Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-đông-phong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-đông-phong. Hiển thị tất cả bài đăng

25/01/2024

Cập nhật tình hình mộ phần chí sĩ Trần Đông Phong ở Tokyo - hạ tuần tháng 1 năm 2024

Lần cập nhật gần đây nhất là hồi tháng 7 năm 2023, trên Giao Blog thì xem lại ở đây. Bây giờ là cập nhật tình hình ngày 24/1/2024.

Văn và ảnh của bạn Nguyễn Thanh Bình - một cây viết trên FB. Hiện bạn Bình đang trong kì công tác ngắn hạn tại Nhật Bản. Sáng sớm ngày 24 tháng 1, bạn đã tìm tới công viên nghĩa trang Zoshigaya có mộ phần của chí sĩ Trần Đồng Phong, chắc là bằng tuyến Toden - một tuyến đường sắt loại cổ còn được giữ lại ở Tokyo kết nối khu Đại học Waseda với khu Minowa.

01/09/2023

Hát chầu văn năm 2023 trong không gian ngôi chùa ở Nhật Bản

Hiện nay, có khoảng nửa triệu người Việt Nam đang ở Nhật. Trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật, có hơn 10 ngôi chùa Phật giáo.

Trong một bài học thuật sắp công bố có liên quan đến người Việt Nam tại Nhật Bản và Phật giáo Việt Nam tại Nhật Bản hiện nay, tôi đã nêu các ý chính sau đây.

14/10/2022

Ghi chép nhanh ở Thái Nguyên : hội thảo Phật giáo, những cuộc gặp gỡ nhân duyên

Vừa rồi, du lãng mạn Thái Nguyên với nhiệm vụ chính là tham gia hội thảo Phật giáo Thái Nguyên (bài của chủ nhân Giao Blog là về vùng đất Thái Nguyên và các ngôi chùa Thái Nguyên trong thời kì vương quốc Cao Bằng của nhà Mạc 1593-1683, đọc toàn văn ở đây), thì thật kì lạ, được gặp những con người mà tưởng chừng không thể gặp được bao giờ ở bối cảnh Thái Nguyên.

Đại khái, hội thảo ở Thái Nguyên về Phật giáo Thái Nguyên thì xem nhanh ở hai video dưới đây.

17/07/2022

Cập nhật đến 2022 tình hình tấm bia chí sĩ Phan Bội Châu dựng năm 1918 tại Nhật Bản

Sau mấy ngày thất điên bát đảo vì sự cố kĩ thuật IT hi hữu mà mình bỗng bị, hôm nay mới bình tĩnh ngồi ngắm Giao Bác Khách (Giao Blog) chút xíu. Vẫn đang tiếp tục khắc phục. 


Về tấm bia này, trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây hay ở đây.

21/02/2022

Trở lại với cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên do người Việt Nam soạn : Huỳnh Tịnh Của với "Đại Nam quấc âm tự vị"

Bộ từ điển gồm 2 cuốn đã được xuất bản tại Sài Gòn vào năm 1895 (tập 1) và năm 1896 (tập 2). Soạn giả là nhà trước thuật Huỳnh Tịnh Của (còn ghi là Hoàng Tịnh Của, Huình Tịnh Paulus Của,...) và nhóm cộng sự. Các nghiên cứu sau này đều chỉ ra: tham gia soạn bộ này có một nhóm, nhưng chủ biên Của chỉ ghi mỗi tên ông, rồi cũng không nhắc một chữ nào đến những cộng sự.

