Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tín-ngưỡng-dân-gian. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tín-ngưỡng-dân-gian. Hiển thị tất cả bài đăng

01/02/2020

Khẩn cầu thần linh đuổi đại dịch Corona, ở đền lớn tại Nara (Nhật Bản)

Việc cầu nguyện các đấng thần linh đuổi bệnh dịch, thì rất phổ biến và cũng rất đỗi bình dị ở Nhật Bản. Truyền thống này đã có hàng ngàn năm nay.

Hồi đầu thế kỉ XXI, mình ngồi tập hợp tư liệu cũ của lãnh chúa Karatsu để viết phần về "cầu đảo đuổi bệnh dịch" trong các ngôi đền lớn ở địa phương. Tư liệu của lãnh chúa khá thú vị. 

Hồi đầu thế kỉ XXI, thì mình cũng đã có khảo sát thực tế tại địa phương về việc khấn thần linh đuổi dịch SARS. Có những buổi lễ thì rất đông người tham dự, nhưng có khi chỉ có hai cha con ông thầy cúng và mình ! Mình lúc đó thành ra chân giúp việc, làm cái nọ lấy cái kia, nhưng không quên đặt máy ghi âm và chụp ảnh !

Bây giờ, đầu năm 2020, đại dịch Corona cũng đã lan đến Nhật Bản. Người bệnh đầu tiên được xác nhận là thuộc tỉnh Nara.

Ngôi đền lớn Kasuga ở Nara thì từ ngày 31/1 sẽ tiến hành cầu nguyện đuổi đại dịch. Nhà đền sẽ cầu nguyện liên tục vào sáng và tối mỗi ngày, cho đến khi đại dịch được đẩy lui hoàn toàn.

Truyền thống văn hóa lâu đời, theo đúng như lí thuyết của ngành văn hóa dân gian Nhật Bản.

17/01/2020

Quan niệm sinh tử thay đổi nhanh : cầu siêu cho chó và cho người máy

Học giả Hayashi (Nhật Bản) đã ghi chép những thay đổi trong 25 năm qua mà bà trải nghiệm tại Nhật Bản.

Những thập niên gần đây (cuối thế kỉ 20 và đầu thế kỉ 21) việc cầu siêu cho chó mèo từ chỗ đặc biệt, dần dần trở thành chuyện bình thường ở Nhật Bản. 

Nhớ lại, thì khoảng 15 -16 năm về trước, một lần ở đại hội nghiên cứu thường niên của Hội Xã hội học Tôn giáo Nhật Bản, tổ chức ở Đại học Viện Quốc học (Tokyo), có một báo cáo gây chú ý là về cầu siêu cho chó ở Nhật Bản lúc đó. Lúc đó, tôi mới gia nhập hội này, tham gia đại hội nghiên cứu lần đầu tiên. Lần đại hội ấy, có hai người Việt Nam tham gia - đều đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ (anh TMĐ từ Osaka lên và tôi thì đã ở Tokyo sẵn). Hai anh em Việt Nam lần đầu tiên gặp nhau, sau phần buổi sáng thì cùng đi ra bên ngoài lúc giải lao trưa, buổi chiều thì anh ấy về lại Osaka. Báo cáo về câu siêu cho chó là chương trình buổi chiều.

Bây giờ, còn là cầu siêu cả cho máy móc, mà tiêu biểu là cho người máy.

17/08/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : Ông Hoàng Bảy ở Bảo Hà với ngày toàn số Bảy (nhằm Thứ Bảy ngày 17 tháng 7 âm lịch)

Hôm nay là ngày Bảy. Lịch dương là 17/8/2019, còn lịch âm thì chậm đúng một tháng nên là 17 tháng 7. Lâu lâu mới có sự trùng hợp vậy.

Thêm nữa, hôm nay còn là Thứ Bảy.

Nên đầy đủ là Thứ Bảy ngày 17 tháng 7 âm lịch, tức 17 tháng 8 năm 2019. Toàn là số Bảy, nên là một ngày tiệc vô cùng nhân duyên của Ông Hoàng Bảy ở Bảo Hà (Lào Cai). Trên đó, hôm nay, có tiệc Ông Hoàng Bảy.

