Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn hồi-kí-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hồi-kí-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

08/03/2022

Máy bay Pháp rồi Mỹ đã ném bom miền Bắc như thế : Tư liệu và hồi ức của khu vực Nam Định

Thời nhỏ chúng tôi vẫn được kể lại rằng, ngày đó tháng đó năm đó, có khi chính xác là giờ đó phút đó, giữa lúc máy bay Mỹ lượn trên bầu trời thì có anh ấy chị ấy được sinh ra. Những đứa trẻ Bắc Việt được sinh ra ở khu tránh bom Mỹ. Giờ sinh và ngày tháng năm sinh của những đứa bé ấy được đánh dấu thật dễ, bởi là gắn với âm thanh của máy bay Mỹ, với kí ức chân thực về chiến tranh không bao giờ phai.

Bom Mỹ rơi xuống làng quê chúng tôi. Chỗ bom rơi thì lõm xuống, gọi là "hố bom", rồi có cái cứ để nguyên vậy thành ra ao. Nhiều cái ao được hình thành từ hố bom như vậy ở xóm trên xóm dưới. Các ông các bác trong làng ngồi đan rổ rá bên cạnh hố bom ngày trước, đôi khi kể cho chúng tôi nghe chuyện sơ tán khi có báo động về máy bay Mỹ.

Đại khái chúng tôi không có trải nghiệm tại chỗ về chiến tranh chống Mỹ. Hình ảnh về cuộc chiến ấy là được mường tượng từ những cái "ao-hố bom" có thể thả cần câu hồi chúng tôi lên mười, từ những cái kẻng làm từ xác bom treo ở cổng trường hay hợp tác xã, từ rất nhiều chuyện kể dần dần của cha mẹ và hàng xóm láng giềng.

28/02/2022

"Nhà in Van Tuong" - một nhà xuất bản ở Hà Nội trước năm 1945

Có những nhà xuất bản hay nhà in ngày trước ghi tên bằng chữ quốc ngữ, nhưng không có dấu. Nên có khi bị đọc nhầm tên (không dấu thì đọc nhầm là rất dễ hiểu).

Một trong những nhà in trước năm 1945 ở Hà Nội là "VAN TUONG". Có lúc ghi là "Nhà in VAN TUONG", có khi ghi là "Imprimerie VAN TUONG".

Hỏi là VAN TUONG là gì ? 

Có người luận ra là "Nhà in Văn Tường". Nghe cái tên Văn Tường mà tưởng nhớ đến Văn Thiên Tường ! 

Rồi cũng có người luận là "Nhà in Vạn Tượng". Nghe cái tên Vạn Tường thì liên tưởng ngay đến đất nước Triệu Voi.

Tôi thì trả lời rằng, đó là "Nhà in Vạn Tường". Bạn nào đã ghi là "Văn Tường" hay "Vạn Tượng" thì nên chữa lại cho đúng.

14/02/2022

Đọc hồi kí của người thầy dân gian Bùi Văn Tam ở Nam Định

Đọc nhanh về học giả Bùi Văn Tam ở đây hay ở đây. Cụ là một trong những người thầy dân gian của tôi. Giao Blog có đặt một nhãn là những-người-thầy-dân-gian, kể dần về những người thầy gặp gỡ nhân duyên ở trong đời, như cụ Dương Quảng Châu ở Thái Bình, cụ Nông Minh Nhằm ở Cao Bằng, cụ Đàm Viết Phòng ở Tây Hồ (Hà Nội), cụ Bùi Văn Tam ở Vụ Bản (Nam Định), cụ Tosu hay cụ Uchida ở Fukuoka,....

Những năm 1990s, tôi đã nhận và lưu giữ mãi mãi những lá thư viết tay của cụ Châu (ví dụ đọc lại ở đây).

Những năm 2000s, tôi đã nhận và lưu giữ mãi mãi những bưu thiếp viết tay và tư liệu viết tay của cụ Tosu, cụ Uchida (ví dụ đọc lại ở đây).

Với cụ Đàm Viết Phòng ở Hồ Tây thì không có thư tay, mà là những cuộc nói chuyện dài và trở đi trở lại nhiều năm (khi ở bên hồ câu cá, khi ở sân đền sân phủ, khi ở tư gia, khi ở ngoài chợ, lúc ở trong khuôn viên chùa đình,...).