1. Cụ Của (1830-1908) từng được chức Đốc Phủ sứ, nên nhiều sách vở còn ghi rõ tên cụ đi kèm chức, là: Đốc Phủ sứ Huỳnh Tịnh Của. Cũng có tài liệu ghi cụ mất năm 1907. Đại khái, những năm cuối đời của Đốc Phủ sứ Của ở Nam Bộ là ngang ngang với thời kì các chí sĩ Cường Để và Phan Bội Châu đang "làm Đông Du" ở Nhật Bản. Đại khái là ngang ngang với thời điểm cụ Phan Bội Châu cho in thạch bản tại Tokyo một tài liệu tuyên truyền mà có cả quốc ngữ và chữ Hán để chuẩn bị gửi về Việt Nam (xem lại ở đây). Cũng là ngang ngang với thời điểm chí sĩ Trần Đông Phong đã tự vẫn tại Tokyo (xem lại ở đây

21/11/2021

Học giả - Nhà hoạt động xã hội Huỳnh Trí Chánh (1941-2021) vừa ra đi

Ông đã trút hơi thở cuối cùng vào tối ngày 7 tháng 11 năm 2021 tại đất Phù Tang - nơi ông đã tới du học trước năm 1975, ở lại và xây dựng gia đình cùng một cô gái Nhật Bản. Sinh thời, ông hoạt động trong nhiều lĩnh vực (giáo dục, phong trào thanh niên, thương mại, ngoại giao,...).

Thông tin ông qua đời được truyền đi vào ngày hôm kia - ngày 19 tháng 11 năm 2021 - trong nhóm "Lưu học sinh vùng Tokyo 1990s-2000s". Một bạn thân thiết với gia đình chú Huỳnh Trí Chánh loan tin kèm theo e-mail bằng tiếng Nhật của gia đình.

Cáo phó của trang Exryu thì cho biết, ông đã rời cõi tạm vào lúc 21h23 ngày 7 tháng 11 năm 2021 (Giao Blog cập nhật tin này vào tối ngày 21/11/2021). Bạn cùng thời với chú Chánh (các chú các bác Vĩnh Sĩnh, Đào Hữu Dũng,...) tự định danh thế hệ của mình là lứa "Chiêu Hòa 40/Showa 40" (lứa đến Nhật vào năm Chiêu Hòa thứ 40, tức năm 1965).

24/02/2021

Câu chuyện chữ nghĩa : mất 10 năm mới xác nhận xong một cái bìa sách

Phải mất đến khoảng 5 năm mới đính chính được một chỗ đọc sai, mà là đọc sai tiếng mẹ đẻ của mình, tức tiếng Việt. Việc đó đã in đính chính chính thức ở đây (năm 2020). Đã biết từ lâu, nhưng để viết bài thứ hai (có ghi đính chính) và trải qua khâu biên tập, duyệt in, nên mất tới cả mấy năm !

Còn cái bìa sách này, thì mình phải mất 10 năm mới xác nhận xong.

Nghi vấn đã có 10 năm trước, lúc chụp cái ảnh về nó. Đó là cái bìa sách ghi năm là "1923". Mình đặt nghi vấn, tra cứu và tìm kiếm ngay lúc đó, tức năm 2011, và sơ bộ biết rằng cái năm 1923 ấy là không tưởng ! Không có thật cái năm ấy !

Nhưng cũng chưa có cách nào xác nhận được một cách thấu đáo. Nên cũng chưa lên tiếng gì. Mà rút cục xác nhận xong cũng là xong cho nghi vấn của chính mình, không cần lên tiếng làm gì nữa.

14/12/2020

Lời cáo lỗi sau 4 năm (do nhầm lẫn khi đọc văn bản tiếng Việt)

Phải sau 4 năm, tôi mới thực hiện xong được việc cáo lỗi vì nhầm lẫn. Mà là nhầm lẫn trong việc đọc tiếng mẹ đẻ của mình - tức văn tiếng Việt.

Tiếng Việt mà đọc không cẩn thận, cũng nhầm như chơi, chứ chưa nói gì tiếng Tây, tiếng Tàu, tiếng Nhật,....

Hôm nay, bản in có lời cáo lỗi đã phát hành. Trong một vài ngày tới là bạn đọc có bản in ấy trong tay. Đây là bản ghi chú cho rõ thêm trên Giao Blog.

