Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn người-Tày. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người-Tày. Hiển thị tất cả bài đăng

13/08/2020

Trò chuyện với hồn của người đang sống : "vọng khoăn đíp" ở vùng Tày - Nùng

Không phải là với linh hồn của người đã khuất. Mà là, nói chuyện với hồn của người đang còn sống. Người đang sống ấy có thể có mặt ở buổi đối thoại (mà người trung gian là các ông bà mo - then - pựt của người Tày - Nùng). Có khi người sống sẽ bổ sung thêm thông tin, lại có khi cãi lại (do thông tin được đưa ra trong cuộc đối thoại không đúng với sự thực).

Hiện tượng này hiện vẫn được duy trì trong cộng đồng người Tày và người Nùng ở vùng núi phía Bắc Việt Nam.

26/03/2020

Tảo mộ mùng 3 tháng 3 giữa đại dịch Cô Vy, trên quê hương biên viễn

Giữa đại dịch Cô Vy đang bùng phát toàn cầu, thì ngày Mùng Ba tháng Ba hôm nay (Thứ Năm, 26/3/2020), nhiều đền phủ