Thế rồi những năm 2010s-2020s, tôi nhận và đang lưu giữ những lá thư viết tay của cụ Bùi Văn Tam. Cụ Tam hiện đã vào 91 tuổi, nhưng giọng vẫn sang sảng, mắt vẫn tinh, tai vẫn thính. Cụ vẫn tự ra bưu điện gửi sách về Hà Nội và nhiều nơi khác để tặng bạn bè. Bưu phẩm cụ gửi thường do chính tay cụ làm và đề địa chỉ người nhận. Ở thời điểm các năm 2020-2022, cụ vẫn dùng zalo một cách thông suốt. Cụ viết cho mọi người bằng thư tay, lại cũng có thể chát zalo gõ từ ai-pát.

09/02/2021

Chuyện cũ về vùng mỏ, thợ mỏ, nghề mỏ

Chuyện hiện tại, thời điểm các năm đầu thế kỉ XXI, thì xem ở đâyở đây.

Gần đây, gặp nhà thơ Trần Nhuận Minh tại nhà riêng ở Hạ Long, mới được nghe anh kể về quãng thời gian anh đi làm phu mỏ tay trái để viết về vùng mỏ, thợ mỏ. Sau này, một kết tinh của cả đời ở vùng mỏ của anh là trường ca Đá cháy. Từ kinh nghiệm thực tế nhiều chục năm, anh có chú ý chúng tôi về khái niệm "thợ mỏ" và "phu mỏ" của thời Tây, tức thời thuộc Pháp (có một số người là nông dân ra làm mỏ mang tính thời vụ, hết việc lại về quê, mà không phải thợ mỏ hay phu mỏ chính hiệu).

Cũng gần đây, được nghe kĩ sư Đoàn Văn Kiển - nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) - nói chuyện trực tiếp một các dân dã về "tục uống rượu" của công nhân mỏ, mà là toàn thế giới, chứ không phải riêng Việt Nam. Ông là tác giả của một cuốn hồi kí rất hay là Thợ lò cũng là chiến sĩ (ghi tên Đoàn Kiển, xuất bản năm 2014, Nxb Lao Động). Tôi đọc cuốn này trước, rồi mới gặp ông trực tiếp.

22/08/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : về Hà Nội thời 1947-1954, một cố gắng của Trúc Bạch thư xã

Thời tạm chiếm đó, một thời mà còn rất nhiều khoảng trống trong hiểu biết của chúng ta hiện nay, thì đã đi bài ở đây (hồi kí của nhà văn Duyên Anh), ở đây (một đoạn tâm sự của nhà văn Viên Linh), ở đây (cố gắng của Hội Nhà văn Hà Nội hiện nay, của Lê Văn Ba và nhắc đến những Thế Phong, Giang Quân, Bùi Xuân Phái).

Hôm nay, nhận tin mới, về một cố gắng của Trúc Bạch thư xã - theo dự kiến, bộ sưu tập này của Trúc Bạch sẽ ra mắt vào đầu tháng 9.

Để thay cho mình phải tự viết, hôm nay, chép luôn cả bài giới thiệu kèm ảnh của nhà sưu tập Trúc Bạch.

06/06/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : Đông Kinh mùa lá đổ (bút kí của Song Cầm)

Mãi sau này tôi mới biết đến cô Sông Cầm ở Huế.

Cô có một gia đình ở Nhật - phu quân Nhật Bản và ba người con Việt Nhật (hai nữ với một nam). Rồi khi gặp trực tiếp bác Phan Thiệu Cát - một người cháu gọi Phan Bội Châu là ông nội (đọc ở đây hay ở đây), vào một mùa đông ở xứ Nghệ, tôi mới được biết cô Song Cầm là chỗ thân tình của gia đình cụ Phan Bội Châu.

Hôm nay, đọc một bút kí của cô. 

Khi viết những dòng này, tôi chưa từng gặp hay liên lạc với nữ sĩ Song Cầm. Độ một hai năm nay thì thi thoảng thấy cô trên lưới trời Facebook mà thôi.

02/06/2020

Học giả Phan Ngọc - những ghi chép nhanh 2020

Phan Ngọc là một cái tên đặc biệt với chúng tôi - lứa sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội hồi nửa đầu thập niên 1990. Đó là thời điểm ông cho ra đời nhiều tác phẩm cùng một lúc, mà nhiều cuốn thì mua được dễ dàng ở hiệu sách nho nhỏ trước cổng trường (cái hiệu sách ấy đã nhắc qua ở đây), hay hiệu sách ở khu Bách hóa Thanh Xuân (nằm ở gần giữa đoạn đường nối kí túc xã Mễ Trĩ với cơ sở nhà trường ở Thượng Đình, nên rất tiện lúc đi học hay lúc trở về).

