Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thái-Bình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thái-Bình. Hiển thị tất cả bài đăng

20/11/2024

Lê Quý Đôn (1726-1784) với Phật giáo - chùa Phúc Khánh (Thái Bình) và các chùa khác

Có một giới thiệu từ năm 2016 của nhà báo Quang Viện. Bài này được đưa lên đầu tiên.

Chùa Phúc Khánh ở Thái Bình (chùa thôn Phúc Lộc, xã Thái Giang, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình). Chuông chùa đúc năm Cảnh Hưng 14 (1753) có mang một bài minh do Lê Quý Đôn soạn.

Chùa Thanh Phong ở Nam Định (chùa Cự Trữ -thôn Cự Trữ, xã Phương Định, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định). Chùa gắn với thời kì nhà Mạc. Khánh đồng của chùa có mạng một bài minh do Lê Quý Đôn soạn năm Cảnh Hưng 26 (1765).

Các bản dịch hay luận bài sẽ được sưu tầm và dán dần lên ở dưới đó.

21/05/2023

Nhà văn Bút Ngữ vừa từ trần (1931-2023)

ngọn đèn của cha
vẫn đang tiếp cháy trong con
hiện lên đầu dãy đèn đường đêm nay, và nối những đêm mai

(trích từ bài Ngọn đèn, thơ Vân Quốc, 2007)

Tin thầy vừa qua đời sáng nay, loan đi trong chúng tôi từ hơn 10 giờ sáng nay (21/5), một sáng Chủ Nhật đầu hè 2023. Tôi lặng đi một lúc lâu, bởi đêm qua, thực ra là rạng sáng hôm nay, tôi vừa xem đi xem lại vài lần video quay cảnh thầy trò chuyện với chúng tôi tại nhà riêng của thầy mới đây thôi. 

19/05/2023

Văn nghệ Thứ Bảy : Một nửa thế kỉ "Búp Trên Cành" và mạch nguồn quê hương (bài Bùi Thị Biên Linh 2023)

Một bài viết mới của nhà văn Bùi Thị Biên Linh về nhóm văn chương Búp Trên Cành của tuổi lên mười ngày xưa (1976-1990s-tk21) và nhóm Nhà Búp hôm nay, nhân sự kiện Nhà Búp ra mắt tập sách Duyên (thơ và văn xuôi). Xem lại sự kiện ra sách được tổ chức tại thành phố Thái Bình vào tháng 3 năm 2023, ở đây.

Bài viết nhắc đến người thầy chung của ngôi nhà Búp Trên Cành trước đây và Nhà Búp hôm nay, đó là nhà văn Bút Ngữ (sinh năm 1931). Xem thêm ở đây.

25/03/2023

Phủ Thái Bình (thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay) - Nguyễn Mậu trên bia Văn Miếu số 2 (khoa thi 1448, dựng năm 1484)

Cùng năm 1484, vua Lê Thánh Tông (1442-1497, lên ngôi năm 1460) cho dựng nhiều bia Văn Miếu dể ghi danh các tiến sĩ đã đỗ nhiều khoa trước đó (khoa đầu tiên được khắc bia trong Văn Miếu hiện nay là khoa năm 1442, tiếp theo là các khoa: 1448, 1463, 1466, 1475, 1478, 1481).

Năm 1442 thuộc niên hiệu Đại Bảo (vua Lê Thái Tông).

Năm 1448 thuộc niên hiệu Thái Hòa (vua Lê Nhân Tông).

Năm 1463 và năm 1466  thuộc niên hiệu Quang Thuận (vua Lê Thánh Tông).

Các năm 1475-1478-1481 thuộc niên hiệu Hồng Đức (vua Lê Thánh Tông).

29/01/2023

Bài văn bia viết năm 1578 (Diên Thành 1) của Trạng Trình cho chùa Tam Giáo ở Thái Bình

Một tấm bia quí giá. Trạng Trình viết bia khi đã gần 90 tuổi.

