Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn đạo-đức-nghề-nghiệp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đạo-đức-nghề-nghiệp. Hiển thị tất cả bài đăng

10/10/2024

"Phủ Vân Cát" 2024 của nhóm Nguyễn Xuân Diện - nhiều sai lầm và độc hại (sắc phong) – 1b

Bài 1b (tiếp cho bài 1, tức 1a)

Phủ Vân Cát (2024) là tên gọi tắt, của tôi, về cuốn sách vừa ra mắt của nhóm soạn giả Nguyễn Xuân Diện (NXD).

địa phương Phủ Giầy (Phủ Dầy) Nam Định, thì đã có dòng họ Trần Lê (dòng họ sản sinh ra Tam vị Thánh Mẫu Phủ Giầy) liền lên tiếng ngay lập tức, bằng một lá đơn kiến nghị, gửi các cơ quan thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Thông tin Truyền thông, đề nghị thu hồi cuốn sách bởi nhiều nội dung sai sự thực, góp phần tuyên truyền sai về giá trị di tích (đây là một điểm bị nghiêm cấm trong Luật Di sản văn hóa). 

Lá đơn của họ Trần Lê đã được gửi tới các cơ quan có trách nhiệm trực tiếp vào ngày 20/9/2024. 

Ngay trong ngày 20/9/2024, Nhà xuất bản Thế giới đã gửi công văn tới NXD.

NXD không trả lời Nhà xuất bản, mà vẫn cố tình tổ chức lễ ra mắt sách tại Bảo tàng Phụ nữ vào ngày 21/9/2024.

Đến ngày 23/9/2024, NXD mới viết giải trình cho Nhà xuất bản như việc đã rồi.

Đã có nhiều phản biện trên không gian mạng cho thấy cuốn sách của nhóm NXD mang danh khoa học mà hoàn toàn không có bất cứ căn cứ tin cậy nào. “Chứng cớ” của sách chỉ là tiểu thuyết văn học, thần tích đi “chép” vào năm 1938, hoành phi câu đối văn bia có niên đại rất muộn (thế kỉ 19, 20, 21) mà có nhiều nghi vấn về tính xác thực.

Nhìn toàn cục, các luận điểm mà họ Trần Lê đưa ra trong các đơn và các ý kiến phản biện trên mạng đối với sách của nhóm NXD đều chính xác. Có thể đi đến kết luận chung: sách của nhóm NXD là một sản phẩm khoa học kém cỏi. Đây là một cuốn sách tồi tàn về khoa học, độc hại về mọi phương diện, xứng đáng cần thu hồi như kiến nghị của dòng họ Trần Lê ở Phủ Giầy Nam Định.

26/09/2024

"Phủ Vân Cát" 2024 của nhóm Nguyễn Xuân Diện - nhiều sai lầm và độc hại (sắc phong) --- Bài đọc thêm

"PHỦ VÂN CÁT" 2024 của NHÓM NGUYỄN XUÂN DIỆN - NHIỀU SAI LẦM VÀ ĐỘC HẠI (SẮC PHONG) --- (Bài đọc thêm, tác giả Học Thánh Mẫu)

Loạt bài cùng tên đang được đưa dần lên Giao Blog, hiện mới có kì đầu tiên. Bây giờ, là bài đọc thêm trong khi chờ đợi các đăng tải tiếp theo.
Bài đăng lại ở đây, của tác giả Học Thánh Mẫu, vốn đăng tải trên trang "Tín ngưỡng thờ Mẫu" (cũng được chia sẻ về trang "Văn hóa tín ngưỡng hệ thần Liễu Hạnh công chúa").
Bài có một số lỗi kĩ thuật (đánh máy nhầm chữ) và người viết không phải nhà nghiên cứu chuyên nghiệp nên luận giải nhiều điểm chưa tới.
Nhìn toàn cục là các luận điểm đưa ra đều đúng, mà có thể đi đến kết luận chung: sách của nhóm Nguyễn Xuân Diện là một sản phẩm khoa học kém cỏi. Đó là một cuốn sách tồi tàn về khoa học, độc hại về mọi phương diện, xứng đáng cần thu hồi như kiến nghị của dòng họ Trần Lê ở Phủ Giầy Nam Định.

21/09/2024

"Phủ Vân Cát" 2024 của nhóm Nguyễn Xuân Diện - nhiều sai lầm và độc hại (sắc phong) - 1

Phủ Vân Cát (2024) là tên gọi tắt, của tôi, về cuốn sách vừa ra mắt của nhóm soạn giả Nguyễn Xuân Diện. Trong học giới, đã có một số người có sách trong tay. 

