát cô đầu ở phố Hàng Giấy.

22/10/2013

Thưởng thức một truyện ngắn của nữ văn sĩ vừa nhận Nobel 2013 (bản dịch Nguyễn Đức Tùng)

Hãy đọc tác phẩm "Thị trấn bên đường" của đi đã. Rồi ghi cảm tưởng (nếu có) ở mục comment. Vẫn chưa hiểu vì sao tiền vệ không làm hiển thị dòng ghi ngày tháng ở mỗi bài, gây một bất tiện, theo tôi.

Lời dẫn: Tôi đã có phần không thấy khoái, khi 2 trang chuyên văn học là tiền vệdamàu gần như im hơi đến hơn cả một tuần trước sự kiện Nobel Văn học 2013. Không có bài giới thiệu hay gì gì tương tự, đã đành, mà một dòng tin cũng không.

Bản sương mù của người anh hùng gây lạc lối về, giữa những nương chè bát ngát

Lưu ý đặc biệt (vừa mới chính thức xong, 9/2013, đợt trước vẫn chỉ là nghe đồn): "Trung tâm hành chính huyện Vân Hồ dự kiến được xây dựng tại bản Suối Lìn, xã Vân Hồ".

Thật ra, mình không đi tìm những nương chè, bát ngát và khá nên thơ khi trời quang mây tạnh, ở Suối Lìn (như các du khách ở trong bài dưới đây). Gặp hoàn toàn ngẫu nhiên. Vào tới nơi, ở bên người anh hùng Bàn Văn Mình rồi, thì mới được ông giới thiệu.

Mãn nhãn với chè xanh, cải trắng ở Mộc Châu 2

Đi thăm bác Bàn Văn Mình, người anh hùng ở bản sương mù

Tôi vào bản lúc trời đã tối. Sương mù dầy đặc, cả mấy ngày rồi, nên đường trơn tuồn tuột. Mấy tháng cuối năm và mấy tháng đầu năm, vùng này đều như vậy, nên vốn có tên là "Mường Mook", tức "xứ sương mù", sau thành ra Hán tự rất văn vẻ là "Mộc Châu".

21/10/2013

Trên báo Công Thương, cụ Vũ Khiêu khóc tướng quân (2013)

Thấy một vài đoạn lẻ, cho là của cụ, ở một vài chỗ khác, còn bán tín bán nghi. Bây giờ đã thấy nguyên bài trên tờ Công Thương. Cụ kí tên ở cuối bài. Qua bài, được biết: sắp tới, Hồi kí của cụ sẽ ra mắt bạn đọc.

Để đọc tham khảo, có thể xem lại bài nhà thơ Hữu Loan khóc tướng quân.

Sự chuẩn bị của Trần Dân Tiên, tháng 1 năm 1946

Một trong những chuẩn bị cho sự ra đời của cuốn sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch (1949, 1955), là việc: từ đầu năm 1946, một tài liệu như thấy ở dưới đây đã được in phổ biến.

Tài liệu đã in phổ biến năm 1946, từ đầu năm


Nhà văn Vũ Thư Hiên, gần đây, cũng có có nhớ lại về sự chuẩn bị từ năm 1946, mà người gợi ý đầu tiên hình như là ông Nguyễn Lương Bằng. Trí nhớ của nhà văn không tồi, bởi: qua tư liệu đích thực, đã thấy sự chuẩn bị như vậy.

Hà Nội - Đông Kinh Nghĩa Thục - 1907 : Tờ "Đăng cổ Tùng báo" ra số đầu tiên


Trang bìa Đăng cổ Tùng báo viết bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên số 793 ra ngày 28 tháng 3, 1907
 (Nghiệp duy cần – Chí duy nhất – Hợp lực tương trợ – Đồng tâm cộng tế 
♦ ĐẠI NAM ĐỒNG VĂN NHẬT BÁO ♦ Đăng Cổ Tùng Báo)


Có thể xem Đăng cổ Tùng báo là tờ báo có quốc ngữ đầu tiên của xứ Bắc Kì. Năm 1907. Gắn với tên tuổi của các vị khai sáng và hợp tác với trường Đông Kinh nghĩa thục. Một phần vì tờ báo này, mà sau này, các ông Dương Bá Trạc, Nguyễn Quyền, Võ Hoành và Lê Đại bị đày ra Côn Đảo (nhưng cũng sớm thả).

Thậm chí Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Duy Tốn cũng bị quan Hoàng Trọng Phu nhốt giam một đêm ở Hà Đông vì tội liên can đến Đông Kinh nghĩa thụcĐăng cổ tùng báo.

Đó là tờ quốc ngữ sớm nhất, và cũng là báo tư nhân sớm nhất. Nhà đương cục ghét nó vì nó cổ vũ cho độc lập tự chủ dân tộc, tự do, bình quyền.

