Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tây-bắc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tây-bắc. Hiển thị tất cả bài đăng

18/06/2020

Họa sĩ kiêm nhiếp ảnh gia Đỗ Đức - một người bạn của dân tộc học

Hồi cuối thập niên 1990, tôi có một vài kỉ niệm thú vị với họa sĩ Đỗ Đức - lúc ấy, mới đầu, mới chỉ biết ông là biên tập viên hay phó giám đốc gì đó của phía Nxb Văn hóa Dân tộc (thời ấy, cụ Hoàng Nam là giám đốc).

Sau rồi, có lúc đi điều tra điền dã cùng ở Lào Cai, trên vùng người Dao, thì thấy ông sử dụng máy ảnh quá cừ khôi. Nên vẫn chỉ nghĩ ông là nhiếp ảnh gia. Còn gặp ông vài lần nữa, vẫn trong tư thế của nhiếp anh gia say sưa với nghề.

Thế rồi, thế nào, sau đó, tôi lại cùng một lớp cao học với bà xã của ông - một nghệ sĩ múa mà chúng tôi gọi là "cô Điền" (chúng tôi thì là bọn trẻ nhất của lớp, còn cô thì lớp cán bộ lớn tuổi đi học). Từ đó, thì dần mới hiểu nhiếp ảnh gia Đỗ Đức là họa sĩ, bởi mới có cơ hội xem được tác phẩm của ông. Nhiều lần thấy họa sĩ đưa bà xã tới lớp học bằng xe máy.

Thi thoảng, tôi cũng tuyển chọn những bài tản văn hay kí sự khá thú vị của họa sĩ Đỗ Đức về Giao Blog, ví dụ ở đây. Văn của ông thường được viết chắc tay và khá cảm xúc. Như vậy, có thể thấy ở ông một họa sĩ, một nhiếp ảnh gia, một nhà văn.

Sau dịp Cô Vy năm 2020 này, họa sĩ Đỗ Đức đang làm một triễn lãm rất thú vị với chủ đề là tranh vẽ tranh phục của các tộc người thiểu số - ở những địa bàn mà ông đã qua, đã sống, đã gắn bó.

13/12/2019

Then được UNESCO ghi danh (chung của người Tày, Nùng, Thái)

Hôm qua, Thứ Năm ngày 12/12/2019, vừa nói về hệ thống Mo - Then - Tào - Pựt ở vùng các tộc người Tày Nùng. Cũng đã nói rõ về Làm ma khô ở vùng miền núi phía Bắc Việt Nam.

Mo - Then - Tào - Pựt là những người thực hành tín ngưỡng ở vùng miền núi phía Bắc, thầy ở cả người Tày, người Nùng, người Thái. Có thể gọi là "thầy Mo", "thầy Then", "thầy Tào", "thầy Pựt", hệt như người Kinh gọi là "thầy cúng" hay "thầy chùa".

Một mảng chuyên sâu của mình là về thầy Tào (cả ở người Nùng, cả ở người Dao). Tào chính là Đạo, tức Đạo sĩ --- từ 20 năm trước, đã tạm gọi họ là "Đạo sĩ dân gian". Tào là nhân vật biết chữ Hán, nên được coi là đứng đầu hệ thống Mo - Then - Tào - Pựt. Ba nhân vật còn lại (Then, Mo, Pựt) muốn đi hành nghề cúng bái thì phải nhận sắc phong từ thầy Tào. Họ xem Tào là thầy, tự nhận mình là đệ tử của Tào.

Then thì được xem là văn nghệ. Cập nhật thông tin mới nhất về Then, của tháng 12 năm 2019.

30/06/2018

Lần đầu tiên chúng tôi đến Lóng Luông (nay là huyện Vân Hồ)

Xưa thì Lóng Luông thuộc huyện Mộc Châu. Gần đây, huyện Mộc Châu tách làm 2 huyện, thì phần Lóng Luông là thuộc về huyện mới Vân Hồ. Tên của huyện mới "Vân Hồ" vốn là tên của xã: xã Vân Hồ. Bây giờ, vẫn là xã Vân Hồ thuộc huyện Vân Hồ

Lần ấy, chúng tôi đến Lóng Luông vào đầu năm dương lịch - tương ứng với cuối năm âm lịch, các nơi đang chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán. Đấy là lần đầu tiên. Vì sau này, khi Lóng Luông về Vân Hồ rồi, trên đường đi huyện Vân Hồ, tôi thi thoảng vẫn vào Lóng Luông chơi. Hoặc có khi la cà ở Lóng Luông rồi mới sang Vân Hồ. Có khi đi xe máy vào cả bản Tà Dê.

Dưới là tư liệu năm 2012 đã được đưa lên Giao Blog thời Yahoo (bản tàn khuyết còn được lưu ở đây sau khi Yahoo giải thể).

27/11/2017

Đêm lạnh, viết nhanh trên đường cao tốc hướng về Mộc Châu

Bây giờ, đi Mộc Châu từ Hà Nội, mà dùng xe khách, thì thật nhàn. Có thể đi xe đêm xuất phát từ bến Mỹ Đình. Cỡ 9 hay 10 giờ đêm, hoặc muộn hơn, vẫn có xe. Cốt để sáng mai là tới nơi, và bắt tay vào việc ngay ở địa bàn.

Đường thì cao tốc, mà xe thì giường nằm.

