Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tư-liệu-cá-nhân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tư-liệu-cá-nhân. Hiển thị tất cả bài đăng

10/07/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : quê nhà ở phên dậu phía Bắc hè 2021 qua ảnh của các học trò

Đầu tháng 7 năm 2021, giữa mùa dịch, học trò lên quê nhà mình. Rất ngầu, là đi xe máy thẳng từ Hà Nội lên.

Bây giờ quê nhà đã sát nhập cả huyện, rồi lại sát nhập cả xã. Một cái xã ngày trước tách ra làm 3 xã. Bây giờ, 2021, có 2 xã nhập lại với nhau, và mang tên xã mình. May quá, không thì mất tên xã nhà ! Mở ngoặc viết thêm: 1 cái xã còn lại thì lại sát nhập vào với xã khác !

Huyện cũng vậy. Vốn là một châu từ xửa xưa, rồi thành một huyện. Huyện ấy tách ra làm hai huyện. Rồi 2021, hai huyện lại nhập về làm một !

Học trò thực hiện những công việc tiếp nối mình, mà ở lĩnh vực mà mình chưa/không thực hiện được. Đó là một niềm vui nho nhỏ trong mùa hè này.

Bây giờ là ảnh quê nhà, đang chớm vụ cấy. Khu vực ấy từ xa xưa chỉ cấy được 1 vụ lúa một năm. Bây giờ mùa hè mới cấy, và đến cuối thu thì sẽ gặt.

12/06/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : sau 33 năm, mới được đọc lời bình của Tô Hoài cho lá thư tôi viết năm 1988

Về lá thư viết năm 1988, thật ra là được giải thưởng năm 1988 chứ viết thì chắc phải trước đó, tôi đã kể trên Giao Blog, ở đây (năm 2013) và ở đây (năm 2021).

Vừa rồi, mới phát hiện ra là có một tuyển tập về những lá thư mà học sinh Việt Nam viết trong 30 năm (từ năm 1987 - 2017). Ngẫu nhiên mà biết thôi.

Hôm nay, sách ấy đã được gửi qua đường chuyển phát tới nhà.

Và lần đầu tiên, tôi mới được đọc văn bản của Tô Hoài viết năm 1988. Trong đó, ông có nhắc đến lá thư của tôi viết. Trong buổi phát giải năm 1988 tại thị xã Thái Bình (nay là thành phố), thì ông đã chuyển họ của tôi sang họ Ngô --- vì ông đinh ninh rằng, nếu là người làng Trình Phố, thì chắc phải con cháu cụ Ngô Quang Bích. Đã kể nhanh ở đây.

08/06/2021

16/11/2020

"vẫn chung nhau những niềm vui..." (với những người bạn của ba thập niên)

Một bản nháp đưa ra lúc đầu là "vẫn chung nhau những niềm vui nho nhỏ". Nhưng sau đó, đã được cập nhật bản mới nhất, trở thành định bản là "vẫn chung nhau những niềm vui lớn nhỏ". Hồi cuối tháng 10, lúc câu ấy được thống nhất, tôi đã nói là có một chút thôi xao chữ nghĩa (đọc lại ở đây).

Có lẽ cuối năm bận mải, nên bạn có chút nhầm lẫn, nên thiết kế bằng bản nháp, mà không phải bản cuối cùng. Bởi vậy ra mẫu sau:

15/04/2019

Choáng, thậm chí mê man, giữa trời nắng gắt của U80 và U70 là bình thường

Một mùa hè của nhiều năm về trước, hồi mới U30 (dưới tuổi 30), dù đã luôn luôn được nhắc nhở về "trúng nắng" hay "bệnh trúng nắng", mà người Nhật gọi là Netsu-chu-sho (nhiệt trúng chứng 熱中症), mình đã bị đổ gục trong thư viện trường. 

1. Đang ngồi ở tầng 2, mà quáng đờ, rồi mê man, và lăn luôn ra sàn gỗ. Rồi nôn ! Chỉ nhớ rõ đến đoạn đó. Sau đó thì láng máng thấy mấy anh chị thủ thư quen quen ở dưới tầng 1 chạy lên, rồi lại láng máng thấy bà bác sĩ của trường.