20/10/2013

Trần Dân Tiên đánh máy nhầm, nên bản dịch của Trương Niệm Thức cũng nhầm theo

Về chi tiết tác giả Trần Dân Tiên đánh máy nhầm "ngày 16-8-1945" (đúng với thực tế) thành "ngày 16-7-1945", trong sự kiện liên quan đến Chủ tịch Ủy ban Quân sự Võ Nguyên Giáp ở thời điểm đó, thì đã nói ở các entry trước.

Do bản tiếng Việt của Trần Dân Tiên bị nhầm như vậy, nên bản dịch của Trương Niệm Thức (bản in năm 1949) cũng nhầm theo. Đoạn tiếng Trung sau trong cuốn Hồ Chí Minh truyện do Trương Niệm Thức dịch (chú ý đến đoạn đánh dấu đỏ đầu tiên, có nghĩa là "ngày 16 tháng 7 năm 1945"):

Xem đoạn đã nhầm, thật ra là đánh máy nhầm, của Trần Dân Tiên (bản in đầu năm 1955)

entry trước, đã nói về chi tiết sai nhầm trong sách của Trần Dân Tiên, ở đoạn liên quan đến Võ Nguyên Giáp và Đàm Quang Trung.

Vấn đề sai nhầm, thực chất chỉ là đánh máy nhầm của Trần Dân Tiên. Nhưng cũng cần nói lại, rằng: chỉ là lỗi đánh máy, nhưng làm sai lạc sự kiện đi tới cả một tháng, nên cũng không thể nói là lỗi nhỏ.

Và điều đáng ngạc nhiên, như đã nói ở entry trước, lỗi này đã được duy trì suốt từ năm 1949 (1955) đến tận khi Hồ Chủ tịch từ trần. Mọi suy luận để sau, phải có thêm dữ liệu. Bây giờ, xem cận cảnh bản in năm 1955, như dưới đây.

Trang 108, bản in lần đầu năm 1955

Trần Dân Tiên đã viết sai đúng 1 tháng (liên quan Võ Nguyên Giáp và Đàm Quang Trung)

Liên quan đến Cách mạng Tháng Tám, và sự xuất hiện của Võ Nguyên Giáp cùng Đàm Quang Trung trong thời khắc lịch sử đó, cuốn sách của Trần Dân Tiên, có lẽ chỉ là do đánh máy sai, mà đã nhầm sự kiện của tháng nọ sang tháng kia.


Ho Chi Minh & Company
Trong ảnh có cả Đàm Quang Trung

19/10/2013

Trần Dân Tiên đã hoàn thành cuốn sách trước tháng 1 năm 1948 (liên quan đến anh Văn)

Ở trong bản tiếng Việt xuất bản chính thức lần đầu năm 1955 của cuốn sách do Trần Dân Tiên viết, tác giả - tức Trần Dân Tiên - tự ghi là hoàn thành bản thảo (thoát cảo để chuyển nhà xuất bản) vào "Mùa xuân năm 1948". Ghi như vậy, ta chỉ biết đại khái là "mùa xuân", nhưng quả thực, không rõ là tháng mấy của năm 1948.

Văn nghệ thứ Bảy: Đề thi đại học môn Lịch sử (giả tưởng, cho năm 2113)

Bài làm trong 90 phút bao gồm cả thời gian chép đề và tra cứu.

Đội Du kích Bắc Sơn : 32 chiến sĩ, 14/2/1941, rừng núi Lạng Sơn

Không biết là hiện nay, có cụ nào trong số 32 cụ còn tại thế nữa hay không ? Xem ảnh thì thấy có cả cụ bà.

Nguồn ảnh : Trang của Bảo tàng Lịch sử (tuy vậy, không chắc có phải của Đội du kích Bắc Sơn năm 1941 hay không)

Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân chính thức được thành lập lúc mấy giờ ?

Trong bức ảnh nổi tiếng dưới đây, có một cụ vừa từ trần, có một cụ hiện vẫn còn sống. Có một cụ, trong 34 cụ, thì con cháu hiện nay tôi đã lên gặp. Có một cụ thì ở cách nhà chỉ một con sông đào nho nhỏ.


Một đám tang, hồi chưa có truyền hình

Bài viết của nhà văn Hồ Dzếnh trên tờ Văn nghệ (Hà Nội) số 146 ra ngày 9.11.1956 ở trang 10 - 11. Sau được Lại Nguyên Ân tìm thấy và sao lục, rồi cho đăng lại trên talawas hồi năm 2008.

Trước đó một thời gian, bài cũng được in lại vào sách Nguyễn Sơn - Lưỡng quốc tướng quân (Nxb Thông tấn, 2006; bản phổ biến trên mạng từ 2008).

18/10/2013

Nhà thơ Hữu Loan khóc tướng quân (1956, 2006)

Bài đã in trong tập sách Nguyễn Sơn - Lưỡng quốc tướng quân (Nxb Thông tấn, 2006). 

Ở đây, lấy về từ bản phổ biến trên mạng từ 2008. Thật ra, bài thơ mới là của Hữu Loan, còn phần văn thì không phải của ông. Và bài thơ tựa như không có tiều đề.

