Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phật-giáo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phật-giáo. Hiển thị tất cả bài đăng

03/11/2023

Doanh nhân đất Việt : DOJI tập đoàn Đỗ Gia trong ngành vàng bạc đá quí

Lâu nay, mình có chút ấn tượng với tòa nhà DOJI trên đường Lê Duẩn - mỗi khi đi qua khu đó, thì chú ý đến biển tên DOJI đặt sát mép đường.

DOJI là chữ viết tắt của "Đỗ Gia", tức "nhà họ Đỗ", "gia tộc họ Đỗ". Đây là một tập đoàn vàng bạc đá quí gắn với tên tuổi của các doanh nhân họ Đỗ - người sáng lập là ông Đỗ Minh Phú.

Đi một ít tin tức của tháng 10 và 11 năm 2023 về DOJI.

01/09/2023

Hát chầu văn năm 2023 trong không gian ngôi chùa ở Nhật Bản

Hiện nay, có khoảng nửa triệu người Việt Nam đang ở Nhật. Trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật, có hơn 10 ngôi chùa Phật giáo.

Trong một bài học thuật sắp công bố có liên quan đến người Việt Nam tại Nhật Bản và Phật giáo Việt Nam tại Nhật Bản hiện nay, tôi đã nêu các ý chính sau đây.

03/02/2023

Bộ thần Nat (納, Nat) với 37 vị (gồm 36 cộng 1) ở Miến Điện xưa và nay

Người đầu tiên giới thiệu cho mình về hệ thống thần Nat của đất nước Miến Điện, chính là anh Sao người Miến Điện, vào khoảng năm 2001. Hồi đó, anh Sao cùng mình đều là học trò  thầy Daniel (zemi Daniel).

Sau rồi, có thêm mấy người bạn Miến Điện nữa ở trong và ngoài phòng 404 (cùng trong phòng 404 thì đều thuộc quân AA-ken thuộc Togaidai). Câu chuyện về bộ thần Nat càng thêm thấy thú vị qua lời kể và tư liệu của các bạn ấy. 

24/08/2022

"Luân chuyển" trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay : tháng 8 năm 2022 và chùa Ba Vàng

Không phải chuyển luân.

Mà là luân chuyển, trong nghĩa "luân chuyển cán bộ".

Hạ tuần tháng 8 năm 2022, nhà sư trụ trì chùa Ba Vàng (Quảng Bình) đã được luân chuyển từ Quảng Ninh vào Quảng Bình.

Về nhà sư trụ trì chủa Ba Vàng, trên Giao Blog, có thể đọc ở đây (năm 2019) hay ở đây.

Mở đầu bằng 2 tin: tin luân chuyển và tin trên báo của quốc hội Việt Nam.

09/08/2022

Vừa đi vừa đọc lại : chùa Sùng Ân ở khu vực nghĩa trang Thanh Tước (Mê Linh - Hà Nội)

Chúng tôi đã du lãng ở vùng núi Thanh Tước (thuộc huyện Mê Linh) từ đầu thập niên 1990. Tính đến nay đã sắp 30 năm. Đại khái ngang ngang với thời điểm chúng tôi du lãng Phủ Tây Hồ (về Phủ Tây Hồ thì ví dụ xem lại bản viết tay đã giới thiệu nhanh ở đây - lên trang vào tháng 10 năm 2018).

Sau nhiều năm, vì bận mải trên đường lãng du, không có dịp về thăm Thanh Tước. Bẵng một cái, là tới 1/4 thế kỉ không một lần quay trở lại !

Bây giờ, đầu tháng 8, trở về, giật mình thấy các bản viết chữ của mình lưu lại ở nhiều nơi. Chữ viết tay trên giấy, của thập niên 1990. Có cái đã 25 năm rồi. 

Hồi chúng tôi du lãng Thanh Tước đầu thập niên 1990 thì Thanh Tước thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Còn bây giờ, Thanh Tước thuộc về Hà Nội.