19/11/2020

Ảnh mộ phần chí sĩ Trần Đông Phong chụp năm 2010, bởi một người chắt ngoại

Ảnh do bạn Phạm Hồng Long (một người chắt ngoại của chí sĩ Trần Đông Phong) chụp vào ngày 11 tháng 8 năm 2010.

Bạn Long lúc đó đang du học tại Tokyo, có một hôm đã liên lạc với Giao Blog hỏi về địa chỉ mộ phần. Giao Blog đã hướng dẫn cụ thể từ ngày 29/7/2010 (xem lại tư liệu đó ở đâyở đây). 

Sau đó, vào đầu tháng 8 năm 2010, Long đã tới viếng mộ cụ ngoại và chụp ảnh.

24/08/2020

Trông về trường cũ : nhớ mãi thời ở quận Bắc, tàu điện xưa cũ và xe đạp

Trường tôi trước năm 2000 thì nằm ở quận Kita - gọi vui sang nghĩa tiếng Việt là quận Bắc, một quận trong 23 quận nội thành của Tokyo.

Tôi chính thức nhập học vào trường là tháng 10 năm 2000, nhưng hồi cuối năm 1999 đã đến thăm trường. Lúc đến thăm là chỉ đến chơi thôi, nhân có hội trường và bạn thì mời đến "ăn nhậu" là chính (chưa để tâm đến việc nhập học). Kí túc xá của trường lúc đó và cho đến hết tháng 3 năm 2002 thì vẫn nằm ở quận Arakawa - chúng tôi gọi vui bằng âm Hán Việt là "quận Hoang Xuyên = quận sông vắng". Tức là, học sinh quốc tế của trường sẽ: ở thì là "quận Sông Vắng", còn học thì ở "quận Bắc".

Nhưng lúc đến thăm trường vào cuối năm 1999, tôi không ở trong kí túc xá thuộc quận Sông Vắng. Chính xác là không được ở, vì chưa phải học sinh chính thức của trường. Tôi ở quận Bunkyo (quận Văn Kinh) mà sang quận Bắc chơi với bạn. Phải từ tháng 10 năm 2000, mới thành "trường tôi" hay "trường chúng tôi".

Oái ăm một chút, là từ lúc ấy, tức là từ tháng 10 năm 2000, trường đã bắt đầu chuyển địa điểm: chuyển từ quận Bắc (nội thành) ra thành phố Fuchu (ngoại thành).

Tức là một nơi, bấy giờ, chúng tôi thuộc về 3 chốn:
1). Ở quận Arakawa;
2). Lúc đi học ở trụ sở cũ thuộc quận Kita.
3). Lúc đi học ở trụ sở mới thuộc thành phố Fuchu.

Có ngày phải đi đi về về giữa 3 nơi như vậy. Và kết hợp đủ các loại phương tiện: xe căng hải, xe đạp, tàu điện.

Cứ thế từ tháng 10 năm 2000 đến hết tháng 3 năm 2002. Tính ra là được khoảng 1 năm rưỡi "một nơi ba chốn" vậy.

Bây giờ, tháng 8 năm 2020, trường tôi đã có đại bản doanh ở thành phố Fuchu. Khuôn viên thì rất rộng, cho nên có dành một khoảnh cho kí túc xá. Lớp đàn em đàn cháu bây giờ thì chỉ "một nơi một chốn" (có thể lên trường để học, rồi về luôn kí túc xá ở cách đó không xa).

20/06/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : họ Đặng làng Hành Thiện với rất nhiều chi phái

Nhân đọc lại sách của Phan Bội Châu, mới lật tư liệu cũ về họ Đặng làng Hành Thiện.