Đặc biệt, với tư cách là một nhà Nho tiêu biểu của nhà Mạc lúc bấy giờ, Trạng Trình có tóm tắt giải thích về đạo Phật, đạo Lão, đạo Nho. Lời giải thích rất ngắn gọn nhưng thú vị.

Chùa Tam Giáo lúc đó hiện ở huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình.

Bản dịch và diễn giải của hai học giả Hán Nôm, đã đăng trên số 1 năm 1990 của Tạp chí Hán Nôm.

06/11/2022

Nửa thế kỉ "Búp trên cành" (1976-1990s-tk21) và sinh nhật 3 tuổi trang văn học nghệ thuật Nhà Búp (2019-2022)

Hà Nội đang vào cuối thu. 

Hà Nội đang ở thời điểm đẹp nhất trong một năm.

Vào buổi chiều muộn Thứ Bảy ngày 5/11/2022, tại một địa điểm thú vị của Hà Nội, lễ mừng sinh nhật 3 tuổi của trang văn học Nhà Búp đã được tổ chức.

30/09/2022

Quê hương đổi mới 2022 : các trường học chuyển sang tên gắn với danh nhân Ngô Quang Bích và Bùi Viện

Về quê hương Trình Phố, trên Giao Blog đã có một số bài tổng quan và chi tiết. Ví dụ, về tổng thể thì có thể đọc ở đây (năm 2016). Về chi tiết, liên quan đến danh nhân Bùi Viện thì đọc ở đây (năm 2018) và ở đây (năm 2017), về cha con danh nhân Ngô Quang Bích - Ngô Quang Đoan thì đọc ở đây (năm 2017) và ở đây (năm 2016).

Cập nhật về tình hình gần đây của Trình Phố, chẳng hạn nhân chuyến thăm của đương kim Tổng Bí thư mấy năm trước, thì đọc ở đây (năm 2018). Hoặc gần đây là tin về cụm công nghiệp An Ninh thì được điểm ở đây (năm 2021).

Ở tuổi lên mười, vào thập niên 1980, tôi đã viết những câu chuyện nhỏ gắn với bối cảnh làng quê và phố thị ở đêm trước Đổi Mới, thấy rõ là chính sách đi vùng kinh tế mới, đọc lại ở đâyở đây.

Hồi năm 2013, tóm tắt về quê hương Trình Phố, tôi đã viết:

"Ngược qua con đê là làng Trần Độ, xuôi theo dòng sông đào ra phía biển là chạm vào đầu làng Hoàng Văn Thái, tới sát biển gặp Nguyễn Công Trứ với những sinh từ được dân chúng xây cất ngay lúc cụ còn sống. Giữa làng có thể uống nước giếng trước nhà Bùi Viện, đi bộ thêm vài bước chân là đã vào đến cửa nhà Ngô Quang Bích."

29/12/2021

"Nhà giáo Nguyễn Hải Đạm" - một cuốn sách vừa ra về vị sư biểu trong thế kỉ XX của đất học Thái Bình

Một cuốn sách vừa ra, vào dịp cuối năm 2021, kết quả của khoảng 5 năm chuẩn bị bản thảo và lo các khâu xuất bản của gia đình thầy Nguyễn Hải Đạm (1934-2000), mà trụ cột là nhà giáo Hoàng Năng Trọng con rể của thầy.

Về tình bạn hiếm có giữa Hoàng Năng Trọng và Đỗ Trọng Khơi ở Thái Bình, thì trên Giao Blog, có thể đọc ở đây (tháng 5 năm 2016). Và gần đây, năm 2020, thầy Hoàng Năng Trọng - Hiệu trưởng Trường Đại học Y dược Thái Bình - đã nhận một học trò đặc biệt vào trường vẫn trong một tương cảm nhân duyên đặc biệt như vậy (xem ở đây).