04/01/2022

Giáo dục Việt Nam : Quang cảnh bảo vệ luận văn học vị - 2 (luận án của thượng tọa Thích Chân Quang)

Từ năm 2017, đã có những quan sát nhanh quang cảnh các buổi bảo vệ luận văn học vị tại Việt Nam đương đại, xem ở đây.

Bây giờ là cập nhật, và dẫn riêng trường hợp bảo vệ luận án tiến sĩ luật học của thượng tọa Thích Chân Quang (nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt).

Mở đầu là video về buổi bảo vệ đang được phát trên kênh Pháp Quang - Sen Hồng.

28/12/2021

Chuyện cuối năm 2021 liên quan đến chùa Tây Hồ : Công an Đống Đa có làm sai lệch hồ sơ vụ án hành chính?

Liên quan trực tiếp đến nhà sư trụ trì của chùa Tây Hồ (làng Tây Hồ cũ, nay là phường Quảng An quận Tây Hồ thành phố Hà Nội). 

Có thể thấy hình ảnh nhà sư trụ trì chùa Tây Hồ trên Giao Blog, ở kí sự đi Ấn Độ (do chính nhà sư viết trên đường) tại đây (năm 2016), hay việc nhà sư đứng ra chủ trì tang lễ cho cụ Trương Công Đức (người phụ trách quản lí Phủ Tây Hồ từ năm 1988 đến năm 2017) tại đây (năm 2017).

Câu chuyện cuối năm 2021 này, là phát sinh giữa nhà sư trị chùa Tây Hồ và nhà sư trụ trì chùa Kim Liên (Nghi Tàm)

Chùa Tây Hồ và chùa Kim Liên là hai ngôi chùa nằm ở bên bờ Hồ Tây, cách nhau vài km.

22/10/2021

Nghi lễ Phật giáo : tang lễ hòa thượng Thích Phổ Tuệ theo nghi thức Phật giáo cao nhất

Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ vừa tạ thế, hưởng thọ 105 tuổi (1917-2021).

Theo cáo phó vừa phát đi của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tang lễ của hòa thượng sẽ được cử hành theo nghi thức Phật giáo cao nhất.

18/05/2021

Đền Quán Đôi bên bờ sông Tô Lịch, và câu chuyện trấn yểm Cao Biền

Đền Quán Đôi thuộc phường Nghĩa Đô quận Cầu Giấy ngày nay. Đền nằm ngay bên cạnh dòng sông Tô Lịch, nhìn ra khu vực được xem là có trấn yểm của Cao Biền ngày trước.

Có nhiều câu chuyện thú vị xung quanh ngôi đền và khu vực xung quanh.

17/03/2021

Khi Phật giáo còn chưa tới, người ta suy nghĩ gì về kiếp sau - trường hợp ông cháu nhà Triệu Đà

Chuyện cách nay tới hơn cả 10 năm rồi, lúc ấy là trong xe bảy chỗ đi chung từ Bắc Giang về Hà Nội, anh Phạm Sanh Châu hỏi tôi một câu về lịch sử nhân khi tôi nói chuyện về nhà Triệu, tức ông cháu cha con Triệu Đà - Triệu Trọng Thủy - Triệu Muội/Mạt/Hồ, liên quan tới lần chúng tôi tới Quảng Châu một thời gian trước đó.

Chả là hồi mùa thu năm 2008, chúng tôi có đi Quảng Châu, có cùng nhau xuống thăm mộ hoàng đế Triệu Hồ - vị vua thứ hai của nhà Triệu. Triệu Hồ là cháu ruột của Triệu Đà, lên nối ngôi ông (bố của Triệu Hồ có thể chính là Triệu Trọng Thủy - tức là chàng Trọng Thủy trong truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thủy bên ta). Một ít thông tin về chuyến đó, chúng tôi có kể nhanh trên Giao Blog hồi Yahoo (ví dụ xem nhanh lại ở đâyở đây hay ở đây). 

