Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn văn-học-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn văn-học-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

06/01/2022

Đầu năm mới thử nhìn "cảnh sắc" cũ mới ở Hội Nhà văn Việt Nam (hội viên hay không)

Mở đầu là tin về việc kết nạp hội viên mới (năm 2022) của Hội Nhà văn Việt Nam. Một văn bản có dấu của Hội Nhà văn Việt Nam và chữ kí của đương kim Chủ tịch Nguyễn Quang Thiều đang thấy xuất hiện ở nhiều nơi trên không gian mạng.

1. Đọc nhanh, thấy tên của một số người quen quen (do đã biết ở bên ngoài đời thực hoặc đã đọc tác phẩm, cũng có trường hợp chỉ mới đọc thấy tên ở đâu đó mà chưa đọc gì và cũng chưa có giao lưu bao giờ), đó là: Nhật Chiêu, Nguyễn Tiến Thanh, Phạm Hồng Oanh, Vũ Ngọc Tiến, Chu Văn Sơn, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Hoàng Anh Sướng...

2. Thế rồi, hôm nay, nhà văn Vũ Ngọc Tiến viết thư ngỏ cảm ơn Hội Nhà văn, đồng thời từ chối việc trở thành hội viên (với lí do: đơn gia nhập hội của ông đã gửi từ năm 1996 mà bây giờ mới được kết nạp, hai người giới thiệu đã qui tiên, và hơn thế, ông tự cảm thấy mình đã cao tuổi không còn nhiều sức khỏe).

17/11/2021

Cán bộ công đoàn vùng mỏ Võ Huy Tâm viết về thợ mỏ (bản thảo đầu tiên qua lời kể Tô Hoài)

Gần đây, lúc du lãng xứ Quảng Yên ngày xưa (vùng mỏ Quảng Ninh ngày nay), chúng tôi đã đến thăm nhà thơ Trần Nhuận Minh tại tư gia (đã nói nhanh ở đây). Hôm đó, trong không khí vui vẻ đang nói về văn hóa vùng mỏ và văn hóa thợ mỏ, bác Trần kể nhanh một số kỉ niệm về nhà văn Võ Huy Tâm.

Bác Trần gợi ý cho chúng tôi chú ý đến mối quan hệ thân tình giữa nhà văn Võ Huy Tâm (trong tư cách người thợ mỏ và cán bộ công đoàn vùng mỏ) với ông Lành (tức nhà thơ chính trị gia Tố Hữu). Sẽ ghi lại cụ thể ở một dịp khác.

Bây giờ, thì đọc nhanh lời kể của nhà văn Tô Hoài, mới biết công lao rất lớn trong đào tạo Võ Huy Tâm của nhà văn đàn anh Nguyễn Huy Tưởng. Ông có cách đào tạo người thật hay, cách này đến nay vẫn thật sự có giá trị trong giáo dục. Chắc bác Trần Nhuận Minh mới chỉ biết đến vai trò của ông Lanh, mà chưa biết đến công đào tạo của Nguyễn Huy Tưởng trong tiểu thuyết Vùng mỏ.

20/08/2021

Giữa đại dịch 2021, tiếng nói của Trần Mạnh Hảo cập nhật trên Fb

Một thời, ông Trần gắn với hình tượng "ốc bươu vàng", vì thấy nhiều người nhắc đến phát ngôn liên hệ với ốc bươu vàng của ông.

Lúc ở đại học, tức đầu thập niên 1990, thì chúng tôi liên tục thấy các bài phản biện của ông Trần đăng trên nhiều báo khác nhau. Rồi ông ra nhiều cuốn sách hình thành từ những bài đăng báo đó. Bây giờ, giá sách của tôi có mấy cuốn mua hồi đó.

Vào năm 2021 này, giữa đại dịch covid-19, ông Trần tiếp tục cho bản cập nhật lên trang Fb của ông (chủ yếu là đưa các bài đã in hồi thập niên 1990s, 2000s lên, có bổ sung hay viết thêm). 