Bài có một chi tiết thú vị: năm 1948, người ta định ra một cuốn sách về Nguyễn Sơn, âm hưởng chắc là ca ngợi. Nhà thơ Hữu Loan đã khuyên thẳng với tướng quân là không nên in. Bởi vậy, cuốn đó đã không được in. 

Nhớ bác Sơn (bài Vũ Tuấn, 1993, 2006)

Bài của một người cháu, gọi Nguyễn Sơn là bác, đã in trong tập sách Nguyễn Sơn - Lưỡng quốc tướng quân (Nxb Thông tấn, 2006). 

Khán giả Nhật Bản có cảm tưởng như thế nào về NGƯỜI CỘNG SỰ

Kết quả bỏ phiếu đến ngày hôm nay 

Khán giả Nhật Bản đã có bỏ phiếu về cảm tưởng đối với bộ phim do hai nước hợp tác sản xuất mà vừa được trao danh hiệu Bông sen vàng trong Liên hoan phim Việt Nam 18, là Người cộng sự.

Bài của nhà báo Lê Phú Khải : Đại tướng Võ Nguyên Giáp như tôi đã biết

Lời dẫn: Đây là lần đầu tiên tôi đọc bài của bác Lê Phú Khải. Bài đã xuất hiện ngay sau ngày Đại tướng từ trần, đăng trên BVN. Mong muốn là kí giả cho thêm một vài tấm ảnh hồi năm 1994 do chính ông chụp.

Tuần lễ vàng, ngôi nhà 34 Hoàng Diệu, và "Bộ trưởng Tài chính thực thụ" đầu tiên (tin theo bác Trần Hùng)

Ảnh chưa cần chú thích

Thấy bác Trần Hùng đưa tin này. Mình ghi là "tin theo bác Trần Hùng" thì vừa có nghĩa là tin đọc bên nhà bác, lại có nghĩa là "tin theo bác", tức là tin tưởng mà theo. Nói vui thế thôi, nhưng xin chép mấy đoạn sau và cùng một cái ảnh từ bên bác về lưu.

NGƯỜI CỘNG SỰ chính thức nhận BÔNG SEN VÀNG trong Liên hoan phim Việt Nam 18

Theo tin dưới đây của tờ SGGP, thì là như vậy.

Ngày mưa lang thang trong thành cổ tạnh



Chúng tôi xuất phát sớm, mưa ở vài đoạn trên đường đi, nhưng đến khu vực thành cổ thì, thật lạ: tạnh khô, gió nhẹ man mát, sen cuối mùa tàn tạ ở những đoạn hào chạy xung quanh thành vẫn ánh lên vẻ đẹp riêng. Tôi bảo, thật ra là thử chơi chữ một chút với kinh điển: "Các quân tử đang tự chết khô".

17/10/2013

9 năm làm một Điện Biên, và 9 năm làm một ngôi trường Lục Quân

Cuốn Trường Sĩ quan Lục quân Quảng Ngãi - 9 năm cùng chiến đấu và đào tạo chiến sĩ cho Việt Nam, 182 trang, ấn hành lần đầu năm 2008, tiếng Nhật

Tác giả là một sĩ quan Nhật Bản đã ở lại giúp Việt Minh đánh Pháp 9 năm (1945-1954) 

Người lính ấy là bạn của tướng Nguyễn Sơn, ông đã từ trần năm 2012, thọ 93 tuổi (1919-2012)

Văn bản Lý Sơn - 5 (bản dịch của Phạm Văn Thắm, 2013)

Trong cuốn sách vừa xuất bản của Bộ Ngoại giao, bản dịch văn bản Lý Sơn không ghi tên người dịch. 

Văn bản Lý Sơn - 4 (bản dịch chung đã công bố năm 2009 của nhóm Nguyễn Xuân Diện)

Bản dịch toàn văn như dưới đây.

Văn bản Lý Sơn - 3 (ấn ảnh của bản gốc, và bản hoạt tự của Quỹ Biển Đông)

Entry này chỉ để lưu tư liệu, cho tiện tham khảo khi cần.

Văn bản Lý Sơn - 2 (bài Nguyễn Đăng Vũ, tháng 7/2009)

Bài gồm hai kì trên báo Tiền PhongỞ đây gộp lại làm một.

Theo thông tin của bài này, văn bản Lý Sơn đã được nhiều người dịch, mà sớm nhất là từ năm 1999. Nguyên văn :"theo các bản dịch của các ông Dương Quỳnh – dịch tháng 3 năm 1999; Võ Hiển Đạt, Nguyễn Đức Tập, Lâm Dũ Xênh, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Tấn An dịch vào tháng 4 - 2009".

Văn bản Lý Sơn - 1 (bài báo 10/4/2009, Phạm Khang)

Theo tư liệu cũ, văn bản Lý Sơn được phát hiện từ hồi tháng 3 năm 2009 (thật ra, đây là niên đại mang tính quan phương chính thức, còn trên thực tế thì ở phạm vi dân gian, người ta đã biết từ lâu). 