Những tác phẩm của Phan Ngọc hồi đó chỉ mỏng mỏng nhưng được bạn đọc trong giới học thuật tán thưởng nhiều. Sinh viên bọn tôi thì thích sự trẻ trung trong cách viết và lối nghĩ của một học giả kì cựu.

Ngoài sách, Phan Ngọc cũng cho đăng nhiều bài rất thú vị trên các tạp chí học thuật. Chúng tôi đều chú ý đọc (một số sau được đưa vào sách, hoặc là được rút từ sách ra). Gần đây, sách đã xuất bản thời đó của Phan Ngọc bị Lê Minh Khai bỉ bai nặng, ở đây.

12/02/2020

Chân dung tự họa của nhà văn Phạm Thị Hoài, vừa dịp lên lão

Có một thời bác Hoài đã làm ở Viện Sử rồi Viện Nghiên cứu Tôn giáo (đã viết ở đây, hồi tháng 9 năm 2017).

Dưới là bài đã lên trang của Phạm Thị Hoài. Nhưng chữ "văn nô" trong tiêu đề thì hơi bị thị trường hóa, mà thực ra là không rõ nghĩa. Hoặc cũng không cần rõ nghĩa.

Đã lâu lâu không có bài bình luận xã hội của Phạm Thị Hoài. Đến mẩu tự họa này cũng chỉ vui được vài giây.

Duy trì bút lực đâu phải chuyện dễ dàng xưa nay. Cũng như người nghiện thuốc lá thường ném thuốc lá vào sọt rác rồi lại nhặt lên châm lửa, thì nhà văn có thể nhiều lần vứt bút vào bụi rậm rồi lại phải chui vào lấy ra mà viết tiếp.

Tính nhanh chút, thì thấy bác Hoài năm nay đã vừa lên lão tuổi 60.

13/02/2019

29/03/2018

Cuộc sống của những Bùi Xuân Phái, Giang Quân, Thế Phong,... thời Hà Nội tạm chiếm

Đây là một chủ đề tôi quan tâm. Đã điểm tin ở đây hay ở đây. Đó là một khoảng trống khá thú vị trong hiểu biết chung của lứa chúng tôi - những người không biết đến chiến tranh, tạm chiếm, hội tề, dinh tê,... Có thể đọc Viên Linh nhớ lại ở đây (bài từ 2013). Dư âm của thời đó được lưu giữ bởi những Viên Linh sẽ khác với những Lê Văn Ba.

Gần đây, nhà văn Lê Văn Ba - một nhân chứng - có ra cuốn sách về Hà Nội thời kì đó.

24/07/2017

Hồi kí của Trọng Lang Trần Tán Cửu : "Trước ngã ba lịch sử" - 1

Về hồi kí Trước ngã ba lịch sử của nhà phóng sự nổi danh hồi 1930-1954 là Trọng Lang Trần Tán Cửu, và mối quan hệ cha con Trần Tán Bình - Trần Tán Cửu hồi đầu thế kỉ 20, đã có một Lời dẫn đi một ít hôm trước (đọc lại ở đây, ngày 19/7/2017).

Từ hôm nay, Giao Blog sẽ đăng dần Trước ngã ba lịch sử, theo đúng bản đã lên Tronglang.com.

19/07/2017

Nhân vật Đông Kinh Nghĩa Thục còn ít được biết đến : Trần Tán Bình (1868-1937)

Đây là bản đăng của Giao Blog dành riêng cho nhân vật Đông Kinh Nghĩa Thục còn ít được biết đến (hoặc đã bị lãng quên). Là cụ Trần Tán Bình.

Thực chất bản đăng dần trên Giao Blog từ tháng 7 năm 2017 này chỉ là bản đăng lại. Bản gốc vốn đã xuất hiện năm 2012 trên website Tronglang.com (trang web Trọng Lang, tức nhà văn Trọng Lang Trần Tán Cửu lừng danh thời trước 1945). Trang này đăng tải hồi kí của Trần Tán Cửu với tiêu đề Trước ngã ba lịch sử.

28/06/2017

Hồi ký Trần Trọng Kim : xung quanh xuất bản cũ, và mới gần đây

Hồi ký Một cơn gió bụi của Trần Trọng Kim đã được trang talawas của nhóm Phạm Thị Hoài chế bản điện tử (từ sách in trước 1975 ở miền Nam), rồi đưa lên, từ đó được đọc rộng rãi nhiều năm về trước.

Bây giờ, hồi kí của Trần Trọng Kim đã được xuất bản lại ở trong nước. Nhưng sau đó thì đã bị tuýt còi.

01/05/2017