Còn ở địa phương Phủ Giầy Nam Định, thì đã có dòng họ Trần Lê (dòng họ sản sinh ra Tam vị Thánh Mẫu Phủ Giầy) liền lên tiếng ngay lập tức, bằng một lá đơn kiến nghị, gửi các cơ quan thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Thông tin Truyền thông, đề nghị thu hồi cuốn sách bởi nhiều nội dung sai sự thực, góp phần tuyên truyền sai về giá trị di tích (đây là một điểm bị nghiêm cấm trong Luật Di sản văn hóa). 

Lá đơn của họ Trần Lê đã được gửi tới các cơ quan có trách nhiệm trực tiếp vào ngày 20/9/2024. 

Còn ở đây, với tư cách bạn đọc, đầu tiên tôi nói riêng về phần sắc phong trong sách này. Chưa tính các nội dung khác, chỉ riêng phần sắc phong đã cho thấy đây là một cuốn sách nhiều sai lầm và nguy hại.

Đầu tiên là nói về sự đạo văn (ăn cắp) trong phần về sắc phong.

10/03/2021

Thượng tọa Thích Nhật Từ với 2 lần thực nghiệm năm 2012 về y thuật của Võ Hoàng Yên

Theo dòng sự kiện Võ Hoàng Yên đầu năm 2021 này, thì xem ở đây.

Video về buổi pháp thoại của thượng tọa Thích Nhật Từ đã phát từ nhiều năm trước trên trang chính thức gọi là Phật Âm (tiếng nói của Đức Phật).

Nội dung video nói về 2 cuộc thực nghiệm về khả năng chữa bệnh diệu kì của ông Võ Hoàng Yên, vào năm 2012, cả hai đều do thượng tọa Thích Nhật Từ điều phối tổ chức hoặc làm thư kí. Có các hội đồng khoa học làm thực nghiệm.

Hôm nay còn thấy video này, và đã lấy xuống, rồi đưa tạm về Giao Blog lưu.

Cẩn trọng và thành thực để tránh sai nhầm : trường hợp Phan Thanh Sơn Nam vừa bị tố gian lận

Gian lận trong khoa học, dù ở đâu cũng có thể xảy ra, và nhiều khi rất khó bị phát hiện, ví dụ trường hợp cô Obokata ở Nhật Bản mấy năm trước là một vụ điển hình - một nữ tiến sĩ đang được ca ngợi như một quốc dân tiêu biểu, một nhà khoa học trẻ sáng giá của một đất nước yêu chuộng khoa học, đang dự kiến đề cử cho giải Nobel, thì tất cả sập xuống vì cộng đồng mạng đã phân tích rõ sự gian lận có tổ chức trong nhiều năm ! Thầy giáo phụ trách của Obokata sau đó đã thắt cổ tự tử tại cơ quan vì quá ân hận để học trò qua mặt gian lận nhiều năm, còn bản thân Obokata sau đó còn bị tước mất học vị tiến sĩ vì luận văn tiến sĩ cũng đạo văn quá kinh tởm.

Có thể đọc lại về vụ cô Obokata ở đây (tháng 4/2014) hay ở đây (tháng 8/2014), ở đây (tháng 12/2014).

Cộng động mạng đã phát giác ra vụ Obokata gian lận. Sau đó, giới khoa học mới đi vào kiểm chứng, rồi dần dần lộ diện ra Obokata đã gian lận từ A đến Z ngay từ lúc còn trẻ. Lúc đầu chỉ là lỗi nhỏ, như là sai nhầm, dần dần, tìm tiếp thì hóa ra hành động gian lận liên tục trong thời gian dài !

Lần này, tại Việt Nam, một bài tố Phan Thanh Sơn Nam gian lận cũng xuất phát từ cộng đồng mạng. Ngay sau đó, Nam đã giải trình.

Về Phan Thanh Sơn Nam, trên Giao Blog, có thể đọc nhanh ở đây hay ở đây. Nam đang tự nhận đây là kinh nghiệm xương máu, anh viết trên Fb cá nhân vào ngày 8/3 vừa rồi rằng:

"Với tư cách là trưởng nhóm nghiên cứu, và là người có kiểm tra lần cuối bài báo, mình thành thật xin lỗi cộng đồng vì nhóm mình đã để xảy ra chuyện này. Cá nhân mình thành thật xin lỗi vì không đủ kiến thức và kỹ năng cũng như đã không tổ chức nhóm nghiên cứu thật tốt để ngăn chặn những lỗi nói trên. Cá nhân mình cũng thành thật xin lỗi vì đã không hướng dẫn học trò kỹ hơn nữa. Bao nhiêu bằng cấp, bao nhiêu kinh nghiệm, thì mình cũng cần phải học thêm cách làm việc cho nghiêm túc hơn nữa."