14/10/2013

Góp phần làm nên ĐIỆN BIÊN PHỦ còn có một tướng quân VÕ NGUYÊN khác

Ở entry trước, đã có hình ảnh ấn triện chữ Hán của Võ Đại tướng. Ngoài ấn triện, còn có cả thủ bút chữ Hán của chính Đại tướng vào năm 1957. Chúng ta đã thấy 3 chữ Hán thể hiện tên của Đại tướng: VÕ NGUYÊN GIÁP (cũng đọc VŨ NGUYÊN GIÁP). 

13/10/2013

Tối hậu thư viết chung của anh Văn và Thomas gửi đại diện quân đội Nhật ở Thái Nguyên (hạ tuần tháng 8/1945)

việt minh
Truyền đơn của Việt Minh rải trong rừng Việt Bắc thời 1940s (có thấy cả  ở đây ! )

Người Nhật đã chuẩn bị chu đáo cho việc đổ bộ vào Đông Dương. Một trong những việc ở khâu chuẩn bị, là đào tạo đội ngũ phiên dịch chiến trường. Người ta chọn tiếng Pháp làm chủ lực. Một công đôi việc: vừa làm việc được với người Pháp đang làm chủ Đông Dương, lại vừa nói chuyện được với người dân bản xứ.

Còn người Mĩ, trong OSS, cũng chuẩn bị không kém phần chu đáo cho việc vào Việt Nam. Bởi vậy, đã có một vài phiên dịch tiếng Việt của OSS khi họ tới núi rừng Việt Bắc giao thiệp với Việt Minh. Họ đã học cấp tốc tiếng Việt đầu những năm 1940, tại Mĩ, trước khi được tung vào chiến trường.

11/10/2013

Không vội tin lời kể không có bằng chứng của thư kí (viết thêm từ phát hiện của bác Trần Hùng)

Vừa có một phát hiện thú vị của bác Trần Hùng liên quan đến việc Đại tướng được giao nhiệm vụ Chủ tịch Ủy ban Dân số và Sinh đẻ có kế hoạch hồi giữa thập niên 1980. Phát hiện tuy nhẹ nhàng, nhưng rất trúng.

Cụ thể là, đã có sự khác nhau một trời một vực giữa: một bên là lời kể chay của người thư kí của Đại tướng - ông Đại tá Nguyễn Văn Huyên, và một bên là tư liệu hai năm rõ mười mà bác Trần Hùng trình ra.

Sự kiện chưa cách xa chúng ta mấy, mới chỉ từ năm 1984 thôi, chứ đâu phải là 1944 hay 1934 (1924, vân vân).

Người Mĩ cùng Việt Minh đi từ Thái Nguyên xuống Hà Nội vào tháng 8 năm 1945 : Không phải Patti, mà là Thomas


Patti tức Archimedes Patti, năm 1945 là đại tá tình báo Mĩ, một nhân chứng quan trọng của Cách mạng Tháng Tám. Sau năm 1975, ông viết cuốn sách dạng hồi kí mang tên Tại sao Việt Nam - được Đại tá dưới trướng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Lê Trọng Nghĩa dịch sang tiếng Việt như vậy gần đây.

Tư liệu và lí giải của William Duiker về cuốn ĐƯỜNG KÁCH MỆNH (1927, 1995, 2013)

Lời dẫn: 1927 là niên đại ra đời của cuốn Đường Kách Mệnh (bản tiếng Việt). 1995 là niên đại luận văn của William về cuốn sách đó.

Đồi phong Tướng và ATK Định Hóa : Vị trí của Thái Nguyên trong kháng chiến



Tôi đã lang thang ở khu vực này. Nhưng quan tâm, thì lại ở hai việc tưởng không liên quan gì: một là, theo chân một ông thầy Tào (thầy cúng kiểu Đạo giáo) người Dao vào nhóm người Dao ở trong vùng; hai là, tranh thủ, thử tìm kiếm xem có một chỗ nào giông giống như Quỉ Môn Quan bên Lạng Sơn hay không.

Hơn một tuần lễ ở Thái Nguyên : Vai trò trọng yếu của giải phóng Thái Nguyên đối với Cách mạng Tháng Tám

Chưa cần mở tư liệu lịch sử, chỉ cần đọc nhanh tin của chính báo địa phương Thái Nguyên hiện nay cũng phần nào thấy được vai trò của giải phóng Thái Nguyên.

Nếu không vượt qua được cửa ngõ Thái Nguyên, chắc là đoàn quân tháp tùng Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh không về Hà Nội được, hoặc ngày đọc tuyên ngôn độc lập sẽ phải muộn hơn ngày 2 tháng 9. Thậm chí, rất có thể, sẽ là người khác lên đọc tuyên ngôn.

Có lẽ đây là lí do quan trọng để Hồ Chủ tịch một vài năm sau đã phong cấp Đại tướng cho cụ Võ Nguyên Giáp.

