Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nobel. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nobel. Hiển thị tất cả bài đăng

20/01/2022

Vin muốn chơi lớn : Giải thưởng VinFuture (cập nhật 2022)

Giải thưởng VinFuture dành cho các nghiên cứu khoa học mang tính đột phá trên thế giới, thì từ tháng 12 năm 2020 đã có thông tin ban đầu, xem lại ở đây.

Vào ngày 20 tháng 1 năm 2022, lần trao giải đầu tiên đã được tổ chức tại Hà Nội. Với tôi, là một lễ trao giải ấn tượng, nên đã ngồi xem trọn vẹn qua tivi buổi tối tại tệ xá.

Tôi ấn tượng với màn trình diễn của nghệ sĩ Đặng Thái Sơn (có cả Chopin, có cả trống cơm Bắc Ninh). Ấn tượng với cách trình bày bài hát của ca sĩ John. Nhưng ấn tượng nhất là với các giải thưởng !

07/10/2021

Người Nhật thứ 28 nhận giải Nobel : học giả Manabe và nghiên cứu tiên phong về khí hậu

Giải Nobel Vật lí 2021 được trao cho 3 nhà khoa học, trong đó có cụ Manabe 90 tuổi (sinh năm 1931) người Nhật hiện đang ở Mĩ.

Bộ ba được giải lần này gồm một người Nhật, một người Đức (89 tuổi), và một người Ý (73 tuổi). Tức là bộ ba cụ Đức - Ý - Nhật. 

1. Nói một cách đơn giản thì ba cụ này nghiên cứu về biến đổi khí hậu (hiện tượng trái đất nóng lên). Cụ Manabe là người mở đường từ thập niên 1980-1990, hai cụ sau xem các công trình của cụ Manabe như là sách giao khoa và tiếp tục con đường mà Manabe đã vạch ra.

2. Bây giờ chúng ta nói "biến đổi khí hậu" và "trái đất nóng lên" một cách tự nhiên như nhiên, tưởng như có từ xửa xửa rồi, nhưng người đề xướng các thuật ngữ đó từ 30 - 40 năm trước là cụ Manabe. 

Người đầu tiên trên thế giới nghĩ ra và chứng mình được hiện tượng "trái đất nóng lên" bằng các nguyên lí của vật lí học chính là cụ. Quan trọng hơn cả là cụ Manabe và những người tiếp bước cụ đã đưa ra được các phương thức để dự báo về biến đổi khí hậu. Họ đưa ra các mẫu để có thể quan trắc được sự biến đổi của khí hậu.

10/10/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : thi ca ở giữa đời sống thường nhật - Nobel Văn chương 2020

Có nhiều người đang chờ đợi giải Nobel Văn chương xướng tên mình. Ví dụ như Murakami ở Nhật Bản (xem ở đây). Thậm chí, thi sĩ Trung Hoa là Bắc Đảo cũng vẫn đợi, tuy khả năng ngày càng giảm đi.

24/07/2020

Thơ và Khoa học (詩と科学) --- sách của Yukawa (1907-1981) nhà vật lí nhận giải Nobel năm 1949

Yukawa Hideki 湯川秀樹 là học giả danh tiếng của nước Nhật, ông đã nhận Nobel Vật lí năm 1949. Đây là giải Nobel đầu tiên của Nhật Bản.

Ông sinh năm 1907, mất năm 1981. Có thể tạm xem ông là người cùng thời đại với bà nữ tiến sĩ Hoàng Thị Nga của Việt Nam (người làng Đông Ngạc, Hà Nội). Bà Nga lấy bằng tiến sĩ ở Pháp năm 1935, còn Yukawa lấy bằng tiến sĩ ở Nhật Bản năm 1938. Xem bản luận văn tiến sĩ của Yukawa ở đây.

Gần đây, mãi năm 2017, người ta mới cho xuất bản một tác phẩm thú vị của Yukawa, từ các ghi chép cá nhân của ông, với tựa đề Thơ và Khoa học (nguyên bản tiếng Nhật).

Nhân blog của nhà vật lí Đàm Thanh Sơn vừa giới thiệu bản dịch tiếng Việt (từ bản gốc tiếng Nhật), nên Giao Blog đưa về đây nguyên bản và bản dịch tiếng Việt.