19/10/2020

Bác sĩ Tôn Thất Tùng và cư sĩ Tôn Thất Tùng có phải là một người ?

Có một số tài liệu ở cuối thập niên 1930 ghi rõ tên "cư sĩ Tôn Thất Tùng". Cư sĩ này có liên quan đến các học giả Phật giáo thời đó, như Thích Mật Thể hay Lê Đình Thám.

Bản thân học giả Phật giáo khởi xướng chấn hưng Phật giáo ở miền Trung là Lê Đình Thám, thì cũng là một bác sĩ. Bác sĩ Lê Đình Thám.

Nên hiện còn chưa biết cư sĩ Tôn Thất Tùng có phải là bác sĩ Tôn Thất Tùng (thân phụ bác sĩ Tôn Thất Bách) hay không.

10/04/2020

Tạp chí Nghiên cứu & Phát triển đã thực sự trở lại (phát hành số 1 năm 2020)

Số 1 năm 2020 của tạp chí đã ra mắt, giữa mùa đại dịch Cô Vy.

Sự trở lại từ đầu năm 2020 của Nghiên cứu & Phát triển, sau một thời gian chuyển đổi cơ quan chủ quản, đã được điểm tin ở đây (tháng 1 năm 2020).

Một ít tin đầu tiên do tạp chí đưa lên Fb ngày hôm nay, 10/4/2020. Có gì thì cập nhật sau.

Mình có góp mặt một bài ở số đầu tiên sang trang mới này của tạp chí (hiện mới chỉ nhìn thấy qua mục lục từ ảnh của Fb - còn công việc biên tập, bổ sung theo ý kiến của tạp chí đã được thực hiện từ năm 2019).

21/12/2019

Anh em ông Vượng Vincom là hai nhân vật Phật giáo Việt Nam

Có một ấn phẩm mang tựa đề Nhân vật Phật giáo Việt Nam (ấn bản năm 2017, bởi Nxb Tôn giáo). Sách do nhà sư Thích Đồng Bổn chủ biên.

Trong sách trên, có hai mục từ dành cho anh em doanh nhân "Phạm Nhật Vượng" và "Phạm Nhật Vũ".

Theo sách trên, pháp danh của người anh (sinh năm 1968) là Phúc Vương, còn pháp danh của người em (sinh năm 1972) là Từ Vân.

22/07/2019

"Lý hoặc luận" của Mâu Bác ra đời ở tk II hay tk V (bài Dương Ngọc Dũng)

Mâu Bác được gọi là "Mâu tử", tức là "thầy Mâu" giống như cách gọi cho "thầy Khổng = Khổng tử" hay "thầy Mạnh = Mạnh tử".

Tác phẩm trọng yếu của ông gắn với Việt Nam thời Bắc thuộc là cuốn Lý hoặc luận (tạm hiểu là dùng lí lẽ để đẩy lùi mê hoặc). Có rất nhiều nghiên cứu chuyên sâu về tác phẩm này. Một tư liệu đọc nhanh về Mâu Tử và Lí hoặc luận đã đưa về Giao Blog, ở đây.

Dưới là bài của học giả Dương Ngọc Dũng (bác Dũng là người đã hướng dẫn cho bác Obama khi tới thăm chùa Ngọc Hoàng ở Tp. Hồ Chí Minh, đọc lại ở đây hay ở đây).

07/06/2019

Viện Trần Nhân Tông (thuộc VNU) : nhìn nhanh tháng 6 năm 2019

Viện trưởng là Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU).

Trong hội đồng khoa học của cơ quan, có các vị như Lê Mạnh Thát, Vũ Minh Giang, Nguyễn Văn Hưởng, Nguyễn Xuân Trường,... Tinh thần hòa quang đồng trần.