10/10/2013

Trần Dân Tiên viết về Võ Nguyên Giáp đánh Nhật năm 1945 : Lược bỏ sự giúp đỡ của một người Mĩ

Đầu tiên, cần xem lại tên ghi bằng chữ Hán của Võ Nguyên Giáp qua chính thủ bút của Đại tướng (niên đại của thủ bút này được xác định là năm 1957, tại Hà Nội), như đã giới thiệu ở một entry trước

Hãy chú ý đến chữ "Võ Nguyên Giáp" (Vũ Nguyên Giáp) được viết đè lên trên con dấu nền đen chữ trắng (bốn chữ Hán trong con dấu đó được khắc chìm theo lối triện thư, có thể tạm đọc là "Võ Nguyên Giáp ấn"):


09/10/2013

Phùng Chí Kiên (1901-1941) : Vị tướng quân đầu tiên và cái thủ cấp đáng ba tạ muối

Khoảng giữa năm 2009, lúc sửa nhà, tôi hay phải ra mua vật liệu ngành nước (ống nhựa Tiền Phong, ống nhựa nhiệt, van nước các cỡ, tê và cút các loại, thoát sàn,...) ở một công ty đóng trên đường Phùng Chí Kiên. Ra nhiều đến độ thành quá quen với giám đốc và kế toán công ty, đôi khi ngồi uống nước và nói chuyện phiếm.

08/10/2013

Duyên nhà Phật: Cát bụi nhẹ bay nơi đảo xa ngân tiếng chuông chùa

Niên đại đúc của đại hồng chung ở Vũng Chùa là 2554 (theo Phật lịch), và 2010 (theo dương lịch). Thí chủ là gia đình bà Đặng Bích Hà ở Hà Nội.


Chú thích ảnh ghi bổ sung (11 h ngày 9/10/2013):  VNN ghi tác giả ảnh là CLC


Thời đại sinh anh hùng, còn anh hùng chưa chắc đã sinh ra thời đại

Đã có vô vàn anh hùng lỗi lạc không sinh ra được thời đại, trở thành những viên gạch lát đường dẫn tới một-thời-đại-được-mở-ra-bởi-những-anh-hùng-kế-tiếp. Những viên gạch lát đường thường bị bỏ quên ngay từ khi người-anh-hùng-mở-ra-thời-đại-mới đang đi trên đó.

Lòng dân


2-6363-1381141486.jpg
Nguyên chú của VnExpress:
"Khoảng 16h chiều 7/10 còn rất đông người xếp hàng trong ánh nắng thu đang ngả bóng. Theo thông báo của gia đình Đại tướng, lễ viếng hàng ngày sẽ kết thúc vào 18h"

07/10/2013

Độc giả Phạm Thành lay lắt cả tuần mới đọc hết tập một của ĐẠI GIA

Lời dẫn: Qua bài cảm nhận dưới đây của một độc giả lớp lão niên, có thể thấy là Đại gia không dễ đọc. Bạn đọc đã hết sức thành thực, và cũng cẩn thận ghi là "cảm nhận, không phải phê bình văn học".

Khác hẳn với bác Beo (chỉ cần một đêm thất tình đã ngốn liền cả hai tập), độc giả Phạm Thành cố lắm mới đọc hết tập một và lật lật xem xem tập hai.

Nhà văn, bằng ngôn ngữ qua tay nhào nặn của mình, có thể theo những lối cũ quen thuộc, có thể theo những thử nghiệm mới, đưa đến cho công chúng những tác phẩm, mà nhìn ở góc tiêu dùng, cũng không khác mấy với một tô phở hay một đĩa bánh tráng. Khách hàng trả tiền mua tô phở, trong lúc xì xụp, sẽ à khen ngon, hay chê nhiều mắm, bình phẩm độ cay mặn, vân vân.

Cũng có những người Nhật đã khóc, hôm 29/9, khi xem phim NGƯỜI CỘNG SỰ

Trích từ blog của nhóm các bạn trẻ ngành IT ở Nhật Bản

Để dẫn đến việc khóc, cũng như điều mà tiếng khóc biểu đạt, thật muôn hình muôn vẻ. Có khi khóc chỉ vì một sự trùng hợp kiểu hai ta đang cùng mặc quần bò sờn đầu gối (tự làm cho sờn rách), lại có khi vì một sự khác biệt kiểu như tóc anh nhuộm vàng còn tóc tôi để nguyên đen. Có khi khóc vì sự thực. Nhưng sự dối trá cũng rất dễ đưa đến tiếng khóc.

Bác bỏ những điều không đúng trong hồi kí của các cố vấn Trung Quốc : Hồi ức của phiên dịch Hoàng Minh Phương


Nguồn

Hồi kí cố vấn Trung Quốc 1950s (bản dịch tiếng Việt của Dương Danh Dy, gồm 12 kì)

Nguồn 

06/10/2013

"Hồ Chí Minh ấn" và "Võ Nguyên Giáp ấn" : Chữ Hán và triện khắc chữ Hán của Đại tướng (1950, 1957)



Trong một số cuốn hồi kí cách mạng, có thấy kể việc thời trẻ cụ Giáp từng nói tiếng Trung Quốc và viết chữ Hán. Chẳng hạn, ông Vũ Anh (p.16) có kể việc trước năm 1945, Việt Minh - hồi còn hoạt động bí mật ở biên giới Việt Trung  - từng tổ chức một cuộc nói chuyện ở Quế Lâm (Quảng Tây, Trung Quốc). Nguyên văn: "Hôm đó, anh Đồng nói bằng tiếng Pháp, anh Giáp nói bằng tiếng Trung Quốc. Người đến nghe rất đông...".