16/03/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : nhớ những buổi sáng Mộc Liên rực lên ở trước nhà

Tháng 3 rồi. Nhanh quá, đã giữa tháng 3.

Nhìn ra trời mưa bụi bay bay ngoài cửa sổ, ở Hà Thành, vào những ngày này, là bỗng nhớ những buổi sáng thức dậy liền ra xem những cây Mộc Liên ở trước nhà.

Những cây Mộc Liên ấy ở ngay trước cổng kí túc. Đó là giống Mộc Liên trắng (đã nói nhanh ở đây, hồi tháng 11 năm 2013).

09/11/2018

Tin buồn : nhà giáo hưu trí Phạm Thùy Hương vừa qua đời (1941-2018)

Gia đình cụ ông Phan Đăng Nhật vô cùng đau đớn báo tin buồn dưới đây.

Sau một thời gian bệnh nặng kéo dài, cụ bà Phạm Thùy Hương vừa từ trần hồi 8h sáng Thứ Năm ngày 08 tháng 11 năm 2018 (nhằm ngày 2 tháng 10 năm Mậu Tuất). Hưởng thọ 78 tuổi.

Tang lễ được tổ chức vào Thứ Bảy ngày 10 tháng 11 năm 2018 (nhằm ngày 4 tháng 10 năm Mậu Tuất), tại Nhà tang lễ Cầu Giấy (đường Trần Vỹ - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội).

11/07/2018

Cây cầu thân quen vắt qua sông Bằng sẽ được duy tu trong ít ngày tới

Cầu Bằng Giang là câu cầu trọng yếu của thành phố Cao Bằng, vắt qua sông Bằng Giang để nối thành phố với các huyện ở miền Đông.

Một cây cầu thân quen từ mấy chục năm nay. Với những người miền Đông như chúng tôi, cầu Bằng Giang đã là một phần quan trọng trong đời sống của mỗi người. 

06/01/2017

Khai bút 2017 : Hầu chuyện người thầy viết văn, tác giả chùm ca dao trong sách giáo khoa

Do mình mải du lãng, còn thầy một dạo vào nam với người con trai, nên tới cả hai mươi năm, hai thầy trò không có điều kiện gặp nhau.

Ông là thế hệ đàn em, đồng thời cũng là bạn thân thiết của cả Tô Hoài (Hà Nội) và Chu Văn (Nam Định).

Đó là Bút Ngữ, tác giả của bài ca dao mới in trong sách giáo khoa cấp 1 ngày trước và tiểu học bây giờ. Bài ấy có tiêu đề là Làm mưa, như sau:

18/11/2016

Niềm vui sau khi rời văn phòng khoa, là đọc comment của học trò

Điểm thú vị là tờ giấy ghi comment của học trò cấp đại học sẽ được phát trước mỗi giờ học, và nhận lại khi kết thúc. Thường thì phải qua văn phòng khoa trước giờ lên lớp, nhận một số văn bản giấy tờ, trong đó có tập giấy dành ghi bình luận của học trò. Khi vào lớp, sẽ chuyển cho một em nào đó ở bàn đầu, để các em luân chuyển phát cho nhau, mỗi người một phiếu.

Mình học tập ông thầy, thích "làm" học sinh phải học cho ra học, nên thường là đặt tiết đầu tiên trong ngày (bắt đầu từ 9 h sáng, nên phải ra khỏi nhà lúc 7 h, đi tàu thật chuẩn giờ thì mới kịp).

18/10/2016

Một chút phân tâm, trước cảnh sắc cũ đúng 10 năm trước

Hóa ra là ở thời điểm đó, một đàn em (đã kể ở entry hôm trước) cũng đã có mặt ở đó. Mình hoàn toàn không để ý tới cho tới khi đàn em gửi cho ảnh 10 năm về trước.

Tháng 10 năm 2006.

Lúc ấy đang bị phân tâm một chút. Và bây giờ, cũng vậy vì xem lại ảnh lúc ấy. 

28/09/2015

30 phút thưởng dương cầm đặc biệt trong một đời

Viết cho ngày 28 tháng 9 năm Bình Thành 27

Ấy là "một đời người". Cán sự của phía tổ chức đã nói trực tiếp vài lần, rồi lại viết thư nhắn vài lần, rằng đó là 30 phút thưởng dương cầm đặc biệt trong "một đời người". 

