Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tôn-trung-sơn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tôn-trung-sơn. Hiển thị tất cả bài đăng

14/11/2021

Nhân loại học - Dân tộc học Trung Quốc 100 năm

Sáng nay, học trò gửi tư liệu về học giả Dương Thành Chí (1901-1991) trong liên quan với Việt Nam. Rồi lan man, bàn luận về mối quan hệ của Tôn Trung Sơn với Việt Nam (trên Giao Blog đã nói nhanh hồi năm 2013, xem lại ở đây), mối quan hệ của Lương Khải Siêu với vùng mỏ Mạo Khê ở Quảng Ninh, rồi Phí Hiếu Thông,...

Bây giờ, cho chạy lại triển lãm 100 năm Nhân loại học - Dân tộc học Trung Quốc.

27/06/2019

Nhật kí Tưởng Giới Thạch từ 1915 (lúc 28 tuổi), kéo dài 57 năm

Có hai đoạn mình quan tâm, và chắc sẽ đề cập đầu tiên, là đoạn cụ Tưởng nói đến nhân vật Hồ Chí Minh bị quản thúc (qua các báo cáo của Trương Phát Khuê và nhiều người nữa), và đoạn cụ Tưởng tiếp đón cụ Ngô Đình Diệm tới xem Đài Loan diễn tập quân sự.

Cả hai đoạn đó, mình đã thấy một ít tư liệu gốc gác.

03/06/2019

Chu Ân Lai từng đi viếng đền Hai Bà Trưng (tư liệu giải mật đang xác nhận)

Chuyện của quá khứ, lớp hậu sinh chúng tôi không biết. Bây giờ thì đưa tư liệu của người khác công bố trước, xác nhận sau.

Hồi đầu thế kỉ 20, lúc vi hành tới Việt Nam, cụ Tôn Trung Sơn đã từng bí mật về Phủ Giầy ở Nam Định để chiêm bái Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Nhà cách mạng Trung Hoa muốn đến tận nơi để xác nhận về vị nữ thần mà người Việt Nam đặc biết sùng kính. Điều này, đã được xác nhận. Tôi sẽ công bố cụ thể ở một dịp tới đây. Còn trên Giao Blog đã nói nhanh từ mấy năm trước, ví dụ ở đây (năm 2013).

Bây giờ là về việc cụ Chu Ân Lai kính phục hai chị em Trưng Vương, đã đến viếng lễ đền thờ Hai Bà trong thời gian viếng thăm Việt Nam.

20/05/2018

đường Văn Minh ở Quảng Châu (tư liệu đọc thêm)

Về đường Văn Minh, bản của mùa hè năm 2018, trước ngày sinh nhật 19/5, thì đã đi ở entry trước. Xem lại ở đây. Quanh đi quẩn lại, vẫn là ở quận Việt Tú - quận trung tâm của thành phố Quảng Châu.

Quận Việt Tú kết tập hầu như tất cả những gì tôi quan tâm: mộ của vua Triệu Hồ nước Nam Việt (cháu gọi Triệu Đà là ông), chùa Đại Phật gắn với các vua Mạc thời kì Cao Bằng, chùa Lục Dung, khu vực Tây Hồ - Bắc Kinh, khu vực đường Văn Minh, khu vực đền Trần Gia, khu vực đường Hạ Cửu - Thượng Cửu (Thượng Hạ Cửu),... Có thể đi bộ từ các điểm này sang nhau.

18/05/2018

Trước ngày sinh nhật 19 tháng 5, chúng tôi đến đường Văn Minh

Chúng tôi hướng dẫn lẫn nhau. Anh am hiểu mọi thứ trên đường Văn Minh, bởi đó là một phần chuyên môn của anh. Nên anh dẫn chúng tôi đến đó. Còn tôi, từ lâu đã du lãng trở đi trở lại các con đường khu Tây Hồ và Bắc Kinh, mà trung tâm là chùa Đại Phật, nên tôi dẫn mọi người tới đó.

Mà chùa Đại Phật thì rất gần với đường Văn Minh. Chỉ cần đi bộ trong khoảng 15 phút qua ba ngã tư, từ đường Văn Minh, là gặp ngay đường Bắc Kinh, rẽ trái là tới chùa !

Đọc nhanh về chùa Đại Phật ở đây (bản in năm 2013, phần 1phần 2).

11/07/2017

Làng quê Trình Phố và các chí sĩ địa phương, với phong trào Đông Du và Đông Kinh nghĩa thục (1905-1910)

Về làng Trình Phố, trên blog này, đã có đi một bài của tác giả Vũ Thị Nga (xem lại ở đây, tháng 12/2016).

Các chí sĩ ở địa phương thời cuối thể kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thì có thể nêu trường hợp tiêu biểu là cha con Ngô Quang Bích - Ngô Quang Đoan.

Hồi nhỏ, chúng tôi có khi còn mang gươm kiếm và các đồ dùng cũ của các cụ để lại ra chơi đùa, mà không hề biết rằng đó là những thứ quốc bảo ! 

Gần đây, nhân dịp kỉ niệm Đông Kinh nghĩa thục, con cháu cụ Ngô Quang Đoan đã lên Hà Nội vào ngày giới thiệu sách mới xuất bản (đã đi ở đây).

