Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thiên-sơn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thiên-sơn. Hiển thị tất cả bài đăng

11/08/2024

Phủ Diễn với sông Bùng những ngày hè 2024 như đổ lửa

Chúng tôi đi Phủ Diễn (tức Phủ Diễn Châu ở Nghệ An) theo trục đường cao tốc mới mở - hiện đang giai đoạn chạy thử nên chưa thu phí.

Thật thú vị là đường nay mới nhưng lại mở lại theo một tuyến đường cũ - tuyến đường thiên lí cũ. Chúng tôi chạy thẳng một mạch cao tốc từ Pháp Vân về tận thị trấn Diễn Châu, cảm giác vèo cái đến ngay ! Chả bù cho những năm trước 2010, đi từ sáng sớm mà tận đến chiều tối mới có mặt ở Phủ Diễn.

1. Đường thiên lí cũ đầu thời Nguyễn, tựa như trở thành xương sống của tuyến đường cao tốc năm 2024 này, nên đi vượt lên phía miền trên của Thanh Hóa, trườn sát vào khu vực Thạch Thành - Phố Cát (sẽ đối chiếu kĩ lưỡng thêm sau).

Ngày xưa, đường thiên lí cũ chạy lên Thạch Thành - Phố Cát nên ngôi đền Phố Cát tiện đường giao thông mà lừng danh một thời.

14/05/2024

Đọc thơ Thiên Sơn - những tác phẩm đầu tiên

Thiên Sơn viết thơ trước nhất. Anh say mê thơ rất lâu và "chuyên nghiệp" một thời gian dài. Rồi sau này, anh mới bắt đầu viết văn xuôi. Mảng văn xuôi, Thiên Sơn được biết đến với Những người bên lề (tập truyện ngắn), Dòng sông chết (tiểu thuyết), Đại gia (tiểu thuyết),...

Những bài thơ của bạn, những bài đầu tiên, đã thấy trong sổ tay công tác Đoàn của tôi thời đầu thập niên 1990 ! Tức là, có khi nào đó họp Đoàn trường hay Đoàn Liên chi Khoa Ngữ văn ngày trước, tôi đang đọc một bài thơ nào đó ở dạng chế bản nhanh (đánh máy hay in kim) của Thiên Sơn, rồi bất giác chép nó vào cuốn sổ.

07/12/2021

Sau khi nhà văn Sơn Tùng (1928-2021) tạ thế : con trai Sơn Định và những người xung quanh

Nhà văn Sơn Tùng đã từ trần vào tháng 7 năm 2021 (xem lại tin tổng hợp trên Giao Blog ở đây). Sau tang lễ, thi hài nhà văn đã được chôn cất ở nghĩa trang quê nhà (làng Hoa Lũy xưa, nay thuộc xã Diễn Kim huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An)

Về người con trai của nhà văn, là anh Sơn Định với chí hướng tiếp nối công việc của cha mình từ nhiều năm trước, thì trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây (tháng 2 năm 2015) hay ở đây (tháng 2 năm 2016), ở đây (tháng 1 năm 2020).

23/07/2021

Sơn Tùng (1928-2021) với quê hương Hoa Lũy ở Diễn Châu

Tin nhà văn Sơn Tùng đã từ trần xuất hiện trên mạng xã hội vào lúc nửa đêm hôm qua (ngày 22/7/2021).

10 năm trước, tức năm 2011, tôi đã viết bài về Sơn Tùng với quê hương Hoa Lũy. Lúc đó là trên Giao Blog ở hệ thống Yahoo (do toàn bộ hệ thống blog của Yahoo bị giải thể, nên hiện Giao Blog - Yahoo  đang tạm được lưu ở bên wordpress, ở đây).

24/11/2020

Dịch giả, doanh nhân Đoàn Tử Huyến vừa qua đời (1950-2020)

Thật ra, ông sinh năm 1950 (trên giấy tờ ghi 1952).

Mấy năm trước, nghe tin anh bị tai biến. Sau đó là một cuộc hồi phục kì lạ.

Mấy ngày trước, nghe tin anh đã nhẹ nhàng rời xa cõi tạm: anh ngủ rồi đi luôn ở Sơn Tây, tại nhà của thông gia.