Về Ông Hoàng Bảy ở Bảo Hà, trên Giao Blog đã có những bài ngắn, như ở đây  (tháng 1 năm 2014) hay ở đây (tháng 11 năm 2017).

10/08/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : Hoàng Thùy Linh hóa thân duyên tình "Tứ Phủ thánh cô"

Ca sĩ Hoàng Thùy Linh từng được mệnh danh là "Vàng Anh" một thời (sự kiện của hơn mười năm về trước).

Khá thú vị là trong tháng 8 này, Hoàng Thùy Linh và ê-kíp của cô vừa ra một MV mang tên Tứ Phủ. Cô kể chuyện về Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở Thanh Hóa giúp vua Lê và được phong tước. Về cơ bản, Linh chỉ hiểu lờ mờ thế, và gắn Thanh Hóa vào với gốc gác của mình (quê mẹ). Quan trọng là Tứ PhủTứ Phủ thánh cô có sức cuốn hút Linh, gợi hứng duyên tình cho trình diễn của Linh. 

Linh hoàn toàn được tự do sáng tạo trên cái nền rợn ngợp mung lung huyền ảo của thế giới tâm linh. Cứ để cho Linh "đành vùi mình vào chốn linh thiêng" bởi đã "mấy kiếp thân em đọa đày". Cứ để Linh được lặng lẽ "khóc cúi mặt Cửu Trùng Thiên".

Linh tự nhận: thấy chính mình ở trong Tứ Phủ.

31/07/2019

Cúng cho "người đang sống", đúng hơn phải là cúng cho "hồn người đang sống"

Quan niệm của Tày Nùng hiện nay khác với Kinh. Cũng có thể là Kinh đã mất phong tục tiếp xúc với hồn người đang sống. Phong tục ấy chỉ còn thấy được ở người Tày Nùng.

Nên giới báo chí người Kinh thì thấy làm lạ.

Cũng bởi vậy mà chưa gọi đúng tên. Không phải "cúng cho người đang sống", mà thực ra phải là "cúng cho hồn người đang sống". Hồn, thì có hồn sốnghồn chết (ma quỉ). Mọi vật đều có hồn.

09/07/2019

Tình hình cập nhật của làng chài Nam Ô và miếu thờ Bà Liễu Hạnh

Hồi năm 2018, tin tức các nơi cho biết về một mối đe dọa "hủy diệt" hay "tận diệt" đối với làng chài Nam Ô (Đà Nẵng), trong đó có ngôi miếu thờ Bà chúa Liễu Hạnh, có thể đọc lại ở đây (tháng 3/2018) hay ở đây (tháng 4/2018).

Lâu rồi, từ khoảng tháng 4 năm 2018, không thấy nhóm kí giả như Trần Tuấn viết về Nam Ô hiện tại.

06/07/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : một Thứ Bảy đầu tiên mở màn Lễ hội Mùa Hè

Đó là chuỗi lễ hội diễn ra vào mùa hè để mong Thần Phật phù hộ độ trì mà vượt qua được cái nóng như nung. Nước Nhật hiện đại bậc nhất thế giới, nhưng cũng là nước Nhật truyền thống biết lưu giữ những di sản quí báu của cha ông.

Cứ mùa hè tới, là thế nào, cũng sẽ chui qua vòng cỏ huyền thoại để mong nhận được sức mạnh độ trì của Thần Phật mà sống vượt qua mùa hè.

Khắp nơi trên nước Nhật, bắt đầu khoảng từ hôm nay, các đền chùa sẽ đặt ở cửa lớn một vòng cỏ huyền thoại bắt nguồn từ thần thoại lập quốc.

02/06/2019

những câu chuyện hầu Thánh lễ Mẫu : nhà thơ Thạch Quỳ kể

Nhà thơ Thạch Quỳ ở xứ Nghệ sẽ kể dần dần, về những chuyện mà ông đã trải nghiệm hay có hiểu biết. Hãy tham khảo như cách chúng ta tiếp nhận những câu chuyện về thần linh, về báo ân báo oán,...

