Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn sử-liệu-Việt-Nam (gốc). Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sử-liệu-Việt-Nam (gốc). Hiển thị tất cả bài đăng

11/05/2020

Sử liệu quanh ta : mộ đá của Quan Năm bị Cờ Đen hạ ngày 19/5/1883

Đó là trận chiến Cầu Giấy danh tiếng. 

Cầu Giấy ngày nay thì sấm uất, nhưng mấy chục năm về trước thì quê mùa và hoang vắng lắm. Nhắc đến Cầu Giấy là nghĩ ngay ra cảnh làng xóm nhà quê với đống rạ, con trâu, ruộng lúa. Hồi ngày xưa, trường học ở Hà Nội cho học sinh đi cắm trại ở công viên Thủ Lệ, tức là cửa ngõ vào Cầu Giầy, mà đã tưởng là đi xa lắc xa lơ tận Sapa (xem lại kí ức của người Hà Nội đã sống những năm tháng ấy, ở đây).

Đúng cái địa bàn Cầu Giấy ấy. Đúng ngày 19/5 năm 1883, Quan Năm (Henri Laurent RIVIÈRE) của Pháp đã bị quân mai phục của tướng cờ đen Lưu Vĩnh Phúc bắn hạ tại Cầu Giấy. 

Người Pháp sau này đã xây mộ Quan Năm ở chính khu vực Cầu Giấy.

Đến ngày 11/5 năm nay, tức năm 2020, ngôi mộ ấy vẫn còn. 

20/01/2020

Cuối năm xem lại văn bia cổ nhất (năm 618 thời thuộc Tùy) trong liên quan với Tam Giới

Bây giờ, đang xem lại văn bia khắc chữ Hán cổ nhất hiện còn ở Việt Nam, là bia dựng năm Đại Nghiệp 14 thời nhà Tùy (tức năm 618).

Suy nghĩ về mối quan hệ của nó với Tam Giới (vừa là Phật giáo, vừa là Đạo giáo).

Đi một ít bài liên quan.

01/09/2019

Bí mật quốc gia 50 năm qua : những thước phim quay khu nhà sàn và Hồ Chủ Tịch những ngày tháng cuối đời

Đầu tiên là một bài đã công bố năm 2005, tức là cũng đã tới 14 năm rồi.

Sau đó là các thông tin bổ sung (đánh thứ tự ngược như mọi khi).

Nếu đã xem những thước phim do Nhật Bản quay Bác Hồ trả lời phóng viên báo Cờ Đỏ (Đảng Cộng sản Nhật Bản), vào năm 1966, mà Giao Blog đã đưa lên ở đây (đưa hồi tháng 3 năm 2014), thì thấy rằng: chúng ta nên nhanh chóng giải mật những thước phim của tháng 9 năm 1969. Cũng đã 50 năm rồi.

Bản quay của Nhật Bản là tiếng thực sự của Hồ Chủ tịch vào năm 1966, hình ảnh rất nét, vô cùng quí giá. Còn bản do nhóm Việt Nam quay năm 1969 thì chưa biết ra sao. Lớp con cháu ngày nay phải lấy trách nhiệm ra mà công bố những tư liệu này. Của quí đang ở trong nhà đó, cần phải tìm đâu xa xôi.

24/12/2018

Người Trung Quốc đang in và đọc sử Việt một cách hệ thống (bài Phạm Hoàng Quân)

Quả thực, các học giả Trung Quốc và Đài Loan không chỉ đọc sử liệu của Việt Nam một cách hệ thống, mà phải mở rộng ra là "tư liệu Việt Nam".

Bây giờ, động bút gì, đều vào ngó xem bản hiệu khảo của các học giả ấy đã làm gì. Vẫn còn rất nhiều lỗi, nhưng về cơ bản hơn hẳn đọc bản dịch tiếng Việt chay.

02/06/2018

Đơn vị hành chính nhà Mạc thời kì Thăng Long - Dương Kinh (bài Hồ Bạch Thảo)

Điểm chú ý là thời kì Thăng Long - Dương Kinh của nhà Mạc thì chưa xuất diện rõ ràng tên gọi Cao Bằng. Cao Bằng thì lúc đó là đơn vị ở dưới Ninh Sóc hoặc Thái Nguyên.

Có hiểu như vậy, thì mới thấy việc mở ra Cao Bằng của nhà Mạc vào thập niên 1600-1610 là cả một quá trình, để tồn tại tới thập niên 1680. 

21/03/2018

Du lãng ngoại thành, phát hiện quốc hiệu "Việt Nam" năm 1681

Đợt trước, đã phát biểu chính thức về quốc hiệu "Nam Việt" hay "Việt Nam" thuộc thời kì nhà Mạc ở Cao Bằng, gắn với chuông Đà Quận năm 1611 (đã đi cụ thể ở đâyở đây, và ở đây, ở đây). Không phải đợi đến nhà Nguyễn sau này mới có tên "Việt Nam".

Hôm nay, chúng tôi tranh thủ đi ra ngoại thành. Chỉ là ngoại thành mà thôi. Dự một lễ hội ở chùa làng.

