Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thời-Pháp-thuộc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thời-Pháp-thuộc. Hiển thị tất cả bài đăng

12/08/2024

Ngôi đền cổ thờ hệ thần Liễu Hạnh công chúa bên cạnh Hồ Hoàn Kiếm - Đền Bà Kiệu

Một ngôi đền cổ thờ hệ thần Liễu Hạnh công chúa, mà tọa lạc ở trung tâm thành phố Hà Nội ngày nay.

Khu vực đó vốn là ở trước Phủ Chúa Trịnh. Bản thân ngôi đền đã có từ thời Lê mạt (khoảng cuối thời Cảnh Hưng).

Đầu tiên đăng một bài mới của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1.

Các bổ sung và cập nhật thì dán ở bên dưới như thường khi.

04/01/2021

Bút tích của cụ Nguyễn Văn Tố - một người thầy Việt Nam đích thực

Về cụ Nguyễn Văn Tố, những kí ức thú vị về cụ của thầy tôi, cũng như những lời thuật lại của người gần gũi cụ tại Trường Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội (EFEO Hà Nội), thì có thể đọc lại ở đây (tháng 11 năm 2016).

Hay thư mục các công trình nghiên cứu của cụ Nguyễn Văn Tố, thì có thể xem ở đây (tháng 3 năm 2017).

Bây giờ, thì xem bút tích của cụ viết hồi đầu thập niên 1940.

12/10/2020

Thái độ coi khinh chữ quốc ngữ của Aymonier hồi cuối thế kỉ XIX

Ông ấy xem quốc ngữ là thứ vớ vẩn, không thể xây dựng nền học vấn tử tế trên cái gốc quốc ngữ được ! Ông ấy muốn người An Nam phải học tiếng Pháp bồi, và trở thành thuộc địa của Pháp mãi mãi !

Ông ấy Aymonier - một chính khách Pháp khét tiếng ở Đông Dương, cũng là một học giả viết nhiều khảo cứu về Chăm và Việt.

Tên đầy đủ của Aymonier là Etienne Francois Aymonier.

Etienne Francois Aymonier, giám đốc Trường Thuộc địa ở Paris (trường đào tạo nhân viên phục vụ tại các thuộc địa của Pháp), một cựu sĩ quan trong lực lượng viễn chinh Pháp, tốt nghiệp trường Võ bị nổi tiếng Saint Cyr, từng là công sứ pháp tại Nam Kỳ, từng tham gia tiêu diệt phong trào Cần Vượng tại Bình Thuận. Aymonier lấy vợ người Chăm, biết tiếng Chăm, Khmer và tiếng Việt.

Đại khái Aymonier chê chữ quốc ngữ là thứ thô lậu và không đáng quan tâm gì. Tư tưởng này của Aymonier sau còn được người Việt Nam, tiêu biểu là nhân vật Hồ Duy Kiên, cổ vũ nhiệt liệt.

15/08/2020

Các nơi lập "thể môn" chào đón và "hương án" vái lạy (chuyến tuần du ra Bắc của vua Bảo Đại năm 1933)

Đó là năm 1933, cách nay tới gần 90 năm.

Năm 1933 là gần ngang với năm sinh của nhà văn Duyên Anh (1935-1997), năm sinh của học giả Phan Đăng Nhật (1931-2020), năm sinh của cụ nguyên tổng bí thư Lê Khả Phiêu (1931-2020).

Năm 1933 ấy, nhà vua Bảo Đại từ Huế ra thăm Hà Nội, Hòn Gai, Hải Dương,...Gọi là chuyến Bắc tuần của ngài. Đại khái, như tổng kết của nhà Mai Lĩnh lúc đó, thì ngài có 12 ngày trên đất Bắc.

Các nơi mà ngài tới, phía quan Nam (Nam triều) và quan Tây (chính quyền bảo hộ của Pháp) đều chuẩn bị đón rước linh đình.

Người ta dựng các thể môn. Từ quen dùng của thời đó, có vẻ xa lạ với người đầu thế kỉ XXI rồi. Đại khái là cổng chào bây giờ. Nhưng chỉ là cổng chào tạm thời thôi, xong việc là sẽ dọn đi, chứ không chôn chặt một chỗ.

Người ta lại dựng các hương án ở các điểm trên đường ngài Bảo Đại tới, dân chúng sẽ tới đó mà vái lạy.

21/04/2020

Điện ảnh Việt thời kì đầu : nhà Hương Ký, phim Kim Vân Kiều

Mốc khởi đầu của điện ảnh Việt là thập niên 1920. Thú vị là, lớp diễn viên đầu tiên lại có cả cụ Phan Bội Châu. Cụ được nhà đương cục mời làm diễn viên cho chính phim về cuộc đời cụ, đã kể ở đây (năm 2013).

Hồi đầu tiên đó, là gắn với hãng phim Đông Dương, hãng phim Á Châu và nhà Hương Ký (đã đi một ít ở đây), là gắn với những bộ phim truyện đầu tay mà một trong số đó là Kim Vân Kiều (đã đi ở đây). Ảnh về phim Kim Vân Kiều ấy đại khái như dưới đây.