Tôi biết anh khoảng từ năm 1994, qua giới thiệu của anh Hòa - một đàn anh khoa Ngữ Văn ngày trước, lúc đó là biên tập viên Nxb Văn hóa Thông tin. Anh Huyến lúc đó vẫn đang thuộc biên chế của Nxb Lao Động, nhưng hoạt động chủ yếu ở cửa hàng sách Đông Tây trên 51 Trần Hưng Đạo. Anh in sách và bán sách văn học và khoa học xã hội.

14/01/2020

Dấu chân nghĩa quân Lam Sơn trên đất Diễn Kim (bài Sơn Định)

Tác giả Sơn Định là con trai của nhà văn Sơn Tùng, có thể đọc lại trên Giao Blog, ở đây (năm 2015).

Cùng về ngôi đền ở xã Diễn Kim - quê hương của các nhà văn Sơn Tùng và Thiên Sơn - thì thật ra, bản thân tôi chưa đặt bút viết chính thức một chữ nào. Còn anh Sơn Định, năm 2016 thì viết về Phạm Tu (đọc lại ở đây). Rồi sang năm 2020, thì cũng chính anh lại viết về Đinh Lễ (bài ở dưới đây).

02/06/2019

những câu chuyện hầu Thánh lễ Mẫu : nhà thơ Thạch Quỳ kể

Nhà thơ Thạch Quỳ ở xứ Nghệ sẽ kể dần dần, về những chuyện mà ông đã trải nghiệm hay có hiểu biết. Hãy tham khảo như cách chúng ta tiếp nhận những câu chuyện về thần linh, về báo ân báo oán,...

Giao Blog chú ý nhiều hơn đến các câu chuyện do Thạch Quỳ kể từ nhiều năm trước, hồi còn ở blog bên Yahoo, khi bạn Nguyễn Trần Đăng ở xứ Nghệ đề cập đến đền Khai Long sứ quân. Đó là một ngôi đền đã bị hạ giải thời chống mê tín; các năm 2009-2010, chúng tôi tới khảo sát thì đã hoang tàn, may là mấy chục tấm sắc phong được cất giữ cẩn mật ở một nơi khác. Lúc đó, qua Đăng, thì biết rõ hơn về một bài thơ bác Thạch Quỳ viết có nhắc đến đền Khai Long. Mà ông nhắc đến với tâm sự của một nhà thơ, nên có điểm khác với suy nghĩ của các nhà khảo cứu chúng tôi.

18/03/2019

Câu chuyện các vị thần ở làng quê của nhà văn Sơn Tùng : cập nhật với nhà văn Thiên Sơn

Nhà văn Sơn Tùng đã viết từ nhiều năm trước về làng mình cùng các ngôi đền, mà viết trong lời giới thiệu cho một tác phẩm của người cháu họ sinh trưởng cùng ở ngôi làng ấy - là nhà văn Thiên Sơn (tác giả của bộ Đại Gia gần đây).

Chính nhà văn Sơn Tùng là một trong những người có công cứu (thực sự là cứu) và lưu giữ gần hai mươi đạo sắc phong của làng mình. Không có sự kịp thời của Sơn Tùng, thì có thể những tư liệu quí giá ấy đã thành tro bụi, hoặc trở thành đồ trôi nổi trên thị trường cổ vật.

Các ngôi đền trong làng của nhà văn đã bị phá hủy hoàn toàn thời hợp tác xã. Chỉ còn lại số sắc phong đó mà thôi.

Năm 2016, chúng tôi (gồm cả Thiên Sơn và tôi) đã chứng kiến việc quê nhà cử đoàn đại diện ra thỉnh các sắc phong đó từ căn hộ của nhà văn Sơn Tùng về lại quê Diễn Kim - Diễn Châu. Nhà văn và gia đình đã quyết định trao lại cho quê hương. 

08/10/2018

Lễ tuyên thệ ở quốc hội Đại Việt sắp tới, sẽ diễn ra như thế nào ?

Khi chủ tịch nước nhậm chức, từ năm 2016 trở đi, là sẽ có nghi lễ tuyên thệ tại quốc hội. Đã nói nhanh ở đâyở đây.

