Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn vũ-thư-hiên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vũ-thư-hiên. Hiển thị tất cả bài đăng

04/06/2020

Bia miệng và bia mạng ngàn năm : ba người ấy chỉ là một người

Dân gian nói "bia miệng" hay "bia miệng ngàn năm" (đảo lại thành "ngàn năm bia miệng"). Bây giờ, Giao Blog đặt thêm từ mới là "bia mạng", mà mạng ở đây là mạng internet, mạng lưới liên thông toàn cầu.

1. Từ bia mạng ngàn năm cùng với cụm "bia miệng và bia mạng ngàn năm" được sử dụng bắt đầu từ hôm nay, 4/6/2020.

2. Ba người ấy chỉ là một người, có nghĩa là:

- Người hát trong Hội nghị Trung ương,
- Người đọc thơ trước Quốc hội,
- Người đọc điếu văn trong tang lễ tướng quân năm nào

đều là một người.

Tướng quân thì là cụ Trần Độ (có thể đọc trên Giao Blog ở đây hay ở đây).

Còn một người ấy là cựu cán bộ đoàn Vũ Mão. Ông vừa từ trần (1939-2020).

15/11/2017

Nhân tiễn cụ bà Trịnh Văn Bô, nhà văn Vũ Thư Hiên vừa tiết lộ về người chấp bút Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945

Người chấp bút Tuyên ngôn Độc lập, bây giờ, mới qua "văn ngôn" (chỉ là lời kể, mà chưa có bằng cớ có thể kiểm chứng được), nhà văn Vũ Thư Hiên cho biết: đó là cụ Trần Huy Liệu.

Thật ra, quan sát kĩ, có thể thấy được bằng chứng đầu tiên. Tôi đã đưa lên blog này từ khá lâu. Có thể xem lại ở đây (tháng 5 năm 2015). Tuy nhiên đó cũng mới là bằng chứng mang tính gián tiếp, chỉ nên tham khảo ở mức thứ cấp. Hơn nữa, cách đọc tư liệu của tôi theo hướng khác.

29/07/2017

Chi tiết về cụ Vũ Đình Huỳnh (giữa hai bản viết của Sơn Tùng và Vũ Thư Hiên)

Hiện tại, hai nhà văn Sơn Tùng và Vũ Thư Hiên đều đã lớn tuổi. Đặc biệt, nhà văn Sơn Tùng thì đã bị tai biến từ mấy năm trước. Trong một lần tới thăm ông gần đây nhất vào khoảng cuối năm 2016, bác Mai (phu nhân nhà văn) có cho biết là bệnh tình của ông đã khó khăn thêm rất nhiều.

Nhà văn Vũ Thư Hiên thì mới đây đã gửi một thư trình bày vào đúng ngày 27/7 (xem lại ở đây).

Có một chi tiết về cụ Vũ Đình Huỳnh như dưới đây, cần sự xác nhận của nhà văn Vũ Thư Hiên.

27/07/2017

Nhà văn Vũ Thư Hiên đại diện để lên tiếng, vào đúng ngày 27 tháng 7

Ngày 27 tháng 7 năm 2017.

Vì sao là ngày 27 tháng 7 năm 2017 thì trong bài, nhà văn Vũ Thư Hiên có cho biết (nguyên văn):
"50 năm đã trôi qua kể từ khi những nạn nhân đầu tiên của vụ “xét lại chống Đảng” bị bắt ngày 27 tháng 7 năm 1967."

12/05/2017

TRAN DAN TIEN (Trần Dân Tiên) đã viết cuốn sách vào năm 1947, và bằng tiếng Pháp

Vào tháng 8 năm 2014, từ tư liệu xác thực, đã nói đến điều sau: trong nghiên cứu văn bản, thì nên phân biệt rõ ràng hai người, là ông TRAN DAN TIEN (tiếng Việt nhưng không có dấu) và ông Trần Dân Tiên (tiếng Việt có dấu). Sẽ còn có những ông Trần khác. Đọc lại ở đây.