Bản dịch được bác Đàm giới thiệu thật ra chưa thật tốt, chưa cho thấy rõ cách nghĩ dí dỏm cũng như cách trình bày khá vui nhộn trong tiếng Nhật của Yukawa về sự gần gũi giữa thơ và khoa học. Tôi sẽ dịch lại và giới thiệu thêm về tác phẩm Thơ và Khoa học của Yukawa.

21/10/2019

Người Triều Tiên tự phê phán "hiếu học Triều Tiên" : thầy Choi vừa chính thức cho đăng báo

Thầy Choi là người Hàn Quốc, đã lưu học Nhật Bản và ở lại Nhật Bản từ mấy chục năm trước, hiện giáo sư Đại học Đông Á. 

Thầy Choi là một người đàn em của ông thầy tôi (kém hai tuổi). Hai mươi năm trước, trong nhóm học tập của thầy tôi, tức S. zemi, chúng tôi luân phiên đọc sách mới xuất bản của thầy Choi, cuốn về chủ đề gia tộc Hàn Quốc và tục thờ cúng tổ tiên ở Hàn Quốc. Đấy là một trong những cuốn sách về văn hóa truyền thống Hàn Quốc/Triều Tiên đầu tiên mà bản thân tôi đọc kĩ.

10/10/2019

Nobel Hóa học 2019 : sáng chế siêu pin, làm thay đổi cả thế giới (người thứ 27 của Nhật Bản)

Tôi tạm gọi là siêu pin. Là pin nhỏ nhưng tính năng cao, có thể sạc để sử dụng nhiều lần, ngày nay dùng phổ biến khắp nơi (điện thoại thông minh, điện thoại cục gạch, máy tính,...).

Trong ba vị được vinh danh, tức chung nhau giải Nobel Hóa học 2019, thì có một người là học giả Nhật Bản. Hai người còn lại là quốc tịch Mĩ, trong đó có một cụ đã ngót 100 tuổi (người cao tuổi nhất trong lịch sử giải Nobel).

Học giả Nhật Bản được nhận giải là ông Yoshino Akira (sinh năm 1948, năm nay 71 tuổi). Ông tốt nghiệp Đại học Kyoto năm 1970, học xong Thạc sĩ năm 1972, nhưng mãi tới năm 2005 mới nhận học vị Tiến sĩ từ Đại học Osaka (theo trang của hãng Asahi Kasei - nơi mà học giả Yoshino đã về làm việc từ năm 1972 đến nay).

01/10/2018

Nobel Y sinh 2018 : thêm tin vui từ Nhật Bản, cha đẻ của thuốc trị ung thư phương pháp mới

Giáo sư đặc biệt của Đại học Kyoto, 76 tuổi. Chìa khóa là thành phần mang tên PD-1. Các từ khóa là "phanh", "cắt phanh", "miễn dịch". Phát minh bắt đầu từ đó.

Người Nhật Bản thứ 26 nhận Nobel.

Mấy năm trước, trong lúc tìm hiểu qua tài liệu tiếng Nhật, đã thấy các thuyết minh về PD-1 cùng với "phanh". Bây giờ thì thực sự là giải Nobel Y sinh 2018.

Giải thưởng được chia đôi. Một người Nhật (sinh năm 1942) và một người Mĩ (sinh năm 1948).

05/10/2017

Nhà văn Nhật kiều của nước Anh, là Kazuo Ishiguro 石黒一雄, nhận Nobel Văn chương 2017

Kazuo sinh năm 1954, tại tỉnh Nagasaki - một trong hai tỉnh của nước Nhật bị bom nguyên tử của Mĩ ném xuống hồi năm 1945.

Tên tiếng Nhật của ông là 石黒一雄 (ISHIGURO Kazuo). Nếu ở Nhật, ông được gọi bằng họ, là Ishiguro.

Do công việc của cha, cuối thập niên 1950, gia đình Kazuo đã chuyển đến Anh. Tới năm 1983 thì ông nhận quốc tịch Anh. Một người sinh ở khu vực không chịu ảnh hưởng Ki-tô giáo, lại thấm nhuần truyền thống châu Âu, trở thành đại biểu của văn học Anh, và bây giờ là Nobel văn chương.

28/07/2017

Báo Tuổi Trẻ đưa tin về lễ "hải táng" Lưu Hiểu Ba

Tờ Tuổi trẻ có lẽ là báo tiếng Việt chính thống trong nước duy nhất (hoặc rất hiếm hoi) đưa tin về sự kiện Lưu Hiểu Ba qua đời và các hoạt động liên quan vào tháng 7 năm 2017.