18/12/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : một thời Búp Trên Cành của các nhà văn nhí Thái Bình (nhớ và viết lại)

Gần đây nhất, là một bài báo cuối năm 2021 về người sáng lập ra trại hè viết văn Búp Trên Cành ở Thái Bình vào thập niên 1970 - nhà văn Bút Ngữ (xem ở đây).

1. Búp Trên Cành là tên của tập san văn học thiếu nhi Thái Bình mà cơ quan chủ quản là Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình (gọi tắt là "Hội Văn nghệ Thái Bình"), duy trì trong nhiều năm (1970s-1990s). Tập san này đăng tải những bài văn bài thơ do các "nhà văn nhí" viết trong trại hè viết văn được tổ chức bởi Hội Văn nghệ Thái Bình, mà người đứng đầu là nhà văn Bút Ngữ, cùng sự tham gia giảng dạy và hướng dẫn trực tiếp của nhiều nhà văn - nhà thơ - nhà nghiên cứu trong tỉnh và toàn quốc (Tô Hoài, Phạm Đình Hổ, Bút Ngữ, Phạm Đức Duật, Bùi Công Bính, Lê Bính, Kim Chuông, Đức Hậu, Đỗ Vĩnh Bảo,...). 

Mỗi năm có một trại hè. Mỗi năm có một số Búp Trên Cành.

19/10/2021

Làng Trình Phố trong đương đại : Cụm Công nghiệp An Ninh vừa khánh thành (tháng 10 năm 2021)

Quê hương của hai cha con danh nhân chống Pháp là Ngô Quang Bích - Ngô Quang Đoan (đọc lại ở đâyở đây).

Cũng là quê hương của danh nhân Bùi Viện (đọc lại ở đây).

Quê hương ấy vừa khánh thành Cụm Công nghiệp An Ninh. 

Tên xưa là Trình Phố. Tên nay là An Ninh.

02/09/2021

Nhớ về những bến đò ngang hay bến phà trên quê hương

Bây giờ, nhiều cây cầu hiện đại được xây dựng để nối hai bờ của các dòng sông lớn nhỏ, đưa đến sự thuận tiện vượt bậc cho cuộc sống của cư dân các địa phương. Thế nhưng, vẫn còn rất nhiều những bến đò ngang hay những bến phà, ở cả sông Hồng hay sông Cửu Long cùng các chi lưu.

Tháng 9 năm 2021, nối hai bờ quê hương Nam Định - Thái Bình, vẫn còn bến phà Sa Cao và nhiều bến đò ngang. 

Đọc những cái tên ấy, tên bến và tên làng xã, người ở xa quê đều thấy lòng bồi hồi. Nhớ lắm, những bến đò và những bến phà của quê hương.

30/05/2021

Quê hương Sơn Nam Hạ : "chợ Viềng" đâu chỉ có ở Phủ Giày (Vụ Bản)

Chúng tôi dự kiến đi Sơn Nam Hạ vào tháng 5 hoặc tháng 6, nhưng bây giờ thì đành phải đẩy lùi thời gian xuống, vì dịch covid-19 vẫn đang hoành hoành.

Lúc ở Huế hồi cuối tháng 4 (xem lại ở đây) thì tính là cuối tháng 5 có thể ok. Rồi lại hoãn xuống cuối tháng 6. Nhưng bây giờ thì đành phải lùi tiếp, tới tháng 8 hay 9.

Lần này dự kiến chúng tôi đi cả vùng Nghĩa Hưng - Vụ Bản, rồi sẽ du lãng hai bên làng Keo (một bên Keo Thái Bình, một bên Keo Nam Định).

Nhân lúc chuẩn bị, thì ngồi xem tư liệu về chợ Viềng Vụ Bản, tức chợ Viềng Phủ Giày. Tư liệu cũ ghi là "Hội chợ Thánh" hay "Hội chợ Phủ".