Trước đó nữa, vào tháng 10 năm 2013, chỉ từ nội dung của bản in năm 1949 thì đã tạm xác định: TRAN DAN TIEN đã hoàn thành cuốn sách trước tháng 1 năm 1948. Đọc lại ở đây.

23/04/2017

Tháng 4/2017 : nhà văn Vũ Thư Hiên tiếp tục nói về Hồ Chủ tịch, và về những người của thế hệ cha mình

Nhà văn Vũ Thư Hiên vừa có một cuộc trả lời phỏng vấn (do cô Nguyễn Thị Từ Huy thực hiện, rồi đưa lên mạng). Hai người hiện đều đang ở Pháp.

Có những chi tiết thú vị về phong cách dùng người của Hồ Chủ tịch. Cụ đã trọng dụng rất nhiều trí thức có tài và có tâm ở ngoài Đảng, như ở đây là bác sĩ Trần Duy Hưng. 

Như một lần trước, cách đây mấy năm, cụ Vũ Thư Hiên đã viết trực tiếp cho blog này (xem lại ở đây, tháng 10 năm 2013), quả thực trí nhớ của cụ đã có dấu hiệu lẫn.

19/07/2014

Cuốn sách của Trần Dân Tiên vốn có bản gốc là tiếng Pháp ? (dẫn lại ghi chép đọc sách của bác Thiên Lý, 9/2013)

Nhà văn Vũ Thư Hiên, thể theo lời thỉnh nguyện của lớp con cháu như chúng tôi, với tư cách là con trai của cụ Vũ Đình Huỳnh và nhiều trải nghiệm của bản thân ông trong thời kì kháng chiến chống Pháp, đã có một xác nhận mang những gợi ý quan trọng liên quan đến cuốn sách (xem lại ở đây, tháng 10/2013). Tôi chú ý đến hai chi tiết: vai trò của cụ Trường Chinh, thời điểm năm 1946.

Trước đó, một ít hôm, vào tháng 9/2013, bác Thiên Lý, qua đọc sách mới xuất bản gần đây do bác Nguyễn Văn Khoan làm chủ biên, cung cấp những gợi ý cũng thú vị không kém. Cũng có liên quan đến thời điểm năm 1946.

Sẽ trở lại với thời điểm 1946 sau. Bây giờ, đọc lại ghi chép của bác Lý. Kính mong bác Lý cho tư liệu cụ thể hơn so với thời điểm tháng 9 năm 2013 (nếu có thể, mong bác cho bản chụp từ sách in lên blog của bác; hoặc gửi qua mail, rồi tôi sẽ đưa lên giúp ở bên này). 

24/03/2014

Chuyện gia đình ông Fox ở Mĩ giao tiếp được với ma, hồi giữa thế kỉ 19 (bản kể của hệ Cao Đài - Việt Nam)

Đoạn tư liệu ở dưới được trích nguyên về từ trang Caodaifrance (xem ở phần Tư liệu của entry này).

Cứ căn cứ theo tài liệu in trên giấy (xuất bản cũ của đạo Cao Đài) thì đoạn trích của Caodaifrance đã, rất rõ là đã cố ý, mà lược bỏ đi một đoạn như sau (đoạn đánh dấu màu đỏ dưới đây, để đối sánh với đoạn đánh dấu màu xanh trong trích dẫn):



Tức là, cuối cùng: gia đình ông Fox - gia đình có khả năng giao tiếp với thế giới vô hình - đã bị đám đông quá khích "đập chết" một cách "hết sức oan uổng".

21/10/2013

Sự chuẩn bị của Trần Dân Tiên, tháng 1 năm 1946

Một trong những chuẩn bị cho sự ra đời của cuốn sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch (1949, 1955), là việc: từ đầu năm 1946, một tài liệu như thấy ở dưới đây đã được in phổ biến.

