Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn quốc-tang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn quốc-tang. Hiển thị tất cả bài đăng

21/08/2020

Mùa vu lan 2020, nghĩ nhanh về di nguyện và hiện thực trong quốc tang

Di nguyện của Hồ Chủ tịch được ghi rất rõ trong Di chúc, là cụ muốn được hỏa táng, rồi tro cốt được chia thành ba phần, mỗi phần ở một miền trên một quả đồi, và sẽ do các vị bô lão về hưu trông coi. Không có đền đài lăng tẩm, không có cảnh vệ.

Đó là di nguyện của một người cộng sản nhưng rất am tường về truyền thống dân tộc. Trong bối cảnh phe xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ, thì ý tưởng được hỏa táng của cụ là tiên phong (cuối thập niên 1960). Tính tiên phong trên toàn thế giới, và lại mang đậm truyền thống dân tộc (cụ học các tấm gương Trần Hưng Đạo hay Trần Nhân Tông thời Trần).

Nhưng di nguyện của Hồ Chủ tịch đến tận bây giờ, mùa vu lan 2020, vẫn chưa thành hiện thực. Hơn nửa thế kỉ đã trôi qua, suốt từ năm 1969, di nguyện mang tính tiên phong đó vẫn còn bị lãng quên.

Các đám quốc tang to lớn những năm gần đây, cứ lần lượt diễn ra và được phát trực tiếp trên truyền hình quốc gia, khi thì chiếm cả một quả đồi lớn và một vũng biển, khi thì ôm trọn nhiều héc-ta đất nông nghiệp, khi thì cũng mấy ngàn mét vuông,... đã như cố ý làm lu mờ di nguyện của Hồ Chủ tịch.

16/08/2020

Ghi nhớ 2 dấu ấn của cụ Lê Khả Phiêu : 1997 cho mở thông internet, 1998 bật đèn xanh cho ngoại cảm

Các sự kiện của tháng 8 đan xen vào nhau:

1). Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã từ trần (1931-2020), tang lễ cụ đã được tổ chức long trọng theo nghi thức quốc tang, đọc ở đây. Lúc sinh thời cụ rất coi trọng vai trò của các nhà ngoại cảm trong việc tìm mộ liệt sĩ.

Gần ngang thời điểm cụ Phiêu từ trần, thì nhà ngoại cảm khá đình đám lâu nay là Vũ Thị Hòa đã bị bắt vì bị nghi là lừa đảo, đọc ở đây.

2). Cũng gần trùng thời gian, là việc ông Nguyễn Đức Chung bị đình chỉ chức Chủ tịch Thành phố Hà Nội. Nói vui là sắp mất chức đốc lí Hà thành. Bỗng nhiên, nhớ lại, khá rõ rằng, lúc mới lên nhậm chức đốc lí, chính vị tướng công an xuất thân này đã tuyên bố sẽ dẹp bỏ các loại đạo lạ, các lại hoạt động mê tín dị đoan ngay lập tức (đọc lại trên Giao Blog ở đây).

3). Rồi là một bác làm trong ngành IT có nhắc lại rằng, chính năm 1997 cụ Lê Khả Phiêu đã ra quyết định về việc cho Việt Nam mở thông internet với thế giới (sau thì đã có chỉnh lại cho đúng: lúc đó, TBT là cụ Đỗ Mười, và cụ Phiêu thì nhiệt tình ủng hộ internet).

11/09/2019

Muộn lại một năm, nhóm nhà văn Tạ Duy Anh đi thăm Quang Thiện (Kim Sơn - Ninh Bình)

Năm ngoái. Chính xác là cuối tháng 9 năm 2018, dịp Trung Thu, chúng tôi đã đi Quang Thiện. Đấy là vùng huyện Kim Sơn do cụ Nguyễn Công Trứ ngày xưa lãnh đạo việc quai đê lấn biển mà lập nên. Hệt như là bên Tiền Hải quê của chúng tôi (ví dụ đọc ở đây).

Trước hôm du lãng tới đó, chúng tôi đã quan sát ở đây.

Hôm chúng tôi trở lại đó, vì đã trở đi trở lại trong nhiều năm qua, cuối tháng 9 năm 2018, thì là một ngày mưa to gió lớn như bão. Tầm tã. Tã tượi. Đã viết nhanh một du kí ở đây. Viết trên đường du lãng.

27/08/2019

Phong trào "quốc tang" nhưng "gia táng" : bây giờ, chính phủ mới bắt đầu để ý

Tháng 9 năm 2018, tức khoảng một năm trước, đã viết một bài ngắn với tiêu đề Sáng tạo mới sau 30 năm Đổi Mới : "quốc tang" nhưng "gia táng" (làm ma thì quốc gia, chôn thì mộ nhà). Xem lại ở đây.

24/04/2019

Nghĩa tử là nghĩa tận : Huy Đức bình luận về "bắt tay" và "biệt thự"

Lâu lâu không cập nhật các mẩu ngắn của Huy Đức, tính từ lần gặp ngẫu nhiên cuối năm 2018 (đã ghi chép nhanh ở đây).

Bây giờ, ở thời điểm theo phong tục thì là "nghĩa tử là nghĩa tận", thấy có một mẩu mới của anh. Về biệt thự của Đại tướng nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh (cụ Đại tướng vừa từ trần ở tuổi 100). Và cũng là về cái bắt tay với tướng Hoàng Kiền.

