Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng-Châu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng-Châu. Hiển thị tất cả bài đăng

07/02/2023

Minh Thệ năm 2023 : cập nhật và bình luận sau lễ hội

Về hội Minh Thệ ở Hải Phòng, trên Giao Blog, có thể đọc nhanh lại ở đây hay ở đây. Bài viết đầu tiên về Minh Thệ của chủ nhân Giao Blog là năm 2011, bản công bố đầu tiên là trên báo giấy Kinh tế và Đô thị. Bài viết học thuật đầu tiên thì công bố trên tạp chí Văn hóa Dân gian (số 1 năm 2012, xem ở đây).

Một phần kết quả nghiên cứu được báo cáo tại hội thảo quốc tế tại Quảng Châu năm 2012 (có thể đọc nhanh ở đây và ở đây).

Tôi luôn sử dụng là "Minh Thệ" (chữ "Thệ" mang dấu nặng). Nhưng bây giờ, trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, lại ghi là "Minh Thề" (chữ "Thề" mang dấu huyền). Xem nhanh ở đây.

04/02/2022

Ngày xuân đến với phong tục độc đáo : lễ hội Nam Trì và việc thờ bộ ba Bảo - Lang - Biền (Lữ Gia - Nguyễn Lang - Cao Biền)

Đại khái có thể tóm tắt như sau.

1. Bảo tức Bảo Công, hay Lữ Gia (Lã Gia). Người trước công nguyên, tức trước thời Hai Bà Trưng.

Lang tức Lang Công, hay Nguyễn Danh Lang. Người trước công nguyên, tức trước thời Hai Bà Trưng.

Bảo và Lang đều là trọng thần của nhà Triệu ở đất Phiên Ngung (tức nhà Triệu của ông cháu Triệu Đà - Triệu Hồ). Tương truyền cả hai ông đều là người đất Giao Châu lên làm quan cho nhà Triệu.

Sau khi Bảo và Lang mất, các ông được người Giao Châu thờ ở nhiều nơi.

Biền tức Cao Biền, vị danh tướng thời Đường được cử xuống trị nhậm An Nam. Vua Lí Thái Tổ đã tôn Cao Biền là Cao Vương, xem như là một đế vương trị nhậm An Nam trước mình.

2. Tương truyền, khi xuống trị nhậm An Nam, họ Cao đã kết thân với hai vị thần Bảo và Lang.

Thế rồi, đến lúc Cao Biền mất, người An Nam cũng lập miếu thờ Cao Biền.

Có nơi, người ta đã kết hợp thờ cả ba vị, thành ra bộ ba thần Bảo - Lang - Biền. Đó là vùng Nam Trì với lễ hội Nam Trì.

Thú vị hơn nữa, ở Nam Trì còn phối thờ của cụ Tả Ao - một nhà địa lí danh tiếng của Đại Việt.

Mình còn quan tâm đến Nam Trì, bởi đó là quê nhà của võ tướng Đinh Văn Tả - một vị rất nhân duyên với nhà Mạc thời kì Cao Bằng.

25/08/2021

Tư tưởng Tập Tử (thầy Tập) hướng đến phổ cập ở Trung Quốc hiện nay

Về tư tưởng Tập Cận Bình ở Trung Quốc đang từng bước tiến đến Tập Tử (giống như cách nói Khổng Tử, Mạnh Tử, tức các thầy làm ra tư tưởng), từ góc nhìn bình dị, tôi đã ghi vào năm 2018, trên Giao Blog, ở đây. Đó là cảm nhận thực tế tại Trung Quốc từ năm đó.

Lùi về năm 2017, thì xem lại ở đây.

Năm 2021, thì xem tin cũ ở đây (kỉ niệm 100 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc 1921-2021). Bây giờ là cập nhật tình hình mới nhất của năm 2021. Đang là tháng 8, thế giới vẫn đang phải vật lộn với covid-19.

Mở đầu là một tin của báo chí Trung Quốc.