Tài liệu đã in phổ biến năm 1946, từ đầu năm


Nhà văn Vũ Thư Hiên, gần đây, cũng có có nhớ lại về sự chuẩn bị từ năm 1946, mà người gợi ý đầu tiên hình như là ông Nguyễn Lương Bằng. Trí nhớ của nhà văn không tồi, bởi: qua tư liệu đích thực, đã thấy sự chuẩn bị như vậy.

05/10/2013

Vũ Thư Hiên : "Tôi thì dù muốn dù không vẫn cứ vướng vào ba cái chuyện chính trị, như nhiều người Việt Nam dở hơi khác"

Rất lâu rồi, nhờ nhân duyên qua mạng toàn cầu, mới có dịp và có được tâm trạng để đọc truyện mới của nhà văn Vũ Thư Hiên. Tôi đọc ngay "Cõi âm" đã được post lên vào một ngày Chủ Nhật của tháng 2 năm 2007

Truyện được viết ra bởi thôi thúc nội tâm nhà văn, và cũng là sự tác thành của ngoại cảnh. Người đọc, thêm một lần nội tâm và cũng là một lần khúc xạ của ngoại cảnh ở những điều kiện không thời gian khác nhau, để đọc truyện. Cùng một cái truyện ấy, đọc lúc này chưa thấy thích, nhưng đến một lúc khác, nội tâm ta khác đi, lại có thể thấy thích. Hoặc là ngược lại. 

Đọc Cõi âm, lúc này, tôi thấy thích. 

Khung cảnh nước Pháp trong một thị trấn tỉnh lẻ heo hút, tĩnh lặng, ẩm mốc. Có hai người đàn ông Việt xa xứ xuất hiện trong khung cảnh ấy bên những hàng bàn ghế xỉn màu ngoài bãi rác công cộng. Cứ đánh đồng nhà văn thực là một người, và một người nữa - anh Ngoạn lấy vợ Pháp chuyên nghề sửa chữa vá víu linh tinh. Ở giữa hai người, và sống cùng với nhà văn, là một người đàn ông nữa nửa thực nửa ảo. Không hẳn là ma, cũng chẳng hẳn là người, anh ta chỉ chưa kịp hay chưa chịu húp cháo lú để về cõi âm, nên còn phiêu lãng trong dương gian, và đêm đêm về trò chuyện cùng uống cà-fê ở thị trấn ẩm mốc, với nhà văn. Có thể nối dài sự suy tưởng theo chiều mê mê, tỉnh tỉnh, lẫn người lẫn ma như vậy.

04/10/2013

Xác nhận của nhà văn Vũ Thư Hiên về nhân vật Trần Dân Tiên

Lời dẫn: Gần đây, sau khi xuất hiện một bài ngắn của hai đồng tác giả Thái Doãn Hiếu - Nguyên Khôi đưa ra bộ tam "Vũ Đình HuỳnhTrần Huy LiệuTrường Chinh" như là thực chất của nhân vật Trần Dân Tiên, tôi đã có điểm tin, và đưa một vài điểm nghi vấn. 

Sau đó, lại đi riêng một entry nói rõ hơn, và mong được nhà văn Vũ Thư Hiên (con trai của cụ Vũ Đình Huỳnh) xác nhận giúp.

Thật nhanh chóng, đáp ứng lời ngỏ, nhà văn đã cho một comment như dưới đây. Qua đó, cũng có thể vui mừng hiểu rằng, ở tuổi 80 hiện nay, nhà văn Vũ Thư Hiên vẫn rất tráng kiện và thường ngày cập nhật thông tin qua internet. Trong cộng đồng cư dân mạng tiếng Việt, có một số nhà văn cập nhật với kĩ thuật hiện đại như vậy, ngoài Vũ Thư Hiên, chúng ta còn có thể thấy như Thế Phong (tức dịch giả Đường Bá Bổn) mà tôi đã một vài lần nhắc trên blog này.