26/10/2018

Năm 2018 : các chỉ dấu mang tính cột mốc cho một ngã rẽ, sau 30 năm Đổi Mới

Chuỗi quốc tang với phong cách phong kiến mới, làm giật mình tất cả những người đang chiêm nghiệm Đại Việt hiện đại từ góc nhìn văn hóa sử, tạm gọi là quốc tang nhưng gia táng (làm ma thì cấp quốc gia, chôn thì vào mộ nhà), là một chỉ dấu mang tính cột mốc rõ ràng.

Các chỉ dấu khác cũng dần lộ ra. Một ngã rẽ đang lộ ra.

07/10/2018

Hỏa táng của người Khơ-me : văn minh phương Nam nơi quê chồng của Huyền Trân công chúa

Công chúa Huyền Trân của Đại Việt được gả cho vua Chăm. Vua Đại Việt phải đưa con gái yêu của mình đi "biệt xứ" để mong giữ yên thành trì đất Bắc, và, còn được nhận quà cưới của con rể là hai châu ở phía Nam.

Lúc vua Chăm qua đời. Lẽ ra, Huyền Trân cũng phải lên giàn hỏa thiêu để đi theo hầu nhà vua ở thế giới bên kia, theo đúng luật vương quốc Champa.

02/10/2018

Làng Đông Mỹ quê cụ Đỗ Mười : nhà cũ, mộ phần, và cốt tử của "bám dân"

Về lời dạy "bám dân" của nguyên Tổng Bí thư lúc cụ đã 100 tuổi, truyền lại cho cán bộ Việt Minh đương đại, thì đã đi ở đây (tư liệu năm 2015).

Bây giờ, đầu tháng 10 năm 2018, là về nhà cũ ở ngôi làng sinh thành ra cụ. Làng Đông Mỹ ở huyện Thanh Trì. Một ngôi làng bình dị, cách không xa trung tâm thủ đô. Chúng tôi ngày trước từng tới chùa làng và mấy điểm nho nhỏ khác. Hồi xe đạp và dép tổ ong.

Rồi sẽ dần dần là về mộ phần. 

30/09/2018

Trên đường du lãng : Kim Sơn một ngày mưa, ở xã Quang Thiện

Mưa rất to. Xối xả bất ngờ. Trời đang quang như vậy mà bỗng chốc tối sầm. Vẫn có thể tính là dịp tết Trung Thu được. Bánh dành riêng cho Trung Thu, hoa cũng là của mùa Trung Thu.

Gió cũng bỗng chốc ào ạt, ngay việc giương ô lên cũng đã khó. Lúc bật được cái chốt, thì khung nhôm của ô cũng run bấy lên, tưởng như sẽ gãy hết.

27/09/2018

Sáng tạo mới sau 30 năm Đổi Mới : "quốc tang" nhưng "gia táng" (làm ma thì quốc gia, chôn thì mộ nhà)

Sau Đổi Mới, có nhiều độc sáng mang tên Việt Nam.

Một trong số đó, là kết nạp Đảng viên trước bàn thờ (đọc lại ở đây - bài báo cũ của phía ngân hàng có thể đã được xóa bỏ, chỉ còn lưu ở blog này).

Một trong số đó, bây giờ đã gọi được tên, là "quốc tang" nhưng biến thành "quốc tang gia táng". Tức là "quốc tang" do nhà nước làm, còn "gia táng" thì chôn vào mộ nhà. Có cả một phong trào như thi đua nhau như vậy.

22/09/2018

Góc nhìn từ Nhật Bản: "bệnh virus hiếm và độc hại", cùng 6 lần điều trị từ tháng 7 năm 2017

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã từ trần ngày 21/9/2018 (ông bắt đầu ở chức vị chủ tịch nước từ tháng 4 năm 2016, xem lại ở đây).

Ngay trong ngày, nhóm người Nhật hoạt động trong hội Asaba-Việt Nam đã thể hiện sự tiếc thương. Họ hoàn toàn bất ngờ, vì mới tháng 5 năm 2018, khi được gặp gỡ trực tiếp, vẫn còn thấy chủ tịch rất khỏe. Xem ở tư liệu 1.

25/12/2014

Lê Khả Phiêu những điều tâm đắc, hay "Lê Khả Phiêu văn tập"

Đầu tiên là bản tiếng Việt và tiếng Anh của nhà Thế giới (năm 2011). Và sau đó là bản tiếng Trung do tập đoàn Trùng Khánh tài trợ (2014).

08/10/2013

Duyên nhà Phật: Cát bụi nhẹ bay nơi đảo xa ngân tiếng chuông chùa

Niên đại đúc của đại hồng chung ở Vũng Chùa là 2554 (theo Phật lịch), và 2010 (theo dương lịch). Thí chủ là gia đình bà Đặng Bích Hà ở Hà Nội.


Chú thích ảnh ghi bổ sung (11 h ngày 9/10/2013):  VNN ghi tác giả ảnh là CLC


Lòng dân


2-6363-1381141486.jpg
Nguyên chú của VnExpress:
"Khoảng 16h chiều 7/10 còn rất đông người xếp hàng trong ánh nắng thu đang ngả bóng. Theo thông báo của gia đình Đại tướng, lễ viếng hàng ngày sẽ kết thúc vào 18h"