17/03/2021

Khi Phật giáo còn chưa tới, người ta suy nghĩ gì về kiếp sau - trường hợp ông cháu nhà Triệu Đà

Chuyện cách nay tới hơn cả 10 năm rồi, lúc ấy là trong xe bảy chỗ đi chung từ Bắc Giang về Hà Nội, anh Phạm Sanh Châu hỏi tôi một câu về lịch sử nhân khi tôi nói chuyện về nhà Triệu, tức ông cháu cha con Triệu Đà - Triệu Trọng Thủy - Triệu Muội/Mạt/Hồ, liên quan tới lần chúng tôi tới Quảng Châu một thời gian trước đó.

Chả là hồi mùa thu năm 2008, chúng tôi có đi Quảng Châu, có cùng nhau xuống thăm mộ hoàng đế Triệu Hồ - vị vua thứ hai của nhà Triệu. Triệu Hồ là cháu ruột của Triệu Đà, lên nối ngôi ông (bố của Triệu Hồ có thể chính là Triệu Trọng Thủy - tức là chàng Trọng Thủy trong truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thủy bên ta). Một ít thông tin về chuyến đó, chúng tôi có kể nhanh trên Giao Blog hồi Yahoo (ví dụ xem nhanh lại ở đâyở đây hay ở đây). 

11/04/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : giờ này, ở khu phố vốn sấm uất nhất Quảng Châu

Quảng Châu là một thành phố đặc biệt, có quan hệ rất lâu đời với Việt Nam, mà ngay thời cận hiện đại cũng là một mảnh đất duyên cớ với các cuộc cách mạng ở Việt Nam (ví dụ đọc ở đây).

Thủy thổ và khí hậu Quảng Châu có thể xem như tương ứng với vùng miền Bắc Việt Nam.

Quảng Châu có khu phố gọi là Thượng hạ cửu rất nổi tiếng. Đã kể nhanh ở đây hay ở đây, hồi chúng tôi tới đó một lần gần đây nhất, vào mùa hè năm 2018. Có thể xem đó như khu Hàng Ngang - Hàng Đào của Hà Nội, hay như khu Ikebukuro hoặc Shinjuku của Tokyo.

22/06/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : mùa hè rực rỡ hai năm về trước ở Phủ Giày - Nam Định

Phủ Giày Nam Định là gốc.

Lại có Phủ Giày Sài Gòn được xây dựng sau năm 1954, vốn là do nhóm con cháu họ Trần Lê ở Phủ Giày Nam Định di cư đứng lên khởi xướng. Theo truyền ngôn, mẹ con bà Trần Lệ Xuân (phu nhân của ông Ngô Đình Nhu) có đóng góp tinh thần và tài lực lúc kiến thiết cũng như duy trì việc thờ phụng sau này. Bà Nhu đã đề xuất việc phụng thờ cả Liễu Hạnh công chúaHai Bà Trưng tại Phủ Giày Sài Gòn. Cho đến ngày nay, tháng 6 năm 2019, vẫn thờ phụng như vậy.

Đại khái, đã nói về quan hệ giữa Phủ Giày Sài GònPhủ Giày Nam Định trong một bài học thuật công bố chính thức cuối năm 2018 và đầu 2019, ở đâyở đây. Thật ra, vào giữa năm 2018 (hồi tháng 5 năm đó), đã công bố bản tạm thời trong một hội thảo quốc tế tổ chức tại Đại học Trung Sơn (Quảng Châu, Trung Quốc), xem nhanh ở đây.

09/09/2018

Muốn xây dựng mạng xã hội cho riêng Việt Nam, theo gương Trung Quốc hay Nhật Bản ?

Nếu theo gương Trung Quốc, thì tôi đã rất thấm trong khoảng thực tiễn của 10 năm nay (2008-2018), ví dụ đã viết trải nghiệm gần đây nhất (hồi tháng 5 năm 2018), xem ở đây. Đại khái là như bị đá văng ra khỏi thế giới của GoogleFacebook cùng tất cả các dịch vụ kèm theo.

