Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn phùng-chí-kiên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phùng-chí-kiên. Hiển thị tất cả bài đăng

05/05/2018

Một người nữa sinh ngày 5 tháng 5 : một cụ Phan nữa là đồ Nghệ

Cụ Mác thường được nhắc đến trong ngày sinh nhật mùng 5 tháng 5. Có một danh nhân nước Việt sinh trùng ngày đó.

Người đó là cụ Phan Đăng Lưu (1902-1941). Hồi nhỏ, được học chữ Hán theo lối cử tử ở gia đình, nên sau này dù đã Tây học, đi hoạt động cách mạng, nhưng trước sau vẫn là một anh chàng "đồ Nghệ" chính hãng. Phan nổi tiếng cả một vùng bởi viết bút lông tuyệt giỏi, trí nhớ siêu phàm, thông kinh bác sử.

24/07/2017

Đền thờ liệt sĩ cấp huyện (quận, thị xã) : Chí Linh 2017

Một hiện tượng mới, trong khoảng 10 năm trở lại đây. Hình như tên gọi cũng chưa có sự thống nhất (kiểm tra lại sau).

Năm 2017 là trường hợp Đền thờ liệt sĩ thị xã Chí Linh (tên đúng là Đền tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ thị xã Chi Linh) vừa khánh thành, trước ngày 27/7. Đợt trước, lúc chúng tôi ghé qua, thì còn ngổn ngang vật liệu xây dựng. Phía địa phương lúc đó cho biết: kinh phí xây dựng là khoảng 50 tỉ (đưa tư liệu quan phương sau).

Ở vùng Xứ Nghệ, thì nhiều năm trước, chúng tôi đã chú ý đến quê hương của liệt sĩ Phùng Chí Kiên (đã đi ở đây, năm 2013).

26/11/2016

Diễn đàn ngọng N/L: "An Nam" là "An Lam" (bài Nguyễn Cung Thông)

Bài hưởng ứng tham gia "diễn đàn về nói ngọng N/L" - số 001

Ý chính về N/L như một vấn đề lịch sử ngữ âm (xưa thì N và L đã bị lẫn lộn, hay không được phân định rõ ràng, trong một phạm vi rộng ở cả Việt Nam và Trung Quốc), tức N/L qua góc nhìn coi trọng lịch đại, của bác Nguyễn Cung Thông, thì đã đi ở entry trước. Xem lại ở đây.

Bây giờ là một số bổ sung, cho tổng quan đã trình bày hôm trước, của chính bác Nguyễn Cung Thông.

Trình bày bổ sung này của Nguyễn Cung Thông vốn qua word file, gửi tới bằng e-mail, nhưng bản lên Giao Blog này thì được biên tập theo trật tự được chỉnh lại. Tư liệu mà tác giả đưa ra cũng sẽ được làm rõ thêm trong chừng mực.

27/07/2015

Chí sĩ Hồ Học Lãm - Cụ Hồ đầu tiên - qua hồi tưởng của một người con (tiếp theo)

Vì cuốn hồi kí của bà Hồ Mộ La (con gái thứ hai của cụ Hồ Học Lãm) khá dài, nên phải chia thành các entry nhỏ.

Đọc lời giới thiệu và các chương trước ở đây.

Chí sĩ Hồ Học Lãm - Cụ Hồ đầu tiên - qua hồi tưởng của một người con

Đầu tiên, đọc một giới thiệu từ năm 2012 của cụ Đinh Xuân Lâm cho cuốn sách.

Tiếp theo là đọc các chương của cuốn sách (theo bản đang đưa lên của tờ Văn hóa Nghệ An). Sẽ bổ sung các chương dần theo tờ này.

1. Giới thiệu của Đinh Xuân Lâm (2012)

2. Cuốn sách của Hồ Mộ La.

23/05/2014

Cụ Nguyễn Ái Quốc đã làm lễ cho linh hồn bà con về Tây Phương Cực Lạc là Mạc Tư Khoa, chứ chưa bao giờ mong về Quảng Châu hay Dương Châu

Lão nằm mơ nước Nga là một hình tượng văn học Việt Nam, phản ánh tâm thế một thời của người Việt phái vô sản, được nhà thơ Tố Hữu tạo tác ra. Lão đó có thể là Lão Hạc có con Vện mà bố nó thì đi lính cho Pháp chưa về, ông cụ cứ dài cổ đợi con và chăm thằng cháu chính là Vện. Cho nên, có thể cụ thể thêm nữa, để thành "Lão Hạc nằm mơ nước Nga".

Đó là giấc mơ.

Còn trong thực tế, thì vào năm 1940, nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc đã cầu nguyện cho linh hồn dân Việt Nam được tiếp dẫn tới Mạc Tư Khoa của Stalin.

08/02/2014

Nguyễn Ái Quốc năm 1940 cầu nguyện cho linh hồn dân Việt Nam được tiếp dẫn tới Mạc Tư Khoa của Stalin

Tính xác thực của bài sớ ứng khẩu dưới đây đã được các nhân chứng, cũng như các nhà nghiên cứu về cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam xác nhận.