Buổi chiều ngày 2 tháng 9 năm 1945 và lời thề Võ Nguyên Giáp (tin của báo đương thời)

Các hồi kí của cả người trong nước và người nước ngoài có nhiều điểm ghi không rõ, mẫu thuẫn nhau về lễ độc lập ngày 2/9/1945 của nước Việt Nam mới. Điểm yếu của hồi kí là như vậy.

May mắn là có được một số bài tường thuật trực tiếp trên báo chí đương thời (cả báo tiếng Việt và báo nước ngoài). Nhưng rắc rối lại thêm rắc rối, ngay cả những bài tường thuật trực tiếp ấy cũng lại có chỗ mâu thuẫn nhau, không rõ đâu mới là thực. Sở dĩ mâu thuẫn, là xuất phát từ con mắt nhìn và cái óc nghĩ khác nhau khi cùng chứng kiến một sự kiện. 


05/10/2013

Bức ảnh quí của Võ An Ninh vẫn còn tồn nghi - 2 : Hồ Chủ tịch và Võ Đại tướng, không phải 2/9/1945 (ý kiến An Chi)

Ảnh 1

Lời dẫn: Bức ảnh đúng là của cụ Võ An Ninh, không cần phải nghi ngờ như của cụ An Chi ở dưới đây (tôi sẽ viết thành bài cụ thể sau). Lời phê của cụ An Chi dành cho sự không cẩn trọng của ông Dương Trung Quốc hoàn toàn xác đáng. Nguyên văn: "David Marr và Cecil B. Currey có thể nhầm lẫn trong việc nhận chân chữ ký của Cụ Hồ và Đại tướng chứ nhà sử học người Việt Nam mà lại bị nét chữ đánh lừa trong trường hợp có liên quan đến lãnh tụ thì hiển nhiên là chuyện hoàn toàn đáng tiếc".

Bức ảnh quí của Võ An Ninh vẫn còn tồn nghi - 1 : Hồ Chủ tịch và Võ Đại tướng ngày 2/9/1945 (ý kiến Dương Trung Quốc)

"Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên chiếc xe tại Quảng trường Ba Đình"

Lời dẫn: Về tấm ảnh trong bài, một lúc khác tôi sẽ đưa tư liệu gốc, nhưng chính thực là do cụ Võ An Ninh chụp, và đã đăng trên báo phổ thông vào tháng 9 năm 1945. Tuy vậy, vẫn có những ý kiến khác nhau xung quanh nó. Ở đây là quan điểm của ông Dương Trung Quốc.

Nguyên cả bài ở dưới đây chắc vốn có nguồn từ KH&ĐS, nhưng tôi tạm lấy về từ Dân trí. Chú thích ảnh là của bài gốc, nên tôi để trong dấu ngoặc kép.

Vũ Thư Hiên : "Tôi thì dù muốn dù không vẫn cứ vướng vào ba cái chuyện chính trị, như nhiều người Việt Nam dở hơi khác"

Rất lâu rồi, nhờ nhân duyên qua mạng toàn cầu, mới có dịp và có được tâm trạng để đọc truyện mới của nhà văn Vũ Thư Hiên. Tôi đọc ngay "Cõi âm" đã được post lên vào một ngày Chủ Nhật của tháng 2 năm 2007

Truyện được viết ra bởi thôi thúc nội tâm nhà văn, và cũng là sự tác thành của ngoại cảnh. Người đọc, thêm một lần nội tâm và cũng là một lần khúc xạ của ngoại cảnh ở những điều kiện không thời gian khác nhau, để đọc truyện. Cùng một cái truyện ấy, đọc lúc này chưa thấy thích, nhưng đến một lúc khác, nội tâm ta khác đi, lại có thể thấy thích. Hoặc là ngược lại. 

Đọc Cõi âm, lúc này, tôi thấy thích. 

Khung cảnh nước Pháp trong một thị trấn tỉnh lẻ heo hút, tĩnh lặng, ẩm mốc. Có hai người đàn ông Việt xa xứ xuất hiện trong khung cảnh ấy bên những hàng bàn ghế xỉn màu ngoài bãi rác công cộng. Cứ đánh đồng nhà văn thực là một người, và một người nữa - anh Ngoạn lấy vợ Pháp chuyên nghề sửa chữa vá víu linh tinh. Ở giữa hai người, và sống cùng với nhà văn, là một người đàn ông nữa nửa thực nửa ảo. Không hẳn là ma, cũng chẳng hẳn là người, anh ta chỉ chưa kịp hay chưa chịu húp cháo lú để về cõi âm, nên còn phiêu lãng trong dương gian, và đêm đêm về trò chuyện cùng uống cà-fê ở thị trấn ẩm mốc, với nhà văn. Có thể nối dài sự suy tưởng theo chiều mê mê, tỉnh tỉnh, lẫn người lẫn ma như vậy.

