Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn lương-văn-can. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lương-văn-can. Hiển thị tất cả bài đăng

19/07/2021

Nguồn gốc sách "Quốc dân độc bản" của phong trào Đông Kinh nghĩa thục (bài Nguyễn Nam)

Gần đây, trong một quan tâm mang tính chi tiết, tôi để ý đến mối quan hệ giữa "chủ nghĩa dân tộc" và "chủ nghĩa siêu nhiên" trong sách giáo khoa của phong trào Đông Kinh nghĩa thục thời đầu thế kỉ XX.

Một thử nghiệm đầu tiên của mối quan tâm này, là tìm hiểu về câu đối dâng Liễu Hạnh công chúa của ông quan Trần Tán Bình vào thập niên 1920. Ông Trần là một trong những nhân vật của Đông Kinh nghĩa thục, nhưng đã ra làm quan. Xem một kết quả của thử nghiệm đó, được cụ thể hóa thành bài viết học thuật, ở đây.

Bây giờ là một bài của học giả Nguyễn Nam về nguồn gốc của sách giáo khoa Quốc dân độc bản - một trong những cuốn giáo trình cơ bản của Đông Kinh nghĩa thục.

Một bài viết công phu và cung cấp nhiều thông tin quan trọng.

21/10/2013

Hà Nội - Đông Kinh Nghĩa Thục - 1907 : Tờ "Đăng cổ Tùng báo" ra số đầu tiên


Trang bìa Đăng cổ Tùng báo viết bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên số 793 ra ngày 28 tháng 3, 1907
 (Nghiệp duy cần – Chí duy nhất – Hợp lực tương trợ – Đồng tâm cộng tế 
♦ ĐẠI NAM ĐỒNG VĂN NHẬT BÁO ♦ Đăng Cổ Tùng Báo)


Có thể xem Đăng cổ Tùng báo là tờ báo có quốc ngữ đầu tiên của xứ Bắc Kì. Năm 1907. Gắn với tên tuổi của các vị khai sáng và hợp tác với trường Đông Kinh nghĩa thục. Một phần vì tờ báo này, mà sau này, các ông Dương Bá Trạc, Nguyễn Quyền, Võ Hoành và Lê Đại bị đày ra Côn Đảo (nhưng cũng sớm thả).

Thậm chí Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Duy Tốn cũng bị quan Hoàng Trọng Phu nhốt giam một đêm ở Hà Đông vì tội liên can đến Đông Kinh nghĩa thụcĐăng cổ tùng báo.

Đó là tờ quốc ngữ sớm nhất, và cũng là báo tư nhân sớm nhất. Nhà đương cục ghét nó vì nó cổ vũ cho độc lập tự chủ dân tộc, tự do, bình quyền.