Về nhà thơ Trần Mạnh Hảo, trên Giao Blog trước đây, có thể đọc ví dụ ở đây hay ở đây, ở đây.

27/02/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : nhà thơ Hoàng Hưng với luận đề về "bản sắc dân tộc" vào năm 1994

Vào năm 1994, ở tuổi ngoài 50 một chút, trong bối cảnh không khí hồ hởi của Đổi Mời đã thấm sâu vào xã hội Việt Nam, nhà thơ Hoàng Hưng viết về "bản sắc dân tộc" và "hậu hiện đại" như dưới đây. Đi một ít trích dẫn.

"Bản sắc Việt Nam 1000 năm qua gắn chặt với văn hóa làng, 100 năm cuối cùng chứng kiến sự rạn vỡ của văn hóa làng trước sự xâm nhập của văn hóa á-hiện-đại Âu Mỹ, sự cưỡng hôn đẻ ra văn hóa tiểu-đô-thị-nửa mùa. Sắp ập tới thiên  niên kỷ thứ ba, thế  giới bước vào hậu-hiện-đại, Việt Nam bước vào  hiện đại hóa chủ động mở cửa cầu hôn, ai biết được thế  hệ năm 2010 sẽ nhìn cái "bản lai diện mục Việt Nam" ra sao".

06/03/2020

Thế mà đã 12 năm, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp lại nhập viện cấp cứu

12 năm ! Nhanh thật. Vèo một cái, mà một vòng thập nhị chi của hoa giáp đã kịp xoay.

Đúng 12 năm trước, khi đưa người nhà vào cấp cứu bệnh tim mạch tại Bệnh viện Bạch Mai, thì tôi đã bất ngờ gặp nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cũng vào đúng Viện Tim mạch. Ông cũng bị tim mạch. Lúc ấy, hình như báo chí đang rộ lên chuyện ông không có Bảo hiểm Y tế (xác nhận lại việc này sau).

Ấn tượng rõ nhất là, lúc ấy, năm 2008, Nguyễn Huy Thiệp chỉ có một mình ở trong bệnh viện. Ông cầm trong tay một mảnh chăn chiên của bệnh viện và đi lại không mấy dễ dàng ở khu vực hành chính. Y tá trưởng (hay Điều dưỡng trưởng) là một bạn nữ sắc sảo và khá xinh. Còn điều dưỡng đưa Nguyễn Huy Thiệp vào phòng, thì trước đó cũng phụ trách người nhà tôi, là một bạn nam có gương mặt và giọng nói khá ấn tượng.

Chúng tôi nói chuyện qua mấy ngày ấy, đã kể dần dần trên Giao Blog từ các năm 2008 - 2009 (ví dụ xem dần ở đây, hay ở đây). Một trong những người vào bình luận lúc ấy là nhà phê bình quen biết Vũ Nho (chủ nhân Vũ Nho Ninh Bình Blog).

03/08/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : đọc thơ Trúc Ty trong mùa mưa bão

Mình lại nằm bẹp mất trọn một ngày. Mà mưa cũng rả rích không dừng một phút nào, trọn cả một ngày. Thông tin báo chí cho biết, Hà Nội nhiều nơi đã ngập báo động rồi.

Những ngày ốm, ngẫu nhiên đọc thơ của Trúc Ty. Mà đúng ra là có gạch nối ở giữa, tức: Trúc-Ty.

27/07/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : Thái Bình với Búp Trên Cành 40 năm, và nhìn nhanh Thái Nguyên

Có hai tỉnh Thái của Đại Việt ngày nay, là Thái Bình và Thái Nguyên. Có rất nhiều người ở Thái Bình lên Thái Nguyên lập nghiệp.

Không phải là một đối sánh về hai tỉnh Thái, mà muốn cập nhật tình hình hiện nay trong việc bồi dưỡng năng lực viết cho giới trẻ của hai tỉnh.