01/08/2018

Trải nghiệm về "văn hóa xếp hàng" của người Việt : tâm sự của một lưu học sinh đang ở Sing

Một trải nghiệm rất bình thường về cái gọi là văn hóa xếp hàng hiện nay của người Việt ở bốn phương.

Chỗ nào mà chả thấy, khi ta đi đổ xăng, khi ta đi mua đồ trong siêu thị, khi ta đi chờ nhận hồ sơ của các loại thủ tục, và ngay cả khi ta vào bên trong chùa chiền hay nhà thờ họ tộc,... đâu đâu cũng thấy. Không chỉ ở trong nước, ra nước ngoài vẫn có khi gặp.

11/07/2018

Nữ tiến sĩ giải mã “túi khôn của người Tày”

Về cô Triệu Thị Kiều Dung người Tày ở huyện Hà Quảng. 

Vừa rồi, lúc mình du lãng Quảng Châu, một người bạn từ Đại học Kí Nam tới và nhắc đến công việc học tập tại đó của người Việt Nam (bao gồm cả Dung). Cuối cùng, tưởng dễ, mà không đến Đại học Kí Nam được, vì quá kẹt về thời gian.

07/06/2018

Tư tưởng Tập Cận Bình ở khắp nơi : hiện hữu và giục giã

Tư tưởng Tập Cận Bình giá trị quan xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc. Trên bình diện văn bản chính thức, đã thấy rõ từ tháng 10 năm 2017, ở đây (chú ý đặc biệt là: dù có 14 thứ tiếng, nhưng không có bản tiếng Việt).

02/06/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : tới tham bái vị thần chủ của tổ hợp thần Tứ Vị Thánh Nương ở Nhai Sơn

"Tổ hợp thần Tứ Vị Thánh Nương" hay "tổ hợp thần biển" là các thuật ngữ tôi đã đưa ra năm 2009. Có một số vị đã chấp nhận các thuật ngữ này và sử dụng trong các bài viết học thuật sau đó. Nội dung của bài năm 2009 có thể thấy ở phần đầu tiên bài đã in năm 2010 (ở đây).

25/05/2018

chùa Đại Phật ở Quảng Châu với các vua Mạc (bản lưu tháng 5 năm 2018)

Về chùa Đại Phật, tôi đã viết từ năm 2012, bản in chính thức bằng tiếng Việt thì xem lại ở đâyở đây. Đó là ngôi chùa liên quan việc các vua Mạc thời kì Cao Bằng (Việt Nam) cung tiến gỗ quí vào đầu thập niên 1660.

20/05/2018

đường Văn Minh ở Quảng Châu (tư liệu đọc thêm)

Về đường Văn Minh, bản của mùa hè năm 2018, trước ngày sinh nhật 19/5, thì đã đi ở entry trước. Xem lại ở đây. Quanh đi quẩn lại, vẫn là ở quận Việt Tú - quận trung tâm của thành phố Quảng Châu.

Quận Việt Tú kết tập hầu như tất cả những gì tôi quan tâm: mộ của vua Triệu Hồ nước Nam Việt (cháu gọi Triệu Đà là ông), chùa Đại Phật gắn với các vua Mạc thời kì Cao Bằng, chùa Lục Dung, khu vực Tây Hồ - Bắc Kinh, khu vực đường Văn Minh, khu vực đền Trần Gia, khu vực đường Hạ Cửu - Thượng Cửu (Thượng Hạ Cửu),... Có thể đi bộ từ các điểm này sang nhau.

18/05/2018

Trước ngày sinh nhật 19 tháng 5, chúng tôi đến đường Văn Minh

Chúng tôi hướng dẫn lẫn nhau. Anh am hiểu mọi thứ trên đường Văn Minh, bởi đó là một phần chuyên môn của anh. Nên anh dẫn chúng tôi đến đó. Còn tôi, từ lâu đã du lãng trở đi trở lại các con đường khu Tây Hồ và Bắc Kinh, mà trung tâm là chùa Đại Phật, nên tôi dẫn mọi người tới đó.