Bây giờ, vẫn còn đang có nhiều ý kiến về nghĩa gốc của "Viềng".

Nhưng quê hương Sơn Nam Hạ yêu quí của chúng tôi thì đâu chỉ có một chợ Viềng Vụ Bản (chợ Viềng Vụ Bản thì xem ở đây trên Giao Blog). Thậm ra có nhiều chợ Viềng, tính sơ cũng phải 4 chợ cùng tên "chợ Viêng".

25/02/2021

Chuyện cũ về ngôi chùa cổ ở Thái Bình có chuông lớn thời Mạc (nhà sư trụ trì tự thiêu năm 2012)

Đó là ngôi chùa danh tiếng ở Thái Bình, về giá trị lịch sử thì có thể sánh với chùa Keo. Về vị trí địa lí thì ngôi chùa này rất gần với nơi có bộ tượng đá tuyệt tác thời Mạc (đọc ở đây và ở đây), cũng tức là ở gần với ngôi đền thờ Liễu Hạnh công chúa (đọc ở đây). Đều là thuộc huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình.

Đến nay, sau rất nhiều dâu bể, may mắn là ngôi chùa ấy vẫn giữ được nhiều cổ vật quan trọng. Từ nhiều năm nay, chúng tôi đặc biệt chú ý đến quả chuông đúc thời Mạc - niên đại là Quảng Hòa 4 (tức năm 1545). Học giả Đinh Khắc Thuân đã giới thiệu và đưa bản dịch từ đầu thập niên 1990 trên tạp chí học thuật rồi, nên không còn xa lạ với học giới.

05/12/2020

50 năm Văn Nghệ quê lúa Thái Bình (1970-2020)

Đó là Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình, viết tắt là Hội Văn Nghệ Thái Bình. Hội được lập năm 1970, với những người khai sơn phá thạch là Bút Ngữ (1931-), Hồng Dương, Trọng Khuê (1934-2008),...

Đó cũng là cơ quan đã ra ấn phẩm Búp trên cành - tập san đăng tải các sáng tác văn thơ của thiếu nhi Thái Bình từ thập niên 1970 đến thập niên 1990 (hiện đã đình bản). Một cái nhìn tổng quát về Búp trên cành và sáng tác thiếu nhi quê lúa thì có thể xem ở đây.

Về nhà văn Bút Ngữ - một trong những người có công đặt nền móng cho Hội Văn Nghệ Thái Bình và phát triển văn học quê lúa - một người thầy văn học thưở lên mười của tôi, chủ nhân Giao Blog, thì có thể đọc ở đây. Năm nay, thầy đã vào tuổi 90.

14/08/2020

Thị xã Thái Bình thời chúng tôi không hề có tri thức : Vũ Hoàng Chương với Đinh Hùng, và đặc biệt Duyên Anh

Thời gian 1947 - 1954, như Giao Blog đã nêu nhiều lần, vẫn là một trong những khoảng trống chưa biết đối với chúng tôi, nhất là về cuộc sống thường nhật ở những vùng tạm chiếm (có thể đọc lại ở đây).

Bây giờ, là nói về quãng thời gian ấy ở thị xã Thái Bình. Hiện đó là một khoảng trống lớn trong hiểu biết của tôi về thị xã Thái Bình (bây giờ thì đã là thành phố Thái Bình). 

Hóa ra, thời ấy, cả Vũ Hoàng Chương và Đinh Hùng đã tựa như có lánh về đó. Và duyên cớ thế nào, lại sinh ra một ông nhà báo Vạn Vân (vừa viết báo lại vừa buôn nước mắm Vạn Vân - về nước mắm Vạn Vân thì đọc lại ở đây).

Đặc biệt, đó là thời kì bắt đầu tập viết của một cây bút lớn của Thái Bình mà lâu nay chúng ta đã quên lãng. Đó là nhà văn Duyên Anh (1935-1997; tên thật là Vũ Mộng Long).