Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn dương-trung-quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dương-trung-quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

06/10/2021

Xem lại dần, bắt đầu từ việc tiêm chủng đầu thế kỉ XX (tư liệu hình ảnh)

Một thời gian trước, Giao Blog đã giới thiệu về việc chủng đậu ở Nhật Bản thông qua sự giao thoa Tây y và Đông y từ năm 1790 thời vua Khoan Chính (xem lại ở đây).

Bây giờ là giới thiệu về việc chủng đậu và tiêm chủng đầu thế kỉ XX ở Việt Nam.

30/04/2020

Chống ngoại xâm ở mạn biển Đông Bắc : Đức Ông vùng mỏ là Trần Quốc Tảng hay Hoàng Cần

Xem lại một số bài viết đã công bố của nhà văn Trần Nhuận Minh (hậu duệ của một dòng họ khoa bảng tại làng Điền Trì, Hải Dương, xem thêm ở đây), thì mới biết chi tiết thú vị sau (dẫn nguyên văn):

"Tập đoàn Than và Khoáng sản VN (TKV) dựng tượng đài Hưng Nhượng Đại vương Trần Quốc Tảng tại Cửa Ông, đã nhờ tôi soạn văn bia, khắc và đặt trước tượng đài Ngài (người trực tiếp liên hệ và nhận văn bản do tôi soạn là Giám đốc Cảng than Cửa Ông Hoàng Lâm Chính); Dương Trung Quốc soạn và viết phần chữ Hán."

Tức là đã có một văn bia mới được dựng trước tượng đài Trần Quốc Tảng ở Cửa Ông. Mà lời văn tiếng Việt là do Trần Nhuận Minh viết, còn phần chữ Hán là do Dương Trung Quốc soạn và viết.

Tôi chưa trực tiếp thấy tấm bia ở trước tượng đài Trần Quốc Tảng, nhưng đã thấy nhiều tấm bia dạng Việt - Hán khá kì khôi như vậy ở các nơi khác (khu vực Đền Hùng ở Phú Thọ, khu vực từ đường Nguyễn Công Trứ ở Hà Tĩnh,...). 

07/11/2017

Gỗ vàng tâm, và lí do gãy chân của cụ Kình

Lí do gãy chân của cụ Kình, theo phát ngôn của nhà đương cục vừa rồi, bỗng làm ta không thể không nhớ lại màn kịch vụng "gỗ vàng tâm" thời ông Nguyễn Đức Chung còn là Giám đốc Công an Hà Nội.

Mà thật ra, lí do gãy chân của Kình vào tháng 11 năm 2017, thì chính lại là điều kiện để thấu rõ hơn lòng dạ của gỗ vàng tâm của tháng 3 năm 2015.

21/05/2017

Nguyễn Ái Quốc sau Cách mạng Tháng Tám 1945 và những chuyện riêng tư (tác giả Nguyễn Quốc Phong tiếp tục đưa thông tin)

Tác giả Nguyễn Quốc Phong vào năm 2015, sau khoảng 5 năm cân nhắc, đã công bố chính thức trên tạp chí Xưa & Nay của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam một đoạn tư liệu (nguồn chính là từ băng ghi âm cụ Vũ Kỳ, với sự đồng ý của hai người bạn Nguyễn Thị Tình - Nguyễn Văn Đoàn). Bài đó đã được đưa về blog này vào cùng năm, đọc lại ở đây (Giao Blog ngày 31/10/2015).

06/09/2015

Con đường mới mang tên "Ướp lạnh" ở thủ đô

Mình đã vài lần đi qua con đường này (khi nó chưa được gắn biển "Ướp lạnh"). 

Chưa thấy nhà sử học của quốc hội lên tiếng về con đường mới này.

12/06/2015

Tên đường liên quan đến nhà Mạc, và ý kiến của một nhà sử học của quốc hội

Lần đầu tiên được rõ lí do. Liên quan đến "nhà sử học của quốc hội", hay ở hướng khác thì là "đại biểu quốc hội của hội sử học". Mình thì muốn biết rõ các căn cứ của ý kiến.

Bài trên TT.

03/02/2015

Sau dị bản của thần tích thành hoàng (tướng quân và tướng cướp), là thương đến Cụ Ỉn ở trời Tây

Nhớ và ghi xuống kiểu Toan Ánh

Có bạn bảo: nhiều khi ranh giới giữa tướng quân và tướng cướp, không ngờ, là không bao xa.

Dị bản của thần tích thành hoàng làng Ném đã được tôi "chợt nhớ đến" vào ngày cuối tháng 1 năm 2015 (vì đã có "duyên xa tít" với cụ Toan Ánh trong một sự kiện cách nay khoảng 15 năm). 

12/09/2014

Hơn nửa thế kỷ dân cày có ruộng (bài Dương Trung Quốc)

Bài viết của ông Dương Trung Quốc thường không rõ nguồn trích dẫn, tài liệu tham khảo. Luôn ở hình dạng giống một bài báo phổ thông.

Bài gốc có tên là "Hơn nửa thế kỷ dân cày có ruộng". Đã thấy cả gần chục năm trước, ngay trên không gian mạng.

Nhân triển lãm CCRĐ, vừa khai mạc, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đưa bài về trang web của mình, và đổi tên thành "Nửa thế kỷ dân cày có ruộng". Với lời dẫn đại khái là trân trọng bài viết.

05/10/2013

Bức ảnh quí của Võ An Ninh vẫn còn tồn nghi - 2 : Hồ Chủ tịch và Võ Đại tướng, không phải 2/9/1945 (ý kiến An Chi)

Ảnh 1

Lời dẫn: Bức ảnh đúng là của cụ Võ An Ninh, không cần phải nghi ngờ như của cụ An Chi ở dưới đây (tôi sẽ viết thành bài cụ thể sau). Lời phê của cụ An Chi dành cho sự không cẩn trọng của ông Dương Trung Quốc hoàn toàn xác đáng. Nguyên văn: "David Marr và Cecil B. Currey có thể nhầm lẫn trong việc nhận chân chữ ký của Cụ Hồ và Đại tướng chứ nhà sử học người Việt Nam mà lại bị nét chữ đánh lừa trong trường hợp có liên quan đến lãnh tụ thì hiển nhiên là chuyện hoàn toàn đáng tiếc".

Bức ảnh quí của Võ An Ninh vẫn còn tồn nghi - 1 : Hồ Chủ tịch và Võ Đại tướng ngày 2/9/1945 (ý kiến Dương Trung Quốc)

"Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên chiếc xe tại Quảng trường Ba Đình"

Lời dẫn: Về tấm ảnh trong bài, một lúc khác tôi sẽ đưa tư liệu gốc, nhưng chính thực là do cụ Võ An Ninh chụp, và đã đăng trên báo phổ thông vào tháng 9 năm 1945. Tuy vậy, vẫn có những ý kiến khác nhau xung quanh nó. Ở đây là quan điểm của ông Dương Trung Quốc.

Nguyên cả bài ở dưới đây chắc vốn có nguồn từ KH&ĐS, nhưng tôi tạm lấy về từ Dân trí. Chú thích ảnh là của bài gốc, nên tôi để trong dấu ngoặc kép.