04/02/2021

Một vụ đạo văn đã bị quên lãng (nhóm Bùi Đăng Sinh ở Vĩnh Phúc)

Hồi chúng tôi du lãng nhiều ở Vĩnh Phúc để chuẩn bị cho hội thảo về nhà Mạc và hậu duệ tại đây (xem nhanh hội thảo đó ở đây), thì có nghe vụ này. Cũng có được tư liệu để ngắm nghía, nhưng mà mải việc khác, nên quên béng !

Bây giờ, nhân có việc liên quan đến Vĩnh Phúc, mới sực nhớ lại.

Cũng mới nhớ ra hồi xửa xưa tôi đã có lần tới tận nhà bác Nguyễn Khắc Xương ở trên đó. Hồi ấy, chúng tôi đi đến làng cười Văn Lang, rồi tới Đại học Hùng Vương. Cụ bà Nguyễn Khắc Xương còn cẩn thận đưa cụ ra tận xe đón, dặn dò gì đó, rồi mới an tâm chào tạm biệt.

06/12/2020

Mạnh tay để dẹp "làm giả", "phục chế" sắc phong Hán Nôm hiện nay : cần áp dụng chế tài hình sự

Nói kết luận trước, thì như sau: hiện nay phong trào phục chế sắc phong đang nở rộ ở các nơi. Phục chế là một từ hoa mĩ, còn thực chất, chính là đang làm giả sắc phong, tức là chế tác sắc phong giả. Cần phải có chế tài hình sự đối với loại hình sản xuất hàng giả núp dưới bóng phục chế sản phẩm văn hóa truyền thống này.

Nói cho rõ: nên áp dụng theo khung luật hình sự với với các cá nhân đang làm giả sắc phong. Các cá nhân này cần bị trừng trị bởi pháp luật, hệt như với các tội danh làm hàng giả khác (thuốc giả, hàng hiệu giả, bằng cấp giả,...).

Kết luận được nói trước như vậy.

02/12/2020

Đạo đức nghề nghiệp : thi thoảng sản phẩm của mình bị biển thủ, đem in vào một tập sách chung nào đó

Tạm chưa nói đến việc biển thủ "dữ tợn"(rút ruột toàn bộ, biến báo A thành B). Cứ tạm gác đấy đã. 

Mà ở đây chỉ nói đến việc biển thủ những bài lẻ của mình vào những tập sách chung nào đó. Mình không hay biết gì. Họ không hề hỏi xin phép, có khi không ghi tên tác giả. Không một lời cảm ơn, không trả nhuận bút, không tặng sách,....tất tần tận đều không hết.

1. Ví dụ nhanh, là rất lâu rồi, dễ đến cả 10 năm trước đã lên tiếng về việc nhóm soạn giả của Nxb Hà Nội với chủ biên là cụ Vũ Khiêu, biển thủ các bài nghiên cứu của mình về sứ giả nhà thơ Nguyễn Tông Quai vào tập sách chung. Họ chép trộm, nên chép luôn cả những chỗ sai, mà những chỗ sai ấy thì chỉ có mình (duy nhất) mới có thể chữa được ! Bài lên tiếng đó trên Giao Blog hồi còn là ở hệ thống Yahoo (đọc lại ở đây, đã đăng Giao Blog ở Yahoo ngày 7/9/2011).

Người chịu trách nhiệm gì đó của Nxb Hà Nội có gọi điện trực tiếp cho mình sau khi mình đánh tiếng nhè nhẹ trên Giao Blog. Người đó tỏ ý xin lỗi và mong bỏ qua. Mình lúc ấy bận mải việc khác, với lại, cũng không muốn đả động thêm nữa.

22/11/2020

Tạp chí "Ngôn ngữ học" (Viện Ngôn ngữ học, VASS) bị đình bản 1 năm (phân tích của nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học)

Mãi đến gần đây, tôi mới biết tạp chí Ngôn ngữ học bị đình bản. Lúc ấy, nói chuyện với nhóm bạn cũ ở Khoa Ngữ Văn (Đại học Tổng hợp Hà Nội ngày trước), thì mới được một bạn thông tin vậy. Chắc là khoảng tháng 10 năm 2020.

Thế là phải đi hỏi người thuộc "quân nhà", và đã xác nhận là đúng vậy, đúng là Ngôn ngữ học bị đình bản 1 năm.

Bây giờ là một phân tích của nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học - nhà ngôn ngữ học Nguyễn Đức Tồn. Bản thân ông Tồn thì nhiều năm nay bị vướng vào một nghi án đạo văn rất lớn, mà đến hiện nay, vẫn chưa có hồi kết (ví dụ đọc lại ở đây).

