Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn bút-danh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bút-danh. Hiển thị tất cả bài đăng

18/05/2017

Quan điểm chính thống đến năm 2015 : bút danh "Trần Dân Tiên" vẫn chưa rõ được dùng vào thời điểm và bối cảnh cụ thể nào

Quan điểm này được đưa lên trang của Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 10 năm 2015. Nguyên văn là:

"175. Trần Dân Tiên. Gần đây các nhà nghiên cứu và sưu tầm cho rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dùng bí danh hoặc bút danh này, tuy nhiên vẫn chưa rõ được dùng vào thời điểm và bối cảnh cụ thể nào.".

08/08/2014

Trong số 169 nick-name : đến năm 2001, với xuất bản chính thức, có "T.Lan" nhưng không có "Trần Dân Tiên"

Theo lời giới thiệu của trang Ban Quản lý lăng thì gần đây có hai cuốn sách mới xuất bản chuyên về đề tài bí danh, bút danh của Hồ Chủ tịch. Tạm gọi một cách vui cho tất cả là "nick-name".

Cuốn do Bảo tàng Hồ Chinh Minh xuất bản năm 2001(tạm gọi là cuốn A) thì đưa ra con số 169 tên chính thức và 17 tên tồn nghi. Còn một cuốn khác, của cá nhân biên soạn, đã in năm 2003 (tạm gọi là cuốn B) thì đưa con số 174 tên.

Theo cuốn A (đúng như bản giới thiệu của website Ban Quản lý lăng) thì có thấy bút danh "T.Lan" (năm 1961). Nhưng không có "Trần Dân Tiên". Ở phần tồn nghi cũng không có. Tức là khác với cuốn sách đã xuất bản năm 1976 mà cụ Hà Minh Đức tin dùng từ năm 1985 đến nay.

24/10/2013

Nguyên ủy cách xưng hô "Bác Hồ" : Năm 1947 thì muộn rồi (riêng với Phạm Thị Hoài)

Trong một entry từ hồi năm 2012 trên blog của mình, nhà văn Phạm Thị Hoài có luận giải về sự xuất hiện của cách xưng hô "Bác Hồ" trong tiếng Việt nói chung và trước tác của Hồ Chủ tịch nói riêng.

Đại ý, bà tra cứu trong bộ "Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000" , rồi hạ bút (để giữ được nguyên ý, dẫn cả đoạn dài):