Tỉnh Thái Bình đã có được một truyền thống Búp Trên Cành đáng trân trọng. Vào mùa hè năm 2019, là tư cách một trong những người có đóng góp lớn cho truyền thống Búp Trên Cành ngay sau ngày 30/4/1975, nhà thơ Kim Chuông (quê gốc Vĩnh Bảo - Hải Phòng), có cho đăng tải một bài viết mang tỉnh nhìn lại và khái quát bức tranh hiện tại của Búp Trên Cành. Xem cụ thể ở dưới.

25/10/2017

Dương Nghiễm Mậu cùng một chiếu với Ma Văn Kháng : Nhà văn với đại đoàn kết dân tộc

Hôm trước, đi ngang qua khu biệt thự Tây Hồ (nơi ở và nghỉ dưỡng của các lãnh đạo cao cấp nhất của quốc gia), thấy cổng có treo biển lớn đại loại: Nhà văn với sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc. Đã đi ở đây (22/10/2017). Chắc là hội nghị đại đoàn kết đang diễn ra ở khu biệt thự ấy.

Bây giờ, thấy tạp chí của Hội Nhà văn thể hiện tinh thần sứ mệnh đó.

14/10/2017

Chúng tôi đã viết ở tuổi lên mười - 16 (Trương Thị Hảo, ở làng Trình Phố)

"Không béo mà cũng chẳng còm
Trương Thị Hảo như con Thạch Sùng
Lí nhí là bạn Vương Hùng
Tiếng nói như tiếng kèn đồng bị hen"
(thơ của gia đình Búp trên cành, theo hồi ức của Bùi Thị Biên Linh, 2016)

07/10/2017

Chúng tôi đã viết ở tuổi lên mười - 15 (Trần Thị Thu Huê, ở Kiến Xương)

Ngày mưa đọc Mưa ở Quảng Nạp của Trần Thị Thu Huê. Đó là một trận mưa ở thời Hợp tác xã trước Đổi Mới.

Cuối truyện Mưa ở Quảng Nạp có ghi chú với nội dung: năm 1978 thì tác giả 12 tuổi. Như vậy, chị Huê là lớp anh chị thời kì đầu tiên của gia đình Búp trên cành, mà lớp sau như chúng tôi thì chưa từng gặp mặt ở ngoài đời thực.

Quảng Nạp là một cái tên giống nhau của nhiều làng xã vùng Bắc Bộ. Trên đường du lãng, tôi mới biết đến Quảng Nạp ở Nam Định, rồi Thái Nguyên, và Thanh Hóa. Bây giờ thì biết thêm: có Quảng Nạp ở  ngay Thái Bình !

07/08/2017

Chúng tôi đã viết ở tuổi lên mười - 12 (Nguyễn Minh Đức, thị xã)

Bắt đầu viết từ ngày 9/7/2017

Giật mình, vì cái tên quen thuộc đến kì lạ. Vì ít nhất, có tới ba hay bốn người bạn cùng mang tên Nguyễn Minh Đức ! Ví dụ, trên blog này, đã có đi một tin ngắn về huynh Nguyễn Minh Đức ở Đại học Tổng hợp Hà Nội ngày trước (ở đây, tháng 8/2016).

31/05/2017

Đánh giá của học giả Trung Quốc, lãnh thổ Đài Loan về Truyện Kiều trong 10 năm trở lại đây

Đọc cái tên của bài viết, tự nhiên giật mình một cái.

Vì một lúc mới hiểu nghĩa của cái câu ấy là gì.

Hóa ra, nội dung thật sự là "Đánh giá của học giả Trung Quốc, lãnh thổ  Đài Loan về Truyện Kiều trong 10 năm trở lại đây". Tức là, viết về việc các học giả Trung Quốc và Đài Loan đánh giá ra sao về Truyện Kiều trong khoảng 10 năm trở lại đây.

Có nghĩa là, tác giả quá gò ép mà đưa chữ "lãnh thổ" vào trước "Đài Loan", với ngầm ý chính trị rằng: Đài Loan chỉ là một lãnh thổ thuộc vào Trung Quốc, mà không là quốc gia ngang hàng với đại lục được. Tự nhiên, làm câu văn tiếng Việt trở thành khó hiểu.