Nhìn chung, với con mắt khách quan của người quan sát, Giao Blog thấy một bức tranh khá ảm đạm về ngành Ngôn ngữ học Việt Nam hiện nay, mà gắn liền trực tiếp với các cá nhân tiêu biểu của ngành đó: Nguyễn Đức Tồn, Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp, Vũ Thị Sao Chi. Bản thân nguyên Viện trường Viện Ngôn ngữ thì dùng từ "què cụt" cho cơ quan cũ của mình.

Học sinh ngành Ngôn ngữ học có hỏi tôi về sự khó hiểu này. Tôi bảo: các em nên đọc sách của thầy Nguyễn Tài Cẩn và thầy Cao Xuân Hạo. Hãy đọc sách của hai cụ đó để duy trì niềm đam mê trong các em.

24/04/2020

Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : những con Cô Vy đặc chủng Đại Việt ăn rỗng đất nước

Vẫn trong thời gian giãn cách xã hội để chống dịch Cô Vy (từ ngày 23/4 thì đã có chỉ thị nới lỏng), chúng ta thấy ông Nguyễn Bắc Sơn ra hầu tòa ở vụ đại án AVG với bộ diện đeo khẩu trang (xem ở đây).

1. Ông Nguyễn Bắc Son, rồi người kế nhiệm ông là ông Trương Minh Tuấn, đều là các đảng viên. Họ từng tự xem mình là ở tuyến đầu chống tham nhũng, chống diễn biến hòa bình (xem sách chuyên luận của ông Trương về chống diễn biến hòa bình ở đây). Nhưng trên thực tế, các ông đảng viên này lại chính là những tay tham nhũng khủng.

Ông Son nhận một vụ hối lộ với số tiền lên tới 3 triệu USD, tiền tươi thóc thật của một vụ, thế mà còn đang bai bải kêu quá nặng với án chung thân. 

20/04/2020

Thư pháp Hán Nôm của người Việt (xung quanh cuốn sách của Nguyễn Hữu Sử)

Cuốn Thư pháp Việt Nam của Nguyễn Hữu Sử, sau khi ra đời, bên cạnh một số lời khen, thì liền có một nghi vấn đạo văn nặng nề. Xem cụ thể loạt bài của Lê Quốc Việt viết về việc Sử đã biển thủ tư liệu các loại như thế nào, ở đây (lên bài từ tháng 8 năm 2017).

Ở đây, đưa ba bài điểm sách với âm hưởng chủ đạo là khen, xuất hiện trước khi và sau khi sách ra. Hai bài trên báo chính thống của Việt Nam (Nhân DânTia Sáng), một bài trên mạng tiếng Trung.

20/02/2020

Thêm một vụ đạo văn vừa bị phát giác : từ điển thuổng

Thấy anh Hoàng Tuấn Công kêu trước, rằng của nả anh đưa lên thư phòng của mình bị trộm đột nhập vào lấy kha khá, mà đem luôn ra in thành từ điển.

Bác Hoàng Tuấn Công lâu nay dành khá nhiều tâm sức cho một vụ đạo văn xuyên thế kỉ liên quan đến bác Nguyễn Đức Tồn (ví dụ ở đây), thì bây giờ, bản thân nhà bác Hoàng  bị đạo chích đột nhập luôn !

Vẫn thi thoảng thấy bác Hoàng kêu mất gà mất ngan này nọ, nhưng lần này thì hình như là vụ trộm to.

04/07/2019

người An Nam có phẩm chất ngang với người Nhật hồi đầu thế kỉ XX (lời của toàn quyền Paul Doumer)

Liên quan đến hồi kí của viên quan toàn quyền Đông Dương của đầu thế kỉ XX, thì năm 2010, tại một hội thảo kỉ niệm 1000 năm Thăng Long diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, có một màn "thảo luận" khá thú vị.

Đại ý là có ý kiến chia sự cai trị của người Pháp tại xứ Đông Dương thành 2 thời kì lớn: trước Paul Doumer và từ sau Paul Doumer. Một học giả đã trình bày bài đó. Dẫn giải và đưa tư liệu gốc.

Nhưng một học giả khác sau đó đứng lên bảo: toàn bộ tư liệu và ý tưởng ấy tôi đã làm, đã phát biểu bằng bài học thuật chính thức hay sách, người vừa đăng đàn chỉ là ăn trộm và đem trình bày tại hội thảo quốc tế thế này. Mà là ăn trộm nguyên con !

Người điều hành phiên đó quá giỏi đã cho tạm vượt qua được màn "thảo luận" ấy. Chi tiết các loại, hiện có nhiều người còn lưu được tư liệu (trong đó có tôi). Cái bài ấy vẫn in trong tập kỉ yếu dày cộp có bìa cứng màu đỏ (thật ra là đã in trước khi hội thảo diễn ra - một lối làm việc hình như chỉ còn thấy ở Việt Nam). Mà không hiểu sao, mình kiểm ra ở nhà có tới 2 quyển kỉ yếu ấy !