Một ngôi chùa khác trong làng, tức ngôi không có lễ hội vào hôm nay, thì lại có một tư liệu thú vị vừa được phát hiện. Đó là: trên tư liệu mang niên đại 1681 (năm Chính Hòa thứ 2 thời Lê Trung Hưng), chúng tôi thấy rất rõ quốc hiệu VIỆT NAM. May là vào đúng dịp trùng tu, tư liệu được đưa xuống dưới, thì mới có cơ hội xem một cách kĩ lưỡng và dễ dàng.

14/04/2017

Chuông lớn Đà Quận ở Cao Bằng : bài mới trên Nghiên cứu Lịch sử

Ít hôm trước, ba chúng tôi đã dự tính đi thăm đôi chuông Đà Quận (ở đây, ngày 9/4).

Sau đó, là cùng nhau đi (ở đây, ngày 12/4).

Hôm nay, nhận tin một bài mới của mình về chuông Đà Quận vừa xuất hiện trên tạp chí chuyên nghành Nghiên cứu Lịch sử (số 2 năm 2017).

10/10/2016

Chị Ouru-san : nữ phiên dịch người Nhật trong phủ chúa Trịnh thời 1630s

Thông tin về chị Ouru chưa được xác định rõ.

Có tài liệu nói chị kết hôn với một vị tướng trong quân đội của chúa Trịnh. Chị làm công việc phiên dịch giữa người Việt và người Hà Lan. Nên phải chăng chị biết tiếng Hà Lan, và dĩ nhiên là giỏi tiếng Việt.

Tuy nhiên, chưa xác định rõ được phu quân của chị. Chỉ biết đại khái là người vùng Phố Hiến.

19/06/2016

Bia thờ một đại thần hậu Lê, đồng thời là sử gia chỉnh sửa "Đại Việt sử kí toàn thư"

Đó là đại thần Phạm Công Trứ (1600-1675), quê ở huyện Đường Hào (Hưng Yên ngày nay).

Vâng lệnh chúa Trịnh, đại thần này đã chỉnh sửa bộ Đại Việt sứ kí toàn thư. Đại khái tư tưởng chủ đạo là tâng công nhà chúa, và ghi kiệm lời về vua Lê, chê trách vua Mạc.

Bia thờ Phạm Công Trứ có niên đại rất đáng chú ý: Vĩnh Thịnh 4, tức năm 1679. Tức là sau khi Phạm Công Trứ mất được 4 năm, thì con cháu lập bia.

Rất tiếc là nội dung bia thì khá nghèo nàn, hầu như không giúp ích được gì nhiều.

30/05/2016

Đạo Cao Đài thời 1930 qua góc ảnh của Walter Bosshard

Tác giả ảnh Walter (1892-1975) nổi tiếng với những loạt ảnh về châu Á, trong đó có Việt Nam và các nước Đông Dương. 

Ông đã lặn lội tới gặp Mao Trạch Đông (xem ảnh dưới, năm 1938):

19/12/2014

An Nam thời 1627, qua một "công thư" của Trịnh Tráng

Về lá thư của Trịnh Tráng gửi cho phía nhà thờ công giáo phương Tây đã được một số nghiên cứu nhắc tới và bàn luận từ lâu (sớm nhất là từ thời Đắc Lộ, rồi là phát hiện lại vào cuối thế kỉ 19, và trước 1975 đã có Võ Long Tê và Đỗ Quang Chính cùng nhiều người khác ở Sài Gòn). 

Văn bản đang được xem là có niên đại 1627, và nhóm nghiên cứu ở Đức thì đặt giả thiết: có thể là văn bản ngoại giao cổ nhất của Viêt Nam mà hiện còn giữ được nguyên vật. Nhưng, thật ra, theo quan điểm của tôi, thì năm 1627 đã khá muộn rồi. Có một số văn thư cổ hơn nữa (tôi đã giới thiệu vắn tắt kèm ảnh chụp trong một bài in năm 2013). Và có hẳn một sê-ri liền mạch cổ hơn năm 1627, nhưng muộn hơn văn thư mà tôi đã đề cập, thì có những nghiên cứu của Lê Dư (trước năm 1945), gần đây là Phạm Hoàng Quân, Phan Thanh Hải,...

10/06/2014

Năm 1938 : Nhật Bản bàn luận về giá trị kinh tế của quần đảo Tây Sa

Đó là năm Chiêu Hòa thứ 13. Tính ra lịch Tây là năm 1938. 

Người Nhật đánh giá cao vị trí chiến lược và giá trị kinh tế của quần đảo Tây Sa. Tư liệu được công bố sau cuộc điều tra thực tế vào năm đó:


07/12/2013

Võ Nguyên Giáp (Tú tài văn chương) : Danh sách giáo viên trường Thăng Long năm 1936

Nhà trường đăng quảng cáo trên nhiều tờ báo lớn của thời đó. Đại khái như sau:



Như vậy, có thể thấy các vị sau trong danh sách giáo viên của trường: Bùi Kỷ, Hoàng Minh Giám, Đặng Thai Mai, Vũ Đình Hòe, Võ Nguyên Giáp, Vũ Đình Liên, Nguyễn Cao Luyện,...