Giao Blog chú ý nhiều hơn đến các câu chuyện do Thạch Quỳ kể từ nhiều năm trước, hồi còn ở blog bên Yahoo, khi bạn Nguyễn Trần Đăng ở xứ Nghệ đề cập đến đền Khai Long sứ quân. Đó là một ngôi đền đã bị hạ giải thời chống mê tín; các năm 2009-2010, chúng tôi tới khảo sát thì đã hoang tàn, may là mấy chục tấm sắc phong được cất giữ cẩn mật ở một nơi khác. Lúc đó, qua Đăng, thì biết rõ hơn về một bài thơ bác Thạch Quỳ viết có nhắc đến đền Khai Long. Mà ông nhắc đến với tâm sự của một nhà thơ, nên có điểm khác với suy nghĩ của các nhà khảo cứu chúng tôi.

13/05/2019

Sắc phong nguyên vật năm 1683 cho Mẫu Liễu : Tc Nc&Pt số 1/2019

Mình chưa có số tạp chí (vừa ra), nên tạm ngó từ xa trước.

Đại khái có một ít ảnh (mượn tạm) và một mục lục (vừa được phía chủ quản cập nhật ngày hôm nay).

Tứ Pháp vốn không phải là các bà, tức các nữ thần (bài Bách Việt)

Một mường tượng khá thú vị của bác Bách Việt. Vẫn với lỗi nghĩ, lối cảm và lối viết quen thuộc.

Bác có thể đặt ra một hướng đi đúng. Một hướng tìm của chúng tôi, cũng chung một hướng véc-tơ với mường tượng của bác. Hướng đó của chúng tôi đã cụ thể hóa thành bài học thuật từ trước rồi, sẽ đưa lên Giao Blog khi có điều kiện.

Nhưng sự phân tích của bác thì cơ bản là còn chưa đạt. Tư liệu thì nhầm lẫn. Nhưng không sao. Căn bản là nghĩ kiểu "bách việt trùng cửu". 

05/02/2019

Chúc mừng năm mới : Bộ "Tứ Bất Tử" và "Liễu Hạnh công chúa" qua thiết kế của học sinh

Các học sinh lớp 10 của một trường trên địa bàn Hà Nội đã thiết kế ra một bộ bao lì xì Chúc mừng năm mới 2019. Một bộ gồm 4 chiếc với 4 màu khác nhau. Chủ đề là Tứ Bất Tử.

Ở mặt sau mỗi bao lì xì có phần ghi tên các học sinh và lớp hiện nay. Trước đó thì có  cho biết: "Sản phẩm lì xì do các học sinh trường (...) thiết kế với mục đích mang đến một tác phẩm nghệ thuật có thể truyền đạt những kiến thức văn hóa lịch sử Việt Nam".

28/01/2019

Công Táo lên giời 2019 : hết năm Tuất chuẩn bị sang năm Hợi

Ngày cụ Công cụ Táo lên trời, vào ngày 23 tháng Chạp, thì các năm trước, có thể đọc lại ở đây (năm 2015) hay ở đây (năm 2016), ở đây (năm 2017).

Bây giờ là cập nhật năm 2019. Tháng 1 năm 2019, ngày Cúng Táo nhằm vào đúng Thứ Hai 28/1, vì vậy có nhiều gia đình đã làm sớm một ngày (tức vào Chủ Nhật ngày 27/1).

Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thì thực hiện nghi thức thả cá chép xuống Hồ Gươm rất sớm, từ ngày 26/1.

20/01/2019

Thờ sinh thực khí ở vùng Phật giáo Mật tông : ghi chép ở Bhutan của Phạm Sanh Châu

Hiện tượng có thể thấy khác với tưởng tượng chung của người Việt Nam về Phật giáo. Những nước chịu ảnh hưởng mạnh của Mật tông thì không có gì lạ, ví dụ Bhutan (vùng Đông Nam Á), hay Nhật Bản (vùng Đông Á).

Một ghi chép nhanh của đại sứ Việt Nam tại Bhutan là bác Phạm Sanh Châu.

07/08/2018

Học giả Trương Đình Hòe (1924-2018)

Chúng tôi tiếp cận các tác phẩm về văn hóa và tín ngưỡng Việt Nam của ông, nên xem ông là một học giả Việt kiều ở hải ngoại.

Về những kỉ niệm riêng tư thì có một số 8 thú vị. Đó là những năm mang số 8, gồm: năm 1988, năm 1998, năm 2008, và năm 2018. Đều là liên quan đến một tác phẩm trọng yếu của học giả họ Trương.