Làng Hành Thiện là một làng khoa bảng danh tiếng ở Nam Định, quê hương của biết bao danh sĩ nước Việt. Trong quan hệ xa gần, thì làng Hành Thiện ấy với làng Trình Phố của tôi, tương truyền là có mối liên đới về hôn nhân. Đã kể nhanh ở đây. Tạm nói theo truyền ngôn vậy, chứ thực sự là có một lúc nào phải quan sát kĩ lưỡng hơn để tránh tiếng thấy người sang bắt quàng làm họ.

Vấn đề trực tiếp với họ Đặng là, có một thời gian dài, cứ  đinh nình ông Đặng Tử Mẫn còn có tên khác là Đặng Đoàn Bằng (Đặng Hữu Bằng). Ai ngờ, không phải. Hai ông ấy là hai ông họ Đặng cùng thuộc làng Hành Thiện, cùng đi Đông Du theo tiếng gọi của Cường Để - Phan Bội Châu, nhưng là hai ông khác nhau !

Trong cùng một lần xuất dương, có ba ông họ Đặng làng Hành Thiện, tức hai ông trên, cộng với ông Đặng Quốc Kiều nữa.

Tạm thời biết được, làng Trình Phố của tôi thì có ông Ngô Quang Đoan (con trai của Ngô Quang Bích) đi Đông Du năm 1906. Cùng đi chuyến đó có Đặng Tử Kính (xem lại tư liệu ở đây). Còn làng Hành Thiện thì có ba ông nói trên. Riêng ông Đặng Tử Kính thì người Nghệ An, không liên quan với Hành Thiện !

09/06/2020

Thông báo về tình hình mộ phần của chí sĩ Trần Đông Phong tại Tokyo

Viết từ ngày 9 tháng 6 năm 2020
(ngày 31/5 năm 1908 tức ngày 2 tháng 5 âm lịch năm Mậu Thân, chí sĩ Trần Đông Phong quyên sinh ở Tokyo)
(ngày 9/6 năm 2013 cũng nhằm ngày  2 tháng 5 âm lịch, học giả Nishimura tử nạn ở Hà Nội)
(ngày 9/6 năm 2020, thống nhất giữa Giao và Hải về việc thông báo tình trạng của mộ phần chí sĩ Trần Đông Phong ở Tokyo)

Bổ sung:  Trần Đông Phong và Nishimura đều mất vào giờ Tị, tức 9 đến 11 h sáng, ngày 2 tháng 5 âm lịch, đều là Chủ Nhật.
(sự trùng hợp ngẫu nhiên của "ngày 2 tháng 5 âm lịch" đã công bố trên báo từ tháng 7 năm 2013)
(bổ sung được Giao và Khoa làm từ tháng 8 năm 2017, bây giờ là công bố lần đầu trên Giao Blog)


Chí sĩ phong trào Đông Du người xứ Nghệ là Trần Đông Phong đã tự vẫn tại Tokyo vào mùa hè năm 1908, hưởng dương 25 tuổi (1884-1908). Nhóm các cụ tiền bối Cường Để - Phan Bội Châu đã tổ chức tang lễ và lập mộ Trần Đông Phong ngay sau đó. Trong nhiều năm nay, câu chuyện về Trần Đông Phong và mộ phần tại Tokyo của ông đã được chính giới, học giới và nhân dân hai nước đặc biệt quan tâm, nhất là từ năm 2013 - tức là từ dịp kỉ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.

Từ sử liệu chính thức và tư liệu thực địa trong nhiều năm, tôi đã thuật lại một cách tóm tắt quá trình lập mộ và dựng bia mộ năm 1908, cũng như tổng quan về động thái trong mối quan hệ giữa hai quốc gia trải dài hơn một thế kỉ (1908-2016) trong một bài học thuật đã công bố năm 2016, đọc toàn văn ở đây. Đây là bài được phát triển từ một bài ngắn đã công bố năm 2005, toàn văn thì xem ở đây (bản đăng đầu tiên, trên talawas ngày 26/10/2005) hoặc ở đây (bản đăng lại năm 2010 trên Giao Blog của hệ thống Yahoo).