18/04/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : cảm giác Cầu Giấy xa lắc xa lơ của người Hà Nội thời chống Mỹ

Nhà văn Nguyễn Bảo Sinh mới đưa lên một đoạn kí ức của ông về ô Cầu Giấy ở Hà Nội thời chiến tranh chống Mĩ. 

Hồi ấy, Cầu Giấy tựa như một vùng quê mùa ở rất xa, nhà văn viết:
"Từ Ô Cầu Giấy vào thăm thủ đô, phải chờ tầu điện ở gần Voi Phục. Tàu điện từ Bờ Hồ tới đây là hết đường. Cuối đường tàu có barierre chắn lại. Barierre làm bằng tà vẹt Tầu. Kỷ niệm khó quên của sinh viên trường Đại học Sư phạm là đoạn đường từ trường tới bến tầu dài đến gần 2km, sinh viên phải cuốc bộ. Voi Phục thời 1950 đối với người Hà Nội coi như xa lắc. Học sinh Hà Nội đi cắm trại ở Voi Phục có cảm tưởng như ngày nay ta lên tận Sapa."
(tôi có mạo muội chỉnh mấy con chữ cho đúng chuẩn chính tả hiện nay)

21/02/2020

Văn Miếu – Quốc Tử Giám và bệnh dịch hạch ở Hà Nội năm 1903 (bài Đào Thị Diến)

Bệnh dịch hạch ở đầu thế kỉ XX đã làm thế giới khiếp đảm.

Ở Hà Nội thuộc Pháp lúc đó, đại khái: "vào tháng 4-1902, Hà Nội lại có 14 người mắc bệnh dịch hạch và 8 người chết vì bệnh này. Và đầu năm 1903, bệnh dịch hạch lại bùng phát ở Hà Nội mà người đầu tiên phát hiện ra bệnh dịch hạch ở Hà Nội năm 1903 là Adrien Le Roy des Barres, bác sĩ tốt nghiệp ở Paris và làm việc tại Hà Nội từ 1902. Theo tài liệu lưu trữ, ngày 21-3-1903, bác sĩ Le Roy des Barres đi khám bệnh cho hai gái điếm ở phố Hàng Trứng tại một nhà thổ (maison de tolérance) thì phát hiện ra hai cô gái điếm này bị bệnh dịch hạch và đã quyết định giữ họ ở khu cách ly (người Pháp gọi là lazaret)."

13/01/2020

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam : Hoàng Thị Nga làng Đông Ngạc

Về truyền thống hiếu học và khoa bảng Nho học của làng Đông Ngạc (Hà Nội) thì, trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây.

Nữ tiến sĩ Nho học duy nhất của Việt Nam, là bà Nguyễn Thị Duệ ở Kiệt Đặc (Chí Linh, Hải Dương), thì có thể đọc ở đây.

Bây giờ thì là câu chuyện về nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam: cô Hoàng Thị Nga người làng Đông Ngạc, đã lấy bằng Tiến sĩ Vật lí ở Pháp năm 1935.

Câu chuyện về cô Hoàng Thị Nga thì mới được phát hiện.

Gom về từ các nơi.

10/08/2019

Tạp chí "Dân Việt Nam" như nối dài của BEFEO vào các năm 1948 - 1949

Rất ít độc giả Việt Nam biết đến tờ tạp chí này. Số lượng ít, và ra đời ở thời điểm đặc biệt.

Mà thú vị, nó chính là một nối dài của tạp chí danh tiếng BEFEO (tập san của Pháp quốc Viễn đông Bác cổ Học viện = EFEO). Thời điểm là các năm 1948-1949 ở Hà Nội. Một thời điểm thú vị, còn đang khá trống trải trong nhận thức chung của chúng ta, trên Giao Blog quen gọi là "Hà Nội 1947-1954".

04/07/2019

người An Nam có phẩm chất ngang với người Nhật hồi đầu thế kỉ XX (lời của toàn quyền Paul Doumer)

Liên quan đến hồi kí của viên quan toàn quyền Đông Dương của đầu thế kỉ XX, thì năm 2010, tại một hội thảo kỉ niệm 1000 năm Thăng Long diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, có một màn "thảo luận" khá thú vị.

Đại ý là có ý kiến chia sự cai trị của người Pháp tại xứ Đông Dương thành 2 thời kì lớn: trước Paul Doumer và từ sau Paul Doumer. Một học giả đã trình bày bài đó. Dẫn giải và đưa tư liệu gốc.

Nhưng một học giả khác sau đó đứng lên bảo: toàn bộ tư liệu và ý tưởng ấy tôi đã làm, đã phát biểu bằng bài học thuật chính thức hay sách, người vừa đăng đàn chỉ là ăn trộm và đem trình bày tại hội thảo quốc tế thế này. Mà là ăn trộm nguyên con !

