Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-công-trứ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-công-trứ. Hiển thị tất cả bài đăng

09/07/2024

Một lược sử về huyện Tiền Hải (ra đời năm 1828, vốn thuộc Nam Định, rồi từ 1895 thì về Thái Bình)

Lược sử về huyện Tiền Hải này đã được tôi trình bày trong một bài viết năm 2019 (in thành sách năm 2020).

Cảm giác chung là vùng Sơn Nam mênh mông ruộng đồng, trù phú và cởi mở.

Kí ức về thời kì thuộc về tỉnh Nam Định với trung tâm là thành phố Nam Định vẫn thấy được trong suy nghĩ của các thế hệ người Tiền Hải và người Kiến Xương gần đây. Một thời gian dài, người Tiền Hải và người Kiến Xương vẫn xem "thành phố Nam Định" là thành phố trung tâm của mình, cái gì của Nam Định cũng xem như của mình ! 

Sang thế kỉ 21 rồi, cảm giác đó, vẫn còn thấy ở đâu đó trong các câu chuyện mang tính hồi ức của người Tiền Hải và người Kiến Xương lớn tuổi.

Bản đăng trên Giao Blog hôm nay là lấy từ bản word 2019 có đối sánh với bản in năm 2020.

11/09/2020

Đại gia xuất thân quê lúa vừa bị bắt : ông Ngô Văn Phát với những biệt thự đình đám

Ông Phát quê ở vùng đất "tiếng trống năm 30 còn lay động" đến bây giờ. Quê của "bãi biển Đồng Châu mê mải hát", quê của vùng chiếu cói, của xú vẹt, và bây giờ là Cồn Vành - Cồn Đen đương vào nhịp phát triển du lịch. 

Mảnh đất gắn với tên tuổi của doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ.

Đồng hương với ông Phát là doanh nhân Vũ Văn Tiền (đọc nhanh ở đây), hay chính trị gia Trần Quốc Vượng (đọc nhanh ở đây),...

Gọi chung là "dân Tiền Hải". Câu ca nổi tiếng trong vùng: "ăn Tiền Hải cãi Kiến Xương" (ăn nhiều như dân Tiền Hải, cãi chày cãi cối như dân Kiến Xương).

Mấy căn biệt thự của ông Phát, ở quê Tiền Hải và ở thành phố cảng Hải Phòng, đều rất đình đám. Thiên hạ đã bàn tán từ lâu. 

11/09/2019

Muộn lại một năm, nhóm nhà văn Tạ Duy Anh đi thăm Quang Thiện (Kim Sơn - Ninh Bình)

Năm ngoái. Chính xác là cuối tháng 9 năm 2018, dịp Trung Thu, chúng tôi đã đi Quang Thiện. Đấy là vùng huyện Kim Sơn do cụ Nguyễn Công Trứ ngày xưa lãnh đạo việc quai đê lấn biển mà lập nên. Hệt như là bên Tiền Hải quê của chúng tôi (ví dụ đọc ở đây).

Trước hôm du lãng tới đó, chúng tôi đã quan sát ở đây.

Hôm chúng tôi trở lại đó, vì đã trở đi trở lại trong nhiều năm qua, cuối tháng 9 năm 2018, thì là một ngày mưa to gió lớn như bão. Tầm tã. Tã tượi. Đã viết nhanh một du kí ở đây. Viết trên đường du lãng.

08/05/2019

Thêm một vị nhân thần thời kì Đổi Mới : vùng đầm phá Tam Giang với "đức khai canh" Phan Thế Phương (1934-1991)

Người xứ Huế phát âm chữ "Đức khai canh" theo giọng Huế, mình cứ nghe thành ra "đớc khai căn". Đó là vị thần quan trọng, thường là người thật (hoặc vốn thật) có công khai phá xóm làng, dạy bảo dân làm ăn.

Nếu vùng Vĩnh Phúc có Kim Ngọc (1917-1979) ở đêm trước Đổi Mới, thì xứ Huế cũng có Phan Thế Phương ở thời kì đầu Đổi Mới.

Dân miền biển huyện Tiền Hải thì thờ cụ Nguyễn Tạo (người gốc Nghệ, cùng quê với Nguyễn Công Trứ) có công khai canh cho dân hồi thập niên 1930. Cũng chính dân huyện Tiền Hải lập sinh từ thờ sống Nguyễn Công Trứ ngay thời giữa thế kỉ 19.

Dân vùng đầm phá Tam Giang ở xứ Huế thì thờ thần khai canh Phan Thế Phương (1934-1991). 