Mà chùa Đại Phật thì rất gần với đường Văn Minh. Chỉ cần đi bộ trong khoảng 15 phút qua ba ngã tư, từ đường Văn Minh, là gặp ngay đường Bắc Kinh, rẽ trái là tới chùa !

Đọc nhanh về chùa Đại Phật ở đây (bản in năm 2013, phần 1phần 2).

20/05/2016

Lễ tắm tượng mừng ngày Phật Đản ở Quảng Châu

Lễ diễn ra tại ngôi chùa lớn Đại Phật tự ở Quảng Châu. Đây là ngôi chùa có duyên cớ với các vua Mạc Kính Diệu và Mạc Nguyên Thanh của nhà Mạc thời kì Cao Bằng, trong khoảng các năm 1661-1663, đã nhắc đến ở đâyở đây.

Dưới là hình ảnh lễ tắm tượng tại Đại Phật tự trong ngày Phật Đản năm 2016. Dương lịch là ngày 14/5/2016, âm lịch là 8/4/Bính Thân.

02/06/2015

Ngoài họ Lý, ở Mai Châu còn có họ Khâu

Họ Khâu là chỉ gia đình của anh em nhà Thạc-xỉn ở Thái Lan.

Cũng như gia đình họ Lý của Lý Quang Diệu, thì gia đình họ Khâu của Thạc-xỉn đều là gốc Khách Gia, ở Mai Châu, thuộc tỉnh Quảng Đông ngày nay (đã nói ở đây).

Loạt ảnh dưới đây là cảnh anh em nhà Thạc-xỉn về thăm quê cha đất tổ ở Mai Châu. Lấy về từ Fb của cô em gái Thạc-xỉn - vốn được đưa lên vào năm 2014.

Vẻ cũ mốc của các ngôi từ đường chưa có điều kiện tái thiết là "đặc sản" ở vùng Mai Châu. Thịt chó ở đây cũng là món đặc sản (khi khác kể sau).

19/05/2015

Những lần sinh nhật Hồ Chủ tịch, qua lời kể của đầu bếp Trung Quốc

Về thực đơn của Hồ Chủ tịch trong những lần tới thăm nước Trung Hoa, có thể xem lại các entry cũ (ở đây, ở đây, và ở đây).

Dưới đây là một tư liệu mới của TTXVN. Nhưng tư liệu là tờ thực đơn thì có vẻ không thật (chắc phía Trung Quốc mới soạn lại gần đây). Và cái tên "Âu Mộng Giác" thì rõ là sai.

03/04/2015

Lý Quang Diệu - một người gốc Khách Gia ở Mai Châu

Ở blog cũ, và trên tạp chí Xưa & Nay, tôi đã kể chuyện đi ăn thịt chó ở Mai Châu (tỉnh Quảng Đông). Mai Châu được xem là kinh đô của người Khách Gia trên toàn thế giới. Khách Gia tức Hakka, tức Hẹ.

Mai Châu là quê hương của Lý Quang Diệu. Đồng thời cũng là quê của anh em nhà Khâu Đạt Tân - Khâu Anh Lạc (tức nhà Thạc-xỉn ở Thái Lan).

31/01/2015

Văn nghệ thứ Bảy : "An Nam" chúng ta vốn được gọi là "Giao", tức "người Giao"

Blog của mình là Giao Blog. Một bạn trẻ nhắn tin hỏi tại sao lại đặt thế ? Mình trả lời: trong các ý nghĩa, thì chữ Giao có một nghĩa đặc biệt, mà nghĩa đó chính là chỉ tộc người Kinh ở đất An Nam đấy. Hay tự tôn dân tộc thì là: người Kinh chủ nhân của Đại Việt.

Thật vậy, trong tư liệu cũ của Trung Quốc, thì người mình vốn được gọi là Giao Chỉ. Rồi từ lúc nào, được gọi rút gọn thành Giao. Tức là, không biết chữ Kinh (người Kinh, dân tộc Kinh, Kinh tộc, rồi thì cả Kinh tởm) từ đâu ra, nhưng chữ Giao thì lại rất chi là dễ hiểu.