22/03/2015

Thảm họa nhãn tiền, nếu một mai Hà Nội biến thành rừng cây mỡ

Vùng miền núi phía bắc, tôi hay du lãng, thì quế hay trồng gần với mỡ. Nên nhiều khi cứ nói tắt là "quế mỡ".

Thấy bảo là đã có tới mấy trăm cây vàng tâm vừa được trồng ở đường Nguyễn Chí Thanh. Mà thực chất, các chuyên gia soi, thì hóa ra không phải vàng tâm. Đó là mấy trăm cây mỡ (xem lại ở đây hoặc ở đây).

Có nằm lại lâu ở những bản làng trồng "quế mỡ", có lên rừng chặt cành tỉa lá cùng dân, mới biết thế nào là thảm họa nhãn tiền.


06/08/2014

Kể chuyện Nùng : người Nùng ở Yên Bái

Từ hôm nay, nếu không vướng bận về thời gian quá, mỗi ngày kể một chuyện về người Nùng và các tộc gần gũi.

Cụ Nguyễn Ái Quốc lúc về Cao Bằng đầu thập niên 1940 (theo bố trí đầu tiên của nhóm Hoàng Văn Thụ), đóng giả làm một ông già người Nùng. Một người Nùng biết nói tiếng Việt và tiếng Quảng Đông. Mà không phải người Tày. 

Ẩn ý sâu xa chính là ở chỗ: làm sao không chọn tộc danh Tày, mà lại là Nùng. Dù nhóm Hoàng Văn Thụ thì cứ khuyên cụ nên "hóa Tày". 

02/03/2014

Vua xứ Tây Bắc thời Lê Trịnh Hoàng Công Chất và các nhà ngoại cảm - 1 (thành Bản Phủ và hậu duệ Hoàng Văn Khánh)

Sẽ dần dần xuất hiện gương mặt của các nhà ngoại cảm, mà nổi bật nhất là Phan Thị Bích Hằng. Trong bài giới thiệu đầu tiên này (mang tính quan phương của Sở Văn hóa Điện Biên), mới thầy xuất hiện tên của một hậu duệ cụ Hoàng Công Chất.

19/11/2013

Đồng chí Phùng Chí Kiên, bây giờ, đúng nằm ở bên cạnh đồng chí Đức Xuân

Xem rõ ở dưới

Chữ "nằm" trong tiếng Việt rất đa nghĩa. Ở đây, là trong liên tưởng của câu nói dân dã, đại khái như: "Này nhà anh ở đoạn giữa Phùng Chí Kiên đấy, sang chỗ chú gần lắm. Chú ở đầu Đức Xuân chứ gì". 

"Giữa Phùng Chí Kiên" và "đầu Đức Xuân", trên thực tế, là những cách nói mà người ở thị xã Bắc  Kạn đang sử dụng.

22/10/2013

Bản sương mù của người anh hùng gây lạc lối về, giữa những nương chè bát ngát

Lưu ý đặc biệt (vừa mới chính thức xong, 9/2013, đợt trước vẫn chỉ là nghe đồn): "Trung tâm hành chính huyện Vân Hồ dự kiến được xây dựng tại bản Suối Lìn, xã Vân Hồ".

Thật ra, mình không đi tìm những nương chè, bát ngát và khá nên thơ khi trời quang mây tạnh, ở Suối Lìn (như các du khách ở trong bài dưới đây). Gặp hoàn toàn ngẫu nhiên. Vào tới nơi, ở bên người anh hùng Bàn Văn Mình rồi, thì mới được ông giới thiệu.

Mãn nhãn với chè xanh, cải trắng ở Mộc Châu 2

Đi thăm bác Bàn Văn Mình, người anh hùng ở bản sương mù

Tôi vào bản lúc trời đã tối. Sương mù dầy đặc, cả mấy ngày rồi, nên đường trơn tuồn tuột. Mấy tháng cuối năm và mấy tháng đầu năm, vùng này đều như vậy, nên vốn có tên là "Mường Mook", tức "xứ sương mù", sau thành ra Hán tự rất văn vẻ là "Mộc Châu".

30/09/2013

Những cây thánh giá trên mái nhà rạ : Thượng du Bắc Kì thời trước năm 1900

Hôm trước, nhân lúc lục tìm tư liệu cũ, bỗng phát hiện, rồi thấy hết sức bất ngờ trước việc một trí thức công giáo được tiếng lịch lãm xưa nay, là Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên, mắng té tát một trí thức không công giáo. Giật mình đến mức, tưởng đó là một sự mạo danh Hồng Nhuệ. Ông đã đi về thế giới bên kia theo cách diễn dạt bình thường trong tiếng Việt, nên không có cách nào xác nhận được nữa.

02/02/2013

Rượu Mao Lùng là kết hợp giữa "San Lùng" với "Mao Đài"

Rượu Shan Lùng được xem là rượu thổ truyền thống của đồng bào người Dao đỏ ở huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai. Báo chí cũng đã nói về nó ở đâu đó. Shan Lùng chính là "tam long" (ba con rồng), nhắc đến truyền thuyết có ba con rồng hút rượu thổ của người Dao lên trên trời cho các vị Bồ Tát.

Đơn giản hơn, và hiện thực, thì Shan Lùng là tên của bản Shan Lùng. Từ tên bản thành ra tên của rượu. Chẳng khác gì những cái tên như Rượu làng Vân, Rượu Mẫu Sơn cũng đã nổi danh.