Xứ Huế là vậy. Có những người như Hồ Xuân Mãn man trá không có Đảng mà leo lên tận ghế Bí thư Tỉnh ủy, tham lam cái danh hiệu Anh Hùng (bị lật tẩy). Cũng có những người như cụ Phan Thế Phương xuất thân nhà giáo, được dân lập đền miếu thờ phụng đời đời.

30/04/2019

Du lãng vùng Tân Bồi vào cuối tháng 4 năm 2019

Từ An Bồi, chúng tôi đi Tân Bồi.

Câu chuyện về khu vực Tân Bồi ngày trước, một lúc nào đó, tôi đã điểm nhanh trên Giao Blog. Ví dụ ở đây hay ở đây. Đó là hồi 1938 - 1939, tức 80 năm về trước. Lúc ấy, chính quyền địa phương lấy 1500 mẫu đất bãi ven biển của 13 xã thuộc tổng Tân Bồi (huyện Thái Ninh cũ, huyện Thái Thụy ngày nay) đem giao cho tư nhân để lập đồn điền.

Bây giờ, chúng tôi đang du lãng ở chính cái vùng Tân Bồi ấy.

Khung cảnh của thôn Tân Bồi hiện ra. Lúc đầu, hơi ngỡ ngàng một chút.

25/03/2019

Tạp chí KHOA HỌC và học giả Nguyễn Công Tiễu

Khoảng mười mấy năm nay, đôi khi tôi sử dụng các tư liệu đã xuất bản thời 1930s trên tạp chí Khoa học này trong việc nghiên cứu về phong tục tập quán, hay một nhân vật nào đó.

Gần đây nhất là sử dụng một mẩu tin của tạp chí Khoa học viết về lễ khánh thành bia tưởng niệm Nguyễn Công Trứ ở huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình vào năm 1939. Bia đó do Tổng đốc Thái Bình là Nguyễn Bá Tiệp soạn (đã ghi nhanh ở đây).

29/11/2018

Nhìn lại 10 năm trước : nhà cũ Phan Bội Châu ở Huế xuống cấp nghiêm trọng (2008-2010)

Mấy năm gần đây thì nhà cũ của cụ Phan Bội Châu ở Huế đã được phong quang, trở thành một điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước. Dĩ nhiên là nó đã xuất hiện trên bản đồ du lịch Huế. Có thể xem ở đây hay ở đây.

Nhưng cũng cần phải nhìn lại chuyện 10 năm trước.

28/11/2018

Nhuận bút cho các nhà khoa học: trước và sau Đổi Mới

Vừa rồi, trong chuyến du lãng xứ Nghệ thuộc khuôn khổ hội thảo quốc gia về Nguyễn Công Trứ (đã đi nhanh ở đâyở đây), có nhiều phiếm đàm rông dài trên đường.

Một trong đó là chuyện nhuận bút tiền Việt cho các bài viết học thuật (trên tạp chí khoa học chuyên ngành).

26/11/2018

Chốc lát với Huy Đức tại quê hương Hà Tĩnh : anh là ngòi bút của thế lực nào ?

Về đến Hà Tĩnh, gặp Huy Đức bất ngờ ở đó mới nhớ ra anh là người Hà Tĩnh. Đã đi nhanh ở đây. Cũng nên đọc nhanh về làng báo Việt Nam sau Đổi Mới, trong đó có cây bút Huy Đức Osin trên không gian mạng ở đây (cập nhật dần từ tháng 10 năm 2018).

23/11/2018

Đúng như hẹn, chúng tôi đang du lãng ở quê nhà Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Du

Đã hẹn ở đây (tháng 10 năm 2018).

Chúng tôi đang ở đường Trần Phú (thành phố Hà Tĩnh). Ở chỗ nghỉ chân, việc vào Giao Blog có chút khó khăn. Lúc đầu không vào được. Rồi kiên nhẫn một chút, chỉ cần cho chạy lại đúng đường link bình thường thôi, thì blog hiện ra. Nhưng được dăm phút, thì lại chập chờn, cứ lúc được lúc không.

Chúng tôi đi từ Hà Nội vào, xuống huyện Nghi Xuân, tham bái cả hai nơi nhà cũ của Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Du (chỉ cách nhau chút ít), rồi mới ra thành phố Hà Tĩnh. Lúc ấy, trời cũng đã nhá nhem, gần giống với thời gian của cuộc du lãng Nghệ An năm ngoái (ở đây, tháng 12 năm 2017).