Người điều hành phiên đó quá giỏi đã cho tạm vượt qua được màn "thảo luận" ấy. Chi tiết các loại, hiện có nhiều người còn lưu được tư liệu (trong đó có tôi). Cái bài ấy vẫn in trong tập kỉ yếu dày cộp có bìa cứng màu đỏ (thật ra là đã in trước khi hội thảo diễn ra - một lối làm việc hình như chỉ còn thấy ở Việt Nam). Mà không hiểu sao, mình kiểm ra ở nhà có tới 2 quyển kỉ yếu ấy !

23/06/2019

Giới hạn của tri thức và những khoảnh ruộng riêng : Ngô Bảo Châu siêu toán nhưng lơ mơ về sử

Mình đã viết từ mấy năm trước liền hai bài liên quan sâu đến Paul Giran (hiện vẫn là bản thảo), lại có một chương trình dài hơi trong hai năm 2017 - 2018 liên quan đến cụ này (chương trình đã nghiệm thu vào đầu năm 2019, có nhiều người đọc bản thảo đó). Nhưng tất cả vẫn còn đang chỉnh sửa, mấy năm rồi, khi nào xong sẽ cho công bố.

Người Việt Nam mình đã biết đến cụ P. G từ lâu rồi, từ hồi đầu thế kỉ XX. Sách cụ ấy ra là có bài điểm sách ngay từ hồi đó rồi. Có nhiều thảo luận ngay từ hơn cả 100 năm trước rồi. Đã cũ đến mức có thể tính bằng 5 hay 6 đời người !

15/05/2019

Dẫn hồn về Mạc Tư Khoa của Tư Đại Lâm (chứ không phải theo Phật tổ về Tây Phương)

Mạc Tư Khoa vốn là một miền cực lạc trong nhân sinh quan và vũ trụ quan của những lớp chí sĩ cách mạng vô sản thời kì đầu tiên. Mà đại diện tiêu biểu chính là cụ Nguyễn Ái Quốc (sau này là Hồ Chí Minh) thời thập niên 1930 - 1940.

Mạc Tư Khoa nhé. "Lão nằm mơ nước Nga". Mạc Tư Khoa là thủ đô của nước Nga. Mà nước Nga với Mạc Tư Khoa đó là của Tư Đại Lâm (tức Stalin).

Mạc Tư Khoa vốn được xem là thiên đường của dòng giống Lạc Hồng, là nơi hạnh phúc, là chốn thần tiên.

Chứ không phải Tây Phương cực lạc của Phật tổ Thích Đạt Đa đâu.

Tư liệu cho biết điều đó đã nằm sẵn từ lâu trên Giao Blog. Tư liệu do chính lớp chĩ sĩ lớp đầu tiên đó xác nhận.

28/04/2019

Khoa học Việt Nam trong lòng nước Pháp thời 1930s - 1940s : các nhà toán học thế hệ Lê Văn Thiêm

Lần trước, chúng ta đã được xem các trang vở ghi chép của học trò Nguyễn Văn Huyên trong thời gian ông du học ở Pháp thập niên 1930s. Ông Huyên đã được học các nhà dân tộc học hàng đầu của nước Pháp và châu Âu ở thời đó. Xem ở đây.

Đó là khoa học xã hội Việt Nam thời thuộc Pháp.

Bây giờ, thì lướt xem khoa học tự nhiên Việt Nam thời thuộc Pháp. Nhưng ở đây, không có tư liệu gốc như thấy ở Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên, mà tạm thời chỉ là nghe kể.

Tạm thời vậy đã. Mà lại thêm một lần trung gian nữa, là qua một người khác kể, với sự tham gia của một nhà báo.

13/04/2019

Khoa học Việt Nam trong lòng nước Pháp thời 1930s : vở ghi chép bài giảng của sinh viên Nguyễn Văn Huyên

Mấy năm nay, trên không gian mạng xuất hiện trang Fb về Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên. Nguyễn Văn Huyên là học giả Việt Nam thời thuộc Pháp, nhà dân tộc học thời kì đầu tiên, sau này là Bộ trưởng Bộ Giáo dục trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa suốt một thời gian rất dài.

Có thể xem trang đó như là một trang riêng của người con trai cụ Huyên - là học giả Nguyễn Văn Huy (cũng là một nhà dân tộc học, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam).

25/03/2019

Tạp chí KHOA HỌC và học giả Nguyễn Công Tiễu

Khoảng mười mấy năm nay, đôi khi tôi sử dụng các tư liệu đã xuất bản thời 1930s trên tạp chí Khoa học này trong việc nghiên cứu về phong tục tập quán, hay một nhân vật nào đó.

Gần đây nhất là sử dụng một mẩu tin của tạp chí Khoa học viết về lễ khánh thành bia tưởng niệm Nguyễn Công Trứ ở huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình vào năm 1939. Bia đó do Tổng đốc Thái Bình là Nguyễn Bá Tiệp soạn (đã ghi nhanh ở đây).