04/10/2013

Sau đúng một tháng, tin nhanh của ngày 4/9/2013 mới được kiểm chứng

Vừa đúng một tháng trước, vẻ như có phần vội vã, đi một cái tin nhanh hoàn toàn phá lệ blog của chính mình

Bây giờ, mới có thể kiểm chứng được.


Ảnh bổ sung (cập nhật 5/10/2013): Tin tướng quân từ trần ở tuổi 102 trên báo Nhật


Phim NGƯỜI CỘNG SỰ được chiếu ở truyền hình Nhật, có bao nhiêu người xem ?

Tin lành sắc tộc Dao ở Tây Nguyên (huyện Ea Sup tỉnh Đắc Lắc, 2012)

Trưởng bản là người Bình Định di cư, tâm sự thật: vị mục sư trong bản thực sự đức độ, chúng tôi rất kính trọng ông ấy. Hôm khánh thành khách sạn của trưởng bản, mục sư có đến mừng. Mà ông trưởng bản thì là một trường hợp lạ: cha tập kết ra bắc, nên sinh ra và hồi nhỏ ở Hà Nội, hiện bây giờ vẫn có một căn nhà ở Hà Nội (cho người ta thuê làm hàng sắt). Thế giới vòng quanh, và quá chật hẹp: chủ cửa hàng sắt ấy lại là người từng thi công những hạng mục sắt trong nhà tôi.

Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Hữu nghị cho nhà khảo cổ Nhật Bản Nishimura (9/2013)

Sự kiện đã có độ lùi về thời gian khoảng nửa tháng. Entry này chỉ có một ảnh duy nhất.

Xác nhận của nhà văn Vũ Thư Hiên về nhân vật Trần Dân Tiên

Lời dẫn: Gần đây, sau khi xuất hiện một bài ngắn của hai đồng tác giả Thái Doãn Hiếu - Nguyên Khôi đưa ra bộ tam "Vũ Đình HuỳnhTrần Huy LiệuTrường Chinh" như là thực chất của nhân vật Trần Dân Tiên, tôi đã có điểm tin, và đưa một vài điểm nghi vấn. 

Sau đó, lại đi riêng một entry nói rõ hơn, và mong được nhà văn Vũ Thư Hiên (con trai của cụ Vũ Đình Huỳnh) xác nhận giúp.

Thật nhanh chóng, đáp ứng lời ngỏ, nhà văn đã cho một comment như dưới đây. Qua đó, cũng có thể vui mừng hiểu rằng, ở tuổi 80 hiện nay, nhà văn Vũ Thư Hiên vẫn rất tráng kiện và thường ngày cập nhật thông tin qua internet. Trong cộng đồng cư dân mạng tiếng Việt, có một số nhà văn cập nhật với kĩ thuật hiện đại như vậy, ngoài Vũ Thư Hiên, chúng ta còn có thể thấy như Thế Phong (tức dịch giả Đường Bá Bổn) mà tôi đã một vài lần nhắc trên blog này.

03/10/2013

Hồ Chủ tịch có chống gậy trong ngày quốc khánh khai sinh ra nước Việt Nam mới (02/9/1945), hay không ?

Một câu hỏi nhỏ, về một chi tiết rất cụ thể. Tôi đưa lên đây để mong nhận được lời giải đáp của các bạn. 

Khi đưa lời giải đáp, ý kiến có thể ngược nhau, nhưng cần thiết nhất là cung cấp bằng chứng rõ ràng (nếu là sách vở hay tranh ảnh thì cần ghi chú rõ tên tài liệu và số trang, còn là tư liệu mạng thì cần dẫn đường link gốc).

Độc giả lên tiếng rất nhanh về bài của nhà sử học Phạm Xanh

Lời dẫn: Độc giả lên tiếng là ông Chu Văn Thông (đây là lần đầu tiên tôi nghe tên). Bác Thông chỉ ra nhiều chỗ nhầm lẫn trong bài của bác Phạm Xanh. 

Bản thân bác Thông thì do không am hiểu tình hình Nhật Bản lắm, nên viết một câu thuộc phạm trù sai rõ ràng, là: "Thủ đô nước Nhật thời đó mang tên Đông Kinh chứ không phải Tokyo như tác giả - Phạm Xanh - viết". Tokyo thì lúc nào chả là Tokyo, làm gì có khác nhau giữa Đông Kinh với Tokyo chứ (thời Phan ở Nhật thì là Đông Kinh, còn bây giờ, lúc này thì là Tokyo, vui ra trò) !