Đó là năm 1940, tại Vân Nam (Trung Quốc). Quân đội Nhật đã gây thảm sát (ném bom vào khu dân thường), trong đó, có tới mấy chục mạng Việt kiều. Nguyễn Ái Quốc và Phùng Chí Kiên đã trực tiếp trở thành hai thầy cúng (đạo sĩ) làm ma cho họ.

Nguyễn Ái Quốc viết năm 1940 : "Trung - Việt khác nào môi với răng"

Lấy nguyên từ bộ sách.

Tác giả viết trong vai một kí giả Trung Quốc sang Việt Nam chơi và ghi lại ca dao của nước ấy. 

21/01/2014

Chuyện vãn trên đường du lãng : Xem lại chùm ảnh cũ nhân lúc dừng lại ở nhà ga xe lửa Mông Tự (Vân Nam)

Mông Tự là tên một huyện ở tỉnh Vân Nam, nằm trên đường biên chung với tỉnh Lào Cai của Việt Nam. Hai bên đi qua lại nhau bằng cửa Hà Khẩu. Tuyến đường sắt Hà Nội - Côn Minh chạy qua đó từ thời Pháp thuộc.

Chúng tôi đi Mông Tự lần này theo chỉ dẫn của tư liệu cũ. Tới chỗ vừa in dấu bàn chân của các lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Phùng Chí Kiên, lại cũng có in dấu bàn tay của các lãnh tự Nguyễn Hải Thần và Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh). Nhất Linh đã từng viết khá chi tiết về Mông Tự trong Giòng sông Thanh Thủy

Nhưng không phải để tìm những dấu bàn chân và dấu bàn tay ấy. Mà là tìm bước chân của một nữ thần Việt đã xuất ngoại dẫn lối cho các nhà cách mạng giải phóng dân tộc. Bà đã đi tiên phong, sớm hơn lúc Nguyễn Ái Quốc hay Vũ Hồng Khanh đến đó hoạt động tới cả nhiều chục năm.

20/01/2014

Con đường mang tên Trần Tử Bình ở Hà Nội

Có lẽ không ít người chưa từng nghe một cái tên, vốn là tên người, và bây giờ thành tên phố: Trần Tử Bình.

Bởi vài năm trước, cái tên Phùng Chí Kiên vẫn còn là xa lạ. Thì, cớ gì người dân bình thường biết đến Trần Tử Bình cơ chứ.

28/11/2013

Thêm một tâm thư của người cháu tướng Phùng Chí Kiên (18/11/2013): "người ta phơi xương ông cháu tới 5 năm"

"73 năm trước kẻ thù đã bêu đầu Ông cháu 5 ngày, thì ngày nay người ta phơi xương Ông cháu tới 5 năm"



Vẫn là thư của Nguyễn Văn Nam - một người thuộc thế hệ cháu gọi bằng ông của tướng quân. 

Lời văn do người cháu viết, nhưng vẫn như thư trước đề ngày 08/11/2013, trang web của Phan Thị Bích Hằng lại đem chèn thêm một vài bức ảnh vào. Làm thế, thật ra, không làm tăng, mà làm yếu giá trị của bức tâm thư đi một chút.

27/11/2013

Từ Nguyễn Vĩ đến Phùng Chí Kiên (bài trên số 5 năm 2008, của NGHEANDOST)

Bài đã có từ năm 2008. Tiếc là không thấy ghi tên tác giả.

Có một số suy luận lòng vòng và không cần thiết ở đoạn cuối. Còn đoạn trên thì giới thiệu về gia đình và dòng họ của người anh hùng.

24/11/2013

Giáo dục Việt Nam xóa bài đã đăng năm 2012 về nhà ngoại cảm Bích Hằng ?

Cẩn thận ghi bản quyền vào văn bản, nhưng bây giờ thi xóa mất dạng đi rồi
Đó là loạt bài mang tiêu đề Những dấu hỏi lớn về "huyền thoại ngoại cảm" Phan Thị Bích Hằng, đã đăng từ năm 2012. Nhưng tra cứu vào trang Giáo dục Việt Nam, bây giờ, chỉ còn kết quả như sau404 - File or directory not found.

Chịu khó tra thêm, cũng chỉ ra kết quả thế này, tức không tìm thấy loạt bài của năm 2012 ở đâu.

Hình như bản trang web ấy đã xóa loạt bài đi rồi. Tôi không rõ lắm. Lại phải cậy đến những cao thủ, như Mr. Khoằm, truy cứu vấn đề về gốc gác. Cũng có khi chỉ là một chuyển đổi mang tính kĩ thuật nào đó, mà tôi thì không tường.

Tướng quân đề nghị làm lễ cầu siêu cho mình và chiến sĩ tại chùa Thạch Long (Bắc Cạn), vào 7/5/2008

Bản quyền ảnh thuộc VTV

Quan sát sự kiện một cách từ từ, sẽ thấy một điều lạ trong một hệ thống liên quan không hề lạ.

1. Hệ thống không hề lạ, là bởi, đã thấy được mối liên quan mang tính hiện thực giữa Phan Thị Bích Hằng với chùa Phúc Khánh ở Hà Nội và chùa Thạch Long ở Bắc Cạn (các nhà sư Thích Thanh QuyếtThích Giác Như).

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tựa như lên tiếng ủng hộ Trung tâm Ma học

Cuốn thư đề bốn chữ lớn PHÚC KHÁNH THIỀN TỰ (nguồn)