Đang còn loay hoay với bàn phím, thì thấy Huy Đức Osin xuất hiện. Hóa ra, một lúc sau thì biết, bác ấy người Hà Tĩnh (quê nhà ở huyện Thạch Hà), nên được một người bạn trong ban tổ chức mời về tham dự cuộc ngày mai. Mình vào chỗ nghỉ chân trước Huy Đức độ mấy chục phút.

02/11/2018

Con cháu khen các cụ "nói thật", "làm thật" và "chơi...thật" (bài của Phó Chủ tịch HĐND tỉnh)

Chuyện phiếm. Mà hóa ra chuyện thật. Gì thì gì, cụ Trứ thì cả mấy trăm năm nay vẫn vang danh "nói thật", "làm thật" và "chơi (rất) thật (lực)".

Câu chuyện phiếm nhưng hóa thật, giữa bác Mai Trọng Nhuận (Đại học Quốc gia Hà Nội, đọc nhanh ở đây) và người Hà Tĩnh. Người ghi lại cuộc chuyện phiếm thì là một Phó Chủ tịch HĐND tỉnh của Hà Tĩnh.

Bây giờ, văn bản hành chính vẫn quen lối viết tắt kiểu rất "vô lối" như là UBND và HĐND. Còn rất nhiều. Các cháu tiểu học mang tài liệu ra hỏi UBND, HĐND, CAND, THND,.... là gì. Cô giáo không còn trẻ và rất vui tính, bảo ND có nghĩa là "NÓI DỐI". Thế thì bọn trẻ ghép luôn thành "Ương bướng Nói dối", "Ủy ban Nói dối", "Hội đồng Nói dối", "Hói đầu Nói dối",... Tai hại của viết tắt.

Lịch sử khai thác tự nhiên ở châu thổ sông Hồng (bài Vũ Đức Liêm)


17/10/2018

Nhà cách mạng thực thụ đã xuất hiện, khi anh em ông Phú lấy vùng ven biển 1500 mẫu của dân

Chuyện hai anh em ông Phú lấy cả một vùng ven biển rộng tới 1500 mẫu hồi thập niên 1930, thì đã đi ở đây.

Cũng trong thập niên 1930 ấy, thì nhà cách mạng Nguyễn Tạo đã xuất hiện ở đại khái gần với vùng 1500 mẫu ấy, và hướng dẫn dân lấn biển lập làng. Dân sau thì thờ Nguyễn Tạo làm thành hoàng.

Công của Nguyễn Tạo chỉ có lập duy nhất ra một làng Thúy Lạc mà thôi. Không phải một xã, hay một huyện. Nhưng ông đã được dân làng ấy tôn thờ làm thành hoàng.

14/10/2018

Lấy bãi biển 1500 mẫu của 13 xã cho tư nhân, 80 năm trước (vụ Tân Bồi 1938)

80 năm trước, chính quyền địa phương đã lấy luôn cả bãi biển của dân mà trao cho hai nhà tư sản. Một ông tên Phú, một ông tên Mậu.

Ông Phú (Ngô Văn Phú) là chủ nhiệm tờ Đông Pháp.

Dân chúng phải đệ đơn lên quan lớn người Pháp để mong đèn giời soi xét.

13/10/2018

"vàng như núi" và "tiền như biển": sau Kim Sơn và Tiền Hải, chúng tôi đi Hà Tĩnh

Không có gì thay đổi, thì chúng tôi sẽ tới Hà Tĩnh trong thời gian tới. Bây giờ, bắt đầu chuẩn bị.

Đó là mở rộng của Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái Bình). Các mối nhân duyên cứ đan chéo sang nhau, rất thú vị.

Đại khái là "vàng như núi" (Kim Sơn) và "tiền như biển" (Tiền Hải) thì tôi đã viết và cho đăng chính thức năm 2011. Bài mở đầu của số 12 năm đó. Hôm nay, tìm lại số tạp chí ấy trên giá sách.

30/09/2018

Trên đường du lãng : Kim Sơn một ngày mưa, ở xã Quang Thiện

Mưa rất to. Xối xả bất ngờ. Trời đang quang như vậy mà bỗng chốc tối sầm. Vẫn có thể tính là dịp tết Trung Thu được. Bánh dành riêng cho Trung Thu, hoa cũng là của mùa Trung Thu.

Gió cũng bỗng chốc ào ạt, ngay việc giương ô lên cũng đã khó. Lúc bật được cái chốt, thì khung nhôm của ô cũng run bấy lên, tưởng như sẽ gãy hết.