Năm 2013, nhà sử học Phạm Xanh đi tìm vết chân của Phan Bội Châu còn in lại ở Nhật Bản

Hôm trước, trên blog này, tôi đã dẫn bài của cùng tác giả (bài trên tờ báo quân đội). Lúc đó, ông mới công du một chuyến sang Nhật Bản, và tìm đến tận nơi có tấm bia đá nổi tiếng mà cụ Phan Bội Châu dựng ở Nhật năm 1918. Vừa trở về, nên mọi thông tin rất thời sự, tuy nhiên không có bất cứ thông tin học thuật mới nào cả.

Tiểu thuyết ĐẠI GIA qua bình luận của Phạm Đình Trọng (một bài viết vuông vức nhất cho đến thời điểm hiện tại)

Lời dẫn: Chữ "vuông vức" ở đây có kèm một chút phương ngữ. Có nhiều biểu cảm độc đáo nằm trong một từ thuộc lối nói quen dùng ở một địa phương nào đó, mà nhiều khi, không thể dịch được ra tiếng phổ thông. Người ta còn dùng những từ thay thế nó, tất nhiên, cũng là phương ngữ, là "chuông". Bởi vậy, có thể dùng phương ngữ dịch lại thành "một bài viết chuông nhất cho đến thời điểm hiện tại".

Hai cố vấn của NGƯỜI CỘNG SỰ là NSND Đặng Nhật Minh và Giáo sư Chương Thâu

02/10/2013

NGƯỜI CỘNG SỰ có thực là món quà văn hóa Việt Nam - Nhật Bản như ông Phó Thủ tướng nhận định không ?

Trước khi chính thức lên sóng tối 29/9, thì vào ngày 16/9, đã có lễ ra mắt phim Người cộng sự. Ông Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải có tới dự và phát biểu.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải phát biểu tại buổi lễ. Ảnh VGP Nguyên Linh

Ý kiến người xem truyền hình : Phim NGƯỜI CỘNG SỰ có nên vứt vào sọt rác ?

Hồ sơ năm 1933 của trùm mật thám Pháp về Nguyễn Ái Quốc và Lâm Đức Thụ, Hồ Tùng Mậu

Ảnh trong hồ sơ được ấn hành năm 1933 của mật thám Pháp

01/10/2013

Kết luận sau một đêm của bác Beo về ĐẠI GIA : Vắng văn, chỉ là THỜI SỰ mà không có THẾ SỰ

Lời dẫn: Vậy là đến thời điểm này, mới chỉ có bác Beo là cho biết đã "đọc hết hai tập Đại gia". Đó là theo đúng tự truyện của bác trên blog.

Về văn thư của chúa Nguyễn gửi phía Nhật Bản (bài Võ Quang Vinh)

Lời dẫn: Về văn bản cổ nhất trong quan hệ Việt - Nhật hiện còn giữ được nguyên bản, thì tôi đang viết dở, khi nào xong sẽ gửi cho tạp chí chuyên ngành. Hôm trước, trong một hội nghị, đã trình ra ảnh chụp và nói qua nội dung của nó.

Trong một bài dài dưới đây của Võ Quang Vinh, không thấy anh nhắc đến văn bản cổ nhất như tôi nói trên. Có thể anh chưa cập nhật thông tin, và chưa có tư liệu. Một điểm sáng của bài là ở chỗ lí giải nghĩa của danh hiệu Đại đô thống mà các chúa Nguyễn tự xưng. Cái này liên quan sâu đến nhà Mạc cả thời Thăng Long và thời Cao Bằng, cũng phải truy cứu thêm.

Người biên tập của ĐẠI GIA vừa từ trần - Nhà văn/dịch giả Đà Linh hay Đa Huyên

Đà Linh (hay Đa Huyên) chính là người giữ vai trò "Biên tập viên" cho tiểu thuyết Đại gia của Thiên Sơn. Tôi chưa hân hạnh gặp mặt anh lần nào, chỉ nghe loáng thoáng qua một vài người bạn văn. Hôm nay, thấy trên blog của nhà văn Nguyễn Quang Lập tin anh đã từ trần ở tuổi 56

Bây giờ, tôi mới biết tên thật của anh là Nguyễn Đức Hùng.

Tạ Chí Đại Trường : Viết khi nghe tin Giải Sách hay năm 2013

Lời dẫn: Bài vừa xuất hiện trên Da Màu. Lâu nay, cụ Tạ hầu như chỉ còn gửi đăng trên Da Màu. Mà cũng chỉ thi thoảng thôi. 

"Thần, người và đất Việt" (bản in trong nước lần đầu năm 2006) của Tạ Chí Đại Trường được trao giải sách hay năm 2013


Lời dẫn: Bản in trong nước lần đầu bởi nhà Văn hóa, có mang lời giới thiệu của ông Tổng thư kí Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam Dương Trung Quốc. Sau khi in, thấy cụ Tạ vừa mừng vừa buồn. Mừng bởi cuốn sách đã được xuất hiện đường hoàng trong môi trường hiện tại, buồn bởi lối in lạc hậu làm hỏng nó đi nhiều phần (chẳng hạn phần sách dẫn thì chỉ phí giấy, vì thêm trang nhưng không có giá trị sử dụng).