16/04/2015

Hà Nội liếc nhanh (1) : khu Hàng Đậu

Mình chú ý đến khu Hàng Đậu vì đây có thể xem là biên giới cũ ngày xưa cách li giữa khu phố cổ với khu thôn quê (phía Yên Phụ, Nghi Tàm). Sau rồi, biên giới được hút vào khu phố cổ. Và nhóm Yên Phụ cùng Nghi Tàm mới nổi lên, cũng đô thị hóa, và sinh ra nhóm anh em nhà Nhất Linh (đại bản doanh của Tự lực văn đoàn vốn là ở vùng thôn quê).

Khu Hàng Đậu bây giờ thường được dân Hà Thành nhớ thành cùng một khu với Hàng Giấy, Hàng Đậu, Hàng Than, rồi "Bốt Hàng Đậu", tháp nước Hàng Đậu, vườn hoa Hàng Đậu. 

16/09/2014

Ngô Tổng thống của VNCH đi xem triển lãm CCRĐ - 3

Có thể xem lại phần 1 (ở đây) và phần 2 (ở đây).

Thật vậy, Tôn Văn là lãnh tụ châu Á đầu tiên đặt ra vấn đề "người cày phải có ruộng của mình". Tư tưởng của ông còn xuất hiện sớm hơn cả Nga Xô, văn bản chính thức có thể tính từ khoảng những năm 1906-1908.

Cần chú ý đến từng chữ mà Tôn Văn đã sử dụng, không thừa và không thiếu. Đặc biệt là chữ "của mình" hay "của riêng mình".

21/07/2014

Nhà cũ của ông vua Mỏ Than nước Nhật (Ito Den-emon)


Nhân NHK đang chiếu phim dài tập có liên quan đến Bạch Liên nữ sĩ và ông vua Mỏ Than.


Một làng nhỏ bán nông bán ngư ở trước vũng biển. Thuộc phạm vi của làng, có một hòn đảo nhỏ nằm trong vũng biển. Cảnh sắc và ngôi đền trên đó là của làng. Nhưng quyền sở hữu đá tự nhiên trên đảo, lại thuộc vào gia đình tư nhân.

14/06/2014

Bản đồ Tây Sa do chính quyền Trung Hoa Dân Quốc vẽ năm 1947 : Nhìn rõ đảo Vĩnh Hưng (đảo vốn có chùa Hoàng Sa)

Chùa Hoàng Sa, tức Hoàng Sa tự, là do phía chính quyền Bảo Đại dựng trên đảo Vĩnh Hưng vào thập niên 1930 (ít nhất là đến năm 1932 thì chưa có). Chùa không sư, không đậu phụ.

Ngày hôm nay, nó trở thành miếu cô hồn, hay miếu huynh đệ. Vẫn được ngư dân hiện sinh sống trên đảo tiếp tục duy trì nhang khói vào tư rằm mồng một.

Có thể thấy đảo Vĩnh Hưng, và hai nhóm đảo Tuyên Đức - Vĩnh Lạc, trên bản đồ Tây Sa quần đảo do chính quyền Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch vẽ, vào năm 1947. Xem cụ thể ở dưới, và nên đối chiếu với cái của năm 2014 (cũng thấy rõ hai nhóm Tuyên Đức và Vĩnh Lạc).

Kích chuột để xem với cỡ lớn hơn

Những số 4 có ý nghĩa: 1947 (tàu Tưởng), 1974 (tàu Mao), 2014 (tàu Tập). 

19/04/2014

Tam Thánh kí hòa ước: Tôn Trung Sơn dâng nghiên mực đỏ để Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và Victor Hugo viết chữ lên văn bản

Tam Thánh gồm: Thanh Sơn chân nhân (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Nguyệt Tâm chân nhân (Victor Hugo) và Trung Sơn chân nhân (Tôn Trung Sơn). Nguyễn Bỉnh Kiêm là thầy, còn hai ông ngoại quốc thì là đệ tử.

23/10/2013

Tôn Trung Sơn bí mật sang An Nam, chui vào nhà hát cô đầu : Vĩ nhân phải khác đám phàm phu

Hồi trước, Tôn Trung Sơn - lãnh tụ của cách mạng Trung Hoa - đã từ thế giới phương Tây, trên đường hoạt động, ghé thăm Nhật Bản. Nếu kể như thế, thì chẳng có ai ngạc nhiên. Mọi người sẽ lườm cho: thôi, biết rồi, khổ lắm. Được lợi, thật ra là lợi về mặt danh dự, chỉ có con cháu của cái tiệm bánh bao ở gần nhà ga, góc một cái đường giữa Yokohama hoành tráng. Chúng sẽ rất thân thiện kéo vào tiệm, và mau mắn giở tờ me-niu ngả màu thời gian ra, rồi bảo: đây, đúng là món bánh bao ngày trước Tôn lãnh tụ đã dùng, mà ông cụ nhà tôi đã trực tiếp chế tác. Người ta không tính thêm tiền vào bánh bao, có khi hứng còn mời mình ăn thử và uống nước chè, nhưng mình cần dành một chút thời gian và nói dăm ba câu để làm lãi cho họ.

Bây giờ, tự dưng bảo: Tôn lãnh tụ cũng đã bí mật sang An Nam rồi. Mà đúng lãnh tụ Tàu. Ông đi thẳng vào mấy cái nhà hát cô đầu ở phố Hàng Giấy.