Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nobel-văn-học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nobel-văn-học. Hiển thị tất cả bài đăng

10/10/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : thi ca ở giữa đời sống thường nhật - Nobel Văn chương 2020

Có nhiều người đang chờ đợi giải Nobel Văn chương xướng tên mình. Ví dụ như Murakami ở Nhật Bản (xem ở đây). Thậm chí, thi sĩ Trung Hoa là Bắc Đảo cũng vẫn đợi, tuy khả năng ngày càng giảm đi.

31/03/2019

Dương Minh Tuyền đang chứng minh thuyết "băng đảng anh chị đáng giá" của Shiba Ryotaro

Shiba (âm Hán Việt là Tư Mã) là một nhà văn lừng danh ở Nhật Bản, 1923-1996. Tên tuổi của ông có khi còn vượt trội so với các nhà văn đã đoạt giải Nobel của đất nước này - tức Kawabata (đọc lại ở đây) và Oe - hay nhiều lần ngấp nghé giải Nobel là Murakami hiện nay (đọc ở đây).

Lượng fan của Shiba rất lớn, từ thợ cắt tóc, kĩ sư điện tử, giám đốc doanh nghiệp, giáo sư đại học,...

Mình khá khoái với luận giải của ông về các tổ chức mafia Sài Gòn mà ông đã cất công sang tận nơi khảo sát hồi trước 1975. Xem các tổ chức mafia Sài Gòn kĩ lưỡng, thì ông đã rút ra kết luận hồi thập niên 1960: miền Nam Việt Nam không có những băng đảng anh chị cho đáng giá, nên cái "nước Việt Nam cộng hòa" ấy không đứng được lâu nữa. Sẽ nhào đổ thôi.

Điều Shiba nói về mafia Sài Gòn trước 1975 đã được chứng minh rõ ràng.

Nay, vào cuối thập niên 2010, sau khoảng gần 50 năm thời điểm Shiba sang Việt Nam khảo sát, thì đại ca Dương Minh Tuyền đã xuất hiện ở đất Bắc. Bắt đầu câu chuyện là Tuyền gọi điện thoại nói trực tiếp với anh Doanh (chú ruột của cháu bé bị bắt nạt dã man ở huyện Ân Thi), ngỏ lời tới động viên cháu bé và gặp gỡ các đương sự bắt nạt. Anh Doanh không biết Tuyền là ai. Còn Tuyền thì bình tĩnh giải thích, và đại ý có bảo: về Tuyền thì anh Doanh có thể lên mạng tra cứu, chỉ vài giây là sẽ biết là ai.

Tuyền đó. 

05/10/2017

Nhà văn Nhật kiều của nước Anh, là Kazuo Ishiguro 石黒一雄, nhận Nobel Văn chương 2017

Kazuo sinh năm 1954, tại tỉnh Nagasaki - một trong hai tỉnh của nước Nhật bị bom nguyên tử của Mĩ ném xuống hồi năm 1945.

Tên tiếng Nhật của ông là 石黒一雄 (ISHIGURO Kazuo). Nếu ở Nhật, ông được gọi bằng họ, là Ishiguro.

Do công việc của cha, cuối thập niên 1950, gia đình Kazuo đã chuyển đến Anh. Tới năm 1983 thì ông nhận quốc tịch Anh. Một người sinh ở khu vực không chịu ảnh hưởng Ki-tô giáo, lại thấm nhuần truyền thống châu Âu, trở thành đại biểu của văn học Anh, và bây giờ là Nobel văn chương.

21/12/2016

Bắc Đảo và Tanikawa : gặp gỡ tại Tokyo, tháng 12 năm 2016

Những bóng tối bắt đầu lấp lánh
Nhưng ở bên kia những bóng tối
Người ta vẫn còn thấy một vật gì tựa như một khoảng trống lớn
(thơ Tanikawa, bản dịch Diễm Châu)

Trong tâm sự mới đây của nhà thơ Ý Nhi với báo chí, bà cho biết là vừa trở về từ một hội thảo thơ ở Tokyo (đã đăng trên blog, ở đây).

Bây giờ, thử vào trang của Đại học Thành Tây - nơi tổ chức hội thảo - thì biết nhanh mấy thông tin như sau.