Chữ "hải táng" (rải tro ra biển) đã chính thức xuất hiện trên báo chí hải ngoại (ngoài Trung Quốc) từ ngày 15/7/2017. Báo chí Nhật thì dẫn theo nguồn tin từ một đoàn thể ở Hương Cảng. Xem cập nhật ở đây, tin về "hải táng" ở mục 7. Hải táng đã được thực hiện ngày 15/7.

20/07/2017

Truy điệu Lưu Hiểu Ba (bài Shibata, ngày 20/7/2017)

Bài của Shibata 柴田 ở Học viện Aichi 愛知学院大学 (Nhật Bản), vừa lên mạng.

Shibata là người đã có thâm niên trong nghiên cứu các nhà hoạt động dân chủ ở Trung Quốc. Ông chỉ ra những chỗ độc đáo của Lưu Hiểu Ba khác với các nhà hoạt động khác. Đồng thời, Shibata cũng chỉ ra hạn chế của Hiến chương 08 do nhóm Lưu khởi xướng.

14/07/2017

Lưu Hiểu Ba, những vần thơ viết năm 1999 : Khát vọng cao chạy xa bay

"vứt bỏ đi những tuẫn nạn do mình tự tạo ra một cách hư ảo
anh muốn ngả người nằm xuống dưới đôi chân em
đó là khi ngoài một nhiệm vụ duy nhất
liên quan đến cái sống và cái chết
con tim anh như tấm gương sáng
hạnh phúc dài lâu"

(Lưu Hiểu Ba, 12/8/1999)

18/01/2017

du lãng Nepal, bắt đầu từ visa

Nepal không có Đại sứ quán hay Lãnh sự quán tại Việt Nam. Khi vào Nepal vẫn cần visa, và việc này thực hiện ngay tại sân bay (trước khi nhập cảnh).

"Nepal: Nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc, đến với quốc gia nhỏ bé Nepal bạn chỉ cần chuẩn bị tiền USD để đóng lệ phí visa (20 USD cho visa 15 ngày), 2 ảnh thẻ cỡ giống trên hộ chiếu và có một trang trống là có thể xin visa ở ngay sân bay Kathmandu."

12/12/2016

Lễ trao giải Nobel 2016 : Vợ chồng Giáo sư Osumi xúc động, Bob Dylan vắng mặt

Bob Dylan - chủ nhân của Nobel Văn chương - thì vắng mặt, bởi xưa nay ông không hồ hởi trước các giải thưởng.

Vợ chồng Giáo sư Osumi đến từ Nhật Bản xúc động, cảm thấy như phảng phất có Bob Dylan hiện diện trong buổi lễ.

14/10/2016

Thêm một lời bình từ Việt Nam cho bài "Blowin' in the Wind"

Đã điểm tin về bài hát này, và tác giả của nó, vào hôm qua, ở đây.

Bây giờ là thêm một lời bình. Của anh Đỗ Hải Phong - hiện là đương kim chủ nhiệm Khoa Văn của một trường đại học ở Hà Nội.

Tôi thường chỉ thấy anh Phong đọc sách tiếng Nga, nói chuyện du học ở Nga. Hôm nay anh nói về nước Mĩ.

13/10/2016

Nghe bài Blowin' in the Wind (1962), của Bob Dylan với giải Nobel Văn chương 2016

"for having created new poetic expressions within the great American song tradition".

Bài hát được sáng tác vào năm 1962, của Bob Dylan, nhạc sĩ/thi sĩ vừa được nhận Nobel Văn chương 2016: 

07/05/2016

HOA LƯ THI TẬP tựa như cũng lại được nhập đồng từ sách của một ông Trương khác (bài cũ 2012)

Nhân sự kiện Hoa Lư thi tập của thơ nhân Hoàng Quang Thuận đạt kỉ lục mới năm 2016, lễ được tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long vừa rồi, thì đã cho chạy lại bài cũ năm 2012, ở đây.

Nhưng chất lượng bản vớt từ hệ thống blog wp không tốt, nhất là ảnh thì bay cả.

Nên lấy từ bản gốc (lưu giữ bên ngoài), để đăng lại, cho rõ.