Có một số nhầm lẫn của bài năm 2005 và bài năm 2016, thì đã được cải đính ở bài tham dự hội thảo năm 2017 (hội thảo đó ở đây và ở đây) - hiện chưa có bản in chính thức. Tiêu đề của bài năm 2017 là "Phúc thần của người Việt ở hải ngoại : trường hợp chí sĩ Trần Đông Phong trong phong trào Đông Du và mộ phần hiện còn ở Nhật Bản". Có nghĩa là đến năm 2017, tôi đã chính thức đặt vấn đề chí sĩ Trần Đông Phong là một vị phúc thần của người Việt ở hải ngoại.

Vào đầu tháng 6 năm 2020, tình hình mộ phần của chí sĩ Trần Đông Phong có một điểm đáng chú ý sau đây, đúng hơn là điểm đáng lo ngại, xin trân trọng thông báo đầu tiên trên Giao Blog.

06/06/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : Đông Kinh mùa lá đổ (bút kí của Song Cầm)

Mãi sau này tôi mới biết đến cô Sông Cầm ở Huế.

Cô có một gia đình ở Nhật - phu quân Nhật Bản và ba người con Việt Nhật (hai nữ với một nam). Rồi khi gặp trực tiếp bác Phan Thiệu Cát - một người cháu gọi Phan Bội Châu là ông nội (đọc ở đây hay ở đây), vào một mùa đông ở xứ Nghệ, tôi mới được biết cô Song Cầm là chỗ thân tình của gia đình cụ Phan Bội Châu.

Hôm nay, đọc một bút kí của cô. 

Khi viết những dòng này, tôi chưa từng gặp hay liên lạc với nữ sĩ Song Cầm. Độ một hai năm nay thì thi thoảng thấy cô trên lưới trời Facebook mà thôi.

16/04/2020

Viếng mộ chí sĩ Trần Đông Phong ở Tokyo (bài Nguyễn Thị Oanh)

Bài đã lên trang của Văn hóa Nghệ An.

Theo bản đưa lên Fb của tác giả, thì bài cũng đã in trong tạp chí Đông Nam Á.

Bác Oanh có cho biết lần viếng mộ cụ Trần Đông Phong vào tháng 10 năm 2018 là lần thứ hai trong đời. Còn trước đó thì năm 1993, bác đã theo học giả Takeuchi (một học giả nghiên cứu về Việt Nam và Trung Quốc) tới viếng lần đầu tiên.

Tuy nhiên, chắc do nhầm, nên qua mấy lần in rồi, vẫn đều ghi khoảng cách từ 1993 đến 2018 là 35 năm. Vì bác Oanh có viết mấy câu như sau:

22/02/2020

Lâu rồi có thêm một tin vui : học sinh Việt Nam ở Đại học Nam Cửu Châu được cảnh sát thành phố cảm ơn

Lần trước, cũng đã có nam học sinh Việt Nam được cảnh sát Nhật Bản gửi giấy cảm ơn vì hành động dũng cảm. Xem lại ở đây (tháng 5 năm 2019).

Lần này là lưu học sinh Phong (33 tuổi, ở Đại học Nam Cửu Châu). Phong đã giúp cho hai vợ chồng người Nhật Bản tránh được một cú lừa tiền qua điện thoại (một hình thức lừa đảo khá thịnh hành ở Nhật khoảng 20 năm nay, mà đối tượng bị lừa phần nhiều là người già).

Lúc đó, Phong đang trong ca làm thêm ở cửa hàng tiện ích gần nơi em học. Việc làm thêm này, ngày xưa, lớp của chúng tôi cũng đã trải nghiệm, ví dụ đã kể ở đây (tháng 5 năm 2016). Lứa của chúng tôi là ngay đầu thế kỉ XXI, lứa của Phong thì đang là thập niên thứ hai.