20/12/2016

12/12/2016

Lễ trao giải Nobel 2016 : Vợ chồng Giáo sư Osumi xúc động, Bob Dylan vắng mặt

Bob Dylan - chủ nhân của Nobel Văn chương - thì vắng mặt, bởi xưa nay ông không hồ hởi trước các giải thưởng.

Vợ chồng Giáo sư Osumi đến từ Nhật Bản xúc động, cảm thấy như phảng phất có Bob Dylan hiện diện trong buổi lễ.

14/10/2016

Thêm một lời bình từ Việt Nam cho bài "Blowin' in the Wind"

Đã điểm tin về bài hát này, và tác giả của nó, vào hôm qua, ở đây.

Bây giờ là thêm một lời bình. Của anh Đỗ Hải Phong - hiện là đương kim chủ nhiệm Khoa Văn của một trường đại học ở Hà Nội.

Tôi thường chỉ thấy anh Phong đọc sách tiếng Nga, nói chuyện du học ở Nga. Hôm nay anh nói về nước Mĩ.

13/10/2016

Nghe bài Blowin' in the Wind (1962), của Bob Dylan với giải Nobel Văn chương 2016

"for having created new poetic expressions within the great American song tradition".

Bài hát được sáng tác vào năm 1962, của Bob Dylan, nhạc sĩ/thi sĩ vừa được nhận Nobel Văn chương 2016: 

07/05/2016

HOA LƯ THI TẬP tựa như cũng lại được nhập đồng từ sách của một ông Trương khác (bài cũ 2012)

Nhân sự kiện Hoa Lư thi tập của thơ nhân Hoàng Quang Thuận đạt kỉ lục mới năm 2016, lễ được tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long vừa rồi, thì đã cho chạy lại bài cũ năm 2012, ở đây.

Nhưng chất lượng bản vớt từ hệ thống blog wp không tốt, nhất là ảnh thì bay cả.

Nên lấy từ bản gốc (lưu giữ bên ngoài), để đăng lại, cho rõ.

25/04/2015

Văn nghệ Thứ Bảy : Một bài thơ, và hành động bóc hành của G.G

Có một lần Phạm Xuân Nguyên khen Phạm Thị Hoài đại khái là tử tế khi viết ẩn hai chữ "G.G" vào một truyện, với ý: truyện đó được viết dưới ảnh hưởng của ông G.G. Ý muốn nói là: Phạm Thị Hoài không phải là thuổng ý tưởng, mà chỉ là chịu ơn, vay mượn có văn tự đàng hoàng.

Cái ông G.G ấy đã về trời (1927-2015).

09/10/2014

Dân chúng Nhật lại đang ngóng Murakami được nhận Nobel Văn chương 2014

Từ nhiều năm nay, hễ cứ đến dịp trao giải Nobel Văn chương, thì dân chúng Nhật lại mong tin Murakami được nhận. Chắc giờ này, giới truyền thông đang rình ở đâu đó gần gần, mà nếu quả thực Murakami nhận giải, thì y như cái chợ vỡ, họ sẽ bủa vây ngay lập tức.

22/10/2013

Thưởng thức một truyện ngắn của nữ văn sĩ vừa nhận Nobel 2013 (bản dịch Nguyễn Đức Tùng)

Hãy đọc tác phẩm "Thị trấn bên đường" của đi đã. Rồi ghi cảm tưởng (nếu có) ở mục comment. Vẫn chưa hiểu vì sao tiền vệ không làm hiển thị dòng ghi ngày tháng ở mỗi bài, gây một bất tiện, theo tôi.

Lời dẫn: Tôi đã có phần không thấy khoái, khi 2 trang chuyên văn học là tiền vệdamàu gần như im hơi đến hơn cả một tuần trước sự kiện Nobel Văn học 2013. Không có bài giới thiệu hay gì gì tương tự, đã đành, mà một dòng tin cũng không.

12/10/2013

Nobel Văn học 2013, tựa như một gợi ý tốt để Nguyễn Huy Thiệp chờ đợi đến 80

Nobel Văn học vừa được trao cho nhà truyện ngắn xứ Canada - bà  Alice Munro (82 tuổi). Nữ văn sĩ được trao bởi bà được đánh giá là:

"master of the contemporary short story".

(bậc thầy của truyện ngắn hiện đại//現代短編小説の達人)