Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn lễ-độc-lập. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lễ-độc-lập. Hiển thị tất cả bài đăng

04/09/2014

Bộ đội biên phòng Trung Quốc chúc mừng Quốc khánh Việt Nam

Hôm trước, đã thử làm phép so sánh đơn thuần, giữa tỉnh Quảng Tây và Việt Nam, rồi giữa huyện Long An và tỉnh Cao Bằng.

Hôm nay, là tin từ Cao Bằng. Người bên Quảng Tây sang chúc mừng. Sang năm sau, tròn 70 năm, chắc là sự chúc mừng sẽ trịnh trọng hơn nữa.

Bác nào đã tới cửa khẩu Trà Lĩnh thì mới biết là tấm ảnh ở dưới hướng về bên Trung Quốc hay bên Việt Nam.

03/09/2014

Một dòng quan trọng đã được lược bỏ trong Trần Dân Tiên: chậm chút, là người khác lên đọc Tuyên ngôn

Góp phần để giúp Việt Minh sớm thoát ra khỏi trận đánh ác liệt với tàn quân Nhật Bản và lính bảo hoàng của hoàng đế Bảo Đại tại Thái Nguyên, là một người Mĩ và đồng đội của anh đang chiến đấu bên cạnh bác Văn (xem lại ở đây). 

02/09/2014

Nhiều vùng đã có phong tục mổ lợn và chia thịt, vào ngày Tết Độc Lập

Tôi hay đi dự những lễ lạt, ở chỗ này chỗ kia. Cũng nhờ thế, được uống các loại rượu lễ khác nhau của nhiều vùng miền. 
 
Cảnh chia thịt trong phạm vi làng bản hay liên làng bản thì cũng đôi khi dự. Một ít thì đã văn bản hóa thành bài vở từ hồi thế kỉ XX rồi (bây giờ thế kỉ XXI mà). 

18/10/2013

Tuần lễ vàng, ngôi nhà 34 Hoàng Diệu, và "Bộ trưởng Tài chính thực thụ" đầu tiên (tin theo bác Trần Hùng)

Ảnh chưa cần chú thích

Thấy bác Trần Hùng đưa tin này. Mình ghi là "tin theo bác Trần Hùng" thì vừa có nghĩa là tin đọc bên nhà bác, lại có nghĩa là "tin theo bác", tức là tin tưởng mà theo. Nói vui thế thôi, nhưng xin chép mấy đoạn sau và cùng một cái ảnh từ bên bác về lưu.

06/10/2013

Buổi chiều ngày 2 tháng 9 năm 1945 và lời thề Võ Nguyên Giáp (tin của báo đương thời)

Các hồi kí của cả người trong nước và người nước ngoài có nhiều điểm ghi không rõ, mẫu thuẫn nhau về lễ độc lập ngày 2/9/1945 của nước Việt Nam mới. Điểm yếu của hồi kí là như vậy.

May mắn là có được một số bài tường thuật trực tiếp trên báo chí đương thời (cả báo tiếng Việt và báo nước ngoài). Nhưng rắc rối lại thêm rắc rối, ngay cả những bài tường thuật trực tiếp ấy cũng lại có chỗ mâu thuẫn nhau, không rõ đâu mới là thực. Sở dĩ mâu thuẫn, là xuất phát từ con mắt nhìn và cái óc nghĩ khác nhau khi cùng chứng kiến một sự kiện. 


05/10/2013

Bức ảnh quí của Võ An Ninh vẫn còn tồn nghi - 2 : Hồ Chủ tịch và Võ Đại tướng, không phải 2/9/1945 (ý kiến An Chi)

Ảnh 1

Lời dẫn: Bức ảnh đúng là của cụ Võ An Ninh, không cần phải nghi ngờ như của cụ An Chi ở dưới đây (tôi sẽ viết thành bài cụ thể sau). Lời phê của cụ An Chi dành cho sự không cẩn trọng của ông Dương Trung Quốc hoàn toàn xác đáng. Nguyên văn: "David Marr và Cecil B. Currey có thể nhầm lẫn trong việc nhận chân chữ ký của Cụ Hồ và Đại tướng chứ nhà sử học người Việt Nam mà lại bị nét chữ đánh lừa trong trường hợp có liên quan đến lãnh tụ thì hiển nhiên là chuyện hoàn toàn đáng tiếc".

Bức ảnh quí của Võ An Ninh vẫn còn tồn nghi - 1 : Hồ Chủ tịch và Võ Đại tướng ngày 2/9/1945 (ý kiến Dương Trung Quốc)

"Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên chiếc xe tại Quảng trường Ba Đình"

Lời dẫn: Về tấm ảnh trong bài, một lúc khác tôi sẽ đưa tư liệu gốc, nhưng chính thực là do cụ Võ An Ninh chụp, và đã đăng trên báo phổ thông vào tháng 9 năm 1945. Tuy vậy, vẫn có những ý kiến khác nhau xung quanh nó. Ở đây là quan điểm của ông Dương Trung Quốc.

Nguyên cả bài ở dưới đây chắc vốn có nguồn từ KH&ĐS, nhưng tôi tạm lấy về từ Dân trí. Chú thích ảnh là của bài gốc, nên tôi để trong dấu ngoặc kép.

03/10/2013

Hồ Chủ tịch có chống gậy trong ngày quốc khánh khai sinh ra nước Việt Nam mới (02/9/1945), hay không ?

Một câu hỏi nhỏ, về một chi tiết rất cụ thể. Tôi đưa lên đây để mong nhận được lời giải đáp của các bạn. 

Khi đưa lời giải đáp, ý kiến có thể ngược nhau, nhưng cần thiết nhất là cung cấp bằng chứng rõ ràng (nếu là sách vở hay tranh ảnh thì cần ghi chú rõ tên tài liệu và số trang, còn là tư liệu mạng thì cần dẫn đường link gốc).

02/09/2013

Thêm một lời kể mới, làm rối thêm chân tướng về tác giả thực của những thước phim ngày độc lập

Lời dẫn: Bài viết dưới đây, của nhà báo Từ Khôi (tức Nguyễn Mạnh Thắng vốn ở Điện ảnh Việt Nam, rồi Đại đoàn kết), vừa xuất hiện trên tờ Người đại biểu Nhân dân. Tôi đăng lại ở đây với sự chỉ dẫn tư liệu của bạn Mr. Khoằm.

23/08/2013

Năm 1974 ngẫu nhiên tìm được những thước phim từ năm 1945 : Lời kể của Phạm Kỳ Nam

Không rõ tác giả Lê Lân (bài báo dưới đây) đã nghe đạo diễn Phạm Kỳ Nam kể chuyện vào khi nào. Ở một vài chỗ khác, cũng thấy có lời kể, nhưng nội dung lại hơi khác. Không biết có tư liệu nào do chính đạo diễn họ Phạm tự viết hay không ?

16/08/2013

Câu đố về ngày 2-9-1945 : Thứ tự diễn giả lên bục diễn thuyết ngày hôm đó

Đề bài:

Theo bạn, trong ngày lễ độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mồng 2 tháng 9 năm 1945, đã có những diễn giả nào bước lên trên bục diễn thuyết (lễ đài) ?

Thứ tự lên bục/lễ đài của các diễn giả đó ?

Để trả lời cho câu hỏi trên, bạn dựa theo tài liệu nào ? Nếu có, chỉ rõ tên tài liệu cùng xuất xứ cụ thể (trang, dòng), hoặc đường link đáng tin cậy.