Những người có tên Phong. Ngẫu nhiên, làm mình tưởng nhớ đến cụ lưu học sinh Việt Nam lớp đầu tiên, là Trần Đông Phong (đọc lại ở đây). Đó là lứa đầu thế kỉ XX.

Cũng tên Huỳnh Thanh Phong, cũng ở Hậu Giang, thì có cậu ấm này.

31/03/2019

Công cuộc Đông Du thế kỉ XXI : Nam Anh viết blog bằng tiếng Việt và tiếng Nhật

Nam Anh là một thanh niên Việt Nam, cựu lưu học sinh Nhật Bản, hiện đang làm việc tại Hà Nội. Gần 20 năm trước, tức đầu thế kỉ XXI, Nam Anh theo gia đình tới Tokyo, và gia đình em gồm năm người (bà nội, cha mẹ, hai anh em) đã tới thăm viếng mộ phần của chí sĩ phong trào Đông Du thời đầu thế kỉ XX là cụ Trần Đông Phong. Đã kể chi tiết việc này ở đây (tháng 9/2018).

Thời đó, chúng tôi cũng mới trở lại Tokyo, ở khu Odai - nơi mà những đàn anh đàn chị, trong đó có cha mẹ của Nam Anh hay gia đình anh Nhuận đã từng ở trong một năm. Lứa chúng tôi, được gia hạn thêm sáu tháng (là nhờ vào lá đơn tôi viết gửi khoa lưu học sinh và xác nhận của thầy Daniel).

Gần đây, nhân một sự kiện của Đại học Việt - Nhật, thì Nam Anh xuất hiện ở đây.

11/03/2019

Đại học Việt Nhật (VJU) : nhìn từ 1908 - 1918, đến hiện nay

Hồi năm 1908, du học sinh Việt Nam là Trần Đông Phong đã tự sát tại khuôn viên một ngôi chùa ở Tokyo. Một cái kết bi thảm cho phong trào Đông Du được khởi xướng bởi Phan Bội Châu - Cường Để.

Mộ phần của cụ Phong ở một công viên nghĩa trang tại Tokyo hiện nay là một điểm đến thăm viếng của nhiều người Việt. Chúng tôi đã viết rằng, cụ đang trở thành một vị phúc thần cho người Việt ở Nhật Bản (xem lại ở đây, tháng 8/2017).

Liên quan đến mộ phần cụ Trần Đông Phong ở Tokyo, thì là câu chuyện gần đây vào năm 2018, về gia đình thầy giáo Nguyễn Thiện Nam (cựu lưu học sinh Đại học Ngoại ngữ Tokyo thời cuối thập niên 1990, cựu giảng viên tiếng Việt tại Đại học Ngoại ngữ Tokyo hồi đầu những năm 2000), đọc ở đây.

Năm 2019 (năm học thứ 3 của Đại học Việt Nhật - VJU), con trai thầy Nguyễn Thiện Nam (thanh niên điển trai Nam Anh) có phát biểu về VJU trong video mới đây (Nam Anh đã có hai kỉ niệm đáng ghi nhớ trong thăm viếng mộ phần cụ Trần Đông Phong ở Tokyo):

08/02/2019

"Phan Bội Châu" - một cuốn sách mới của học giả Imai (Nhật Bản)

Sách vừa ra lò tháng 1 năm 2019. Tác giả là Giáo sư Imai của Đại học Ngoại ngữ Tokyo. Một cuốn mỏng chưa tới 100 trang, nằm trong sê-ri sách về các nhân vật lịch sử thế giới.

Tác giả có tham gia hội thảo quốc tế tháng 12 năm 2017 tại Nghệ An (xem lại ở đây), và nhiều hội thảo trước đó. Ông là người đồng tổ chức loạt hội thảo kỉ niệm 85 năm phong trào Đông Du hồi các năm 2004-2005 tại Nhật Bản.