"Một đời người thường chỉ có một lần, nên hãy đừng bỏ qua" (trích nguyên văn).

02/11/2014

4 ngôi trường thời cấp 3

Cấp 3, tức là Phổ thông Trung học hiện nay. Thường thì 3 năm học người ta chỉ theo học một trường. Hay cùng lắm là 2 trường.

13/10/2014

Thời gian và kỉ niệm : tôi thấy tôi đang tan rữa trên tường

Bên này, trời đang bão to gió lớn.
Bất ngờ, tôi gặp chính tôi ở trên tường.

Đúng. Chính là tôi ở trên tường. Và tôi của nhiều năm về trước. Mà mấy bữa trước giật mình gặp lại chính mình.

23/02/2014

Đường sắt trên cao, vượt lên trên cả những mái chùa cong cong

Đại ý đường sắt ở trên cao, loại một đường ray, mà chúng tôi quen dùng là như sau:


Loại một đường ray thì ở Tokyo chỉ có một tuyến duy nhất. Đó là đoạn nối thành phố với sân bay quốc tế Narita. Chúng tôi thường rất ít sử dụng loại này, bởi vừa đắt, vừa không khoái.

Nhưng xuống Osaka thì lại rất thường xuyên. Tôi có sở thích là đứng ở khoang ngay sau buồng lái, để ngắm nhìn người lái tàu làm việc !

10/02/2014

Thăm nhà cụ Hosoi ở vùng ngoại ô Đông Kinh

Nhà mình ở Odai, em đừng khóc


Lối nhỏ dẫn vào nhà cụ luôn thấy cái cột điện sừng sừng ở cuối đường. Đi quá lên một chút, ở sau cái cột điện ấy, là một đường tàu điện (ngồi trong nhà cụ nghe rất rõ tiếng tàu điện chạy qua, tuy không thấy). Nếu lên tàu ở ga ấy, thì chỉ khoảng 30 phút, là vào tới trung tâm thành phố.

Nhà cụ ở đối diện với cái máy bán nước tự động 
(cái máy sơn màu đỏ ấy là do công ty bán lẻ vừa mới đặt, tôi chưa từng mua nước ở đó bao giờ là vì vậy)

30/12/2013

Blog cứ tự nhiên hỏng, kiểu rất tự nhiên

Blog cứ bị hỏng tính năng này, hay tính năng khác, không thấy được khắc phục gì cả.

Yahoo từ bỏ khách hàng. Và phải chăng, đến lúc Google đã vơ đầy túi, cũng dần dần đem khách hàng vứt vào sọt rác (một cách tự nhiên như nhiên) ?

28/12/2013

Đang COM thì bỗng nhiên đổi sang DE

Sáng nay, vào blog của mình thấy rất lạ. Là tự nhiên đường dẫn chuyển từ COM sang DE:


Chưa hiểu ra làm sao. Đợt trước, một số bác (như tranhung09donga) phải chuyển từ COM sang NO. Thì còn hiểu.

Bây giờ sang DE, thì chưa hiểu.

---

Bổ sung 1 (30/12/2013): Mấy ngày không có thời gian ngó qua mạng. Hôm nay vào, lại thấy COM thay cho DE (http://giaovn.blogspot.com/). Lại không hiểu vì sao nữa.

Đồng thời, thấy luôn các bác NO ngày trước chuyển thành COM cả rồi ! Chẳng hạn tranhung09: http://tranhung09.blogspot.com/ (hôm nay, vào bằng COM được, hệt như xưa).

Vậy là COM lại chấm COM rồi. Các thứ NO với DE chỉ là trung gian, tạm thời. Đúng không ? Hay chỉ được một chốc lát, rồi thì NO lại về NO, và DE lại về DE ?

Bổ sung 2 (30/12/2013): Chỉ ít phút sau khi tôi viết bổ sung 1 ở trên thì tranhung09 đã lại không vào được bằng COM. Tức phải chuyển sang chấm NO.

Nhưng donga thì vào được bằng COM: http://donga01.blogspot.com/

COM cứ loạn xà ngầu cả !