Chúng tôi đang tính đi lại mấy chỗ thờ thần Đồng Cổ - đó là vị thần báo mộng cho nhà vua Lí, về sự phản trắc của 3 thế lực nổi lên (của Vũ Đức, Đông Chinh và Dực Thánh), nhờ đó mà vua phòng bị kịp, cứu vãn được ngôi báu, nên dẹp loạn xong thì vua cho lập ngay đền thờ vị thần ấy. Gọi là đền Đồng Cổ. Hàng năm, đại quan trong triều, tức cấp "trung ương", phải đến đến Đồng Cổ, uống máu ăn thề trung thành với vua và triều đình. Uống máu ăn thề chính là minh thệ. Sử nhà Lí ghi rất rõ. Sử các đời sau đều nhắc lại cẩn thận. Lịch sử còn để lại những thông điệp quan trọng về minh thệ.

Đó là cỗi nguồn Đại Việt của minh thệ

29/09/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : lần đầu sau 100 năm, một quan đầu tỉnh Nghệ tới thăm bia đá Phan Bội Châu

Thật ra là nguyên quan đầu tỉnh. Bây giờ, vị trí đã thăng cao ở cấp trung ương (từ độ 2014-15, xem ở đây).

Khoảng gần 10 năm về trước, lúc chúng tôi đi du lãng khu vực dãy núi huyền thoại Kim Nhan, và nhiều nơi khác dọc bờ sông Lam men đường núi Hồng, thì một buổi hẹn làm việc trực tiếp tại phòng của ông. Dĩ nhiên là thành nội Vinh. Lúc ấy, ông mới thực sự là quan đầu tỉnh Nghệ.

08/09/2018

Những cái giá rất chát, nhà tiểu thuyết Đại Gia cũng chưa từng tưởng tượng đến

Đồng hồ đeo tay của Trịnh Xuân Thanh, theo báo chí chính thống đưa tin, thì có giá gần 40 tỉ (đọc ở đây). Bây giờ, tháng 9 năm 2018, thì nói theo ngôn ngữ bình dân hậu Đổi Mới là, "một nháy" có giá khoảng 600 triệu (hơn nửa tỉ) hay là khoảng 25 ngàn USD. 

Đại khái, với những cái giá chát đến mức đó, thì tác giả bộ tiểu thuyết Đại gia, là nhà văn Thiên Sơn, cũng chưa từng tưởng tượng ra. Bởi bộ ấy ra đời năm 2013 (đọc lại ở đây). Sau chỉ vài năm, cấp độ ăn chơi của "đại gia Việt" trong Đại gia đã quá lạc hậu.

26/05/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : tập 3 của bộ ĐẠI GIA được ra mắt vào dịp "lò đang rực cháy" này ?

Một buổi chiều nắng quay quắt ở thủ đô rất thiếu bóng cây. Các phương tiện giao thông để ở bên lề đường đều như bị chảy nhão ra giữa cái trống không, không một mái che, không một vạt lá, không một mảnh ô.

Tác giả của bộ tiểu thuyết Đại gia xuất hiện. Đúng ở vào khoảng giao cắt giữa không gian hầm hập hơi nóng bốc lên từ lòng đường với không gian được phun sương bởi thiết bị làm mát. Cái dáng nho nhỏ như bị nhòe đi trong vài giây.

Chúng tôi nói về hai tập Đại gia đã ra mắt, rồi lập tức bị thu hồi tháng 7 năm 2013 (lúc mới ra lò, đã đi nhanh một entry ở đây). Nhanh quá, thời gian đi vèo vèo, đấy với đấy, mà đã 5 năm rồi.

10/01/2018

Hoa hậu vượt khó Niê : Em gái chăn bò người Ê-đê ở huyện Cư M'ga

Niê vừa đăng quang, làm mình nhớ lại lần đăng quang của cô gái người Nùng quê Quảng Uyên (Cao Bằng) của mình nhiều năm trước. Đó là em Triệu Thị Hà, mà nhà ở gần với miếu thổ công ngày xưa mình vẫn tới khảo sát - nay đã thành miếu lớn thờ Nùng Trí Cao (đã kể ở đây, và ở đây). Cũng mới tới khảo sát miếu thờ Nùng Trí Cao gần đây (ở đây và ở đây).

Niê là người ở huyện Cư M'ga, nơi mà rất nhiều năm trước chúng tôi đã du lãng nhiều lần để tìm dấu vết chàng Đăm San, rồi chàng Đăm Di. Hóa ra, nhà của Niê ở rất gần chỗ bãi tắm có tảng đá lớn mà người Ê-đê bây giờ vẫn còn kể đó là nơi hẹn hò của Đăm San.

08/10/2017

Thần mày trắng - tổ nghề của cả ca kĩ, ăn mày, ăn cướp, và gái điếm

Thần mày trắng đã được nhắc đến, nhân khi đề cập đến hiện tượng thần mày trắng đang được thờ trở lại khá phổ biến ở Trung Quốc, hồi tiểu thuyết Đại gia của nhà văn Thiên Sơn đang hót (xem lại ở đây, tháng 9/2013). 

Bây giờ là câu chuyện về thần mày trắng ở vùng Nam Bộ của Việt Nam. Ngày 12 tháng 8 âm lịch là ngày cúng tổ của ca kĩ, trong một ý nghĩa là ngày cúng thần mày trắng.

22/09/2017

Sau ĐẠI GIA, giờ đến MỐI CHÚA bị cấm phát hành ngay khi vừa ra lò

Về phương diện ngữ nghĩa, thì có khi Mối chúa chính là Đại gia, và ngược lại ! 

Về bộ tiểu thuyết Đại gia của nhà văn Thiên Sơn mấy năm trước, thì xem lại ở đây (nửa cuối năm 2013).

29/07/2017

Chi tiết về cụ Vũ Đình Huỳnh (giữa hai bản viết của Sơn Tùng và Vũ Thư Hiên)

Hiện tại, hai nhà văn Sơn Tùng và Vũ Thư Hiên đều đã lớn tuổi. Đặc biệt, nhà văn Sơn Tùng thì đã bị tai biến từ mấy năm trước. Trong một lần tới thăm ông gần đây nhất vào khoảng cuối năm 2016, bác Mai (phu nhân nhà văn) có cho biết là bệnh tình của ông đã khó khăn thêm rất nhiều.

Nhà văn Vũ Thư Hiên thì mới đây đã gửi một thư trình bày vào đúng ngày 27/7 (xem lại ở đây).

Có một chi tiết về cụ Vũ Đình Huỳnh như dưới đây, cần sự xác nhận của nhà văn Vũ Thư Hiên.

25/06/2017

"Tam giác ngầm và đen" 2017, vượt cả trong tiểu thuyết "Đại Gia" của Thiên Sơn

Bộ tiểu thuyết Đại gia của nhà văn Thiên Sơn đã ra mắt bạn đọc mấy năm trước, sau đó thì bị tuýt còi (xem lại ở đây, tháng 7/2013).

Bộ đó vốn có tên nguyên thủy, từ bản thảo đầu tiên đến trước khi ra sách, là Quyền lực đen. Người biên tập đã đổi thành Đại gia và chia làm 2 tập, trong đó có một tập là Quyền lực đen và một tập là Tam giác ngầm.

Đến năm 2017, "tam giác đen" mà cũng là "tam giác ngầm", gọi chung là "tam giác ngầm và đen" của hiện thực còn tưởng như vượt cả tiểu thuyết của Thiên Sơn.

01/02/2017

Phố sách xuân 2017 dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ : bộ "Tư tưởng" và tiểu thuyết đồng hạng giá 20k

Xe máy xe đạp xe ô-tô, các loại, được phép lưu thông quanh hồ Hoàn Kiếm vào ngày 5 Tết Đinh Dậu (tức ngày 1/2/2017). Cũng có nghĩa là sau khi lòng vòng quanh đó, sẽ được gửi xe vào bãi trông có phí ngay sát với phố sách xuân.

Phố sách xuân được mở ra dưới chân tượng đài vua Lý Thái Tổ, dọc theo phố Lê Thạch. Góp mặt các nhà khá xôm tụ: Phương Nam, Phụ Nữ, Kim Đồng, Đông Tây, Văn học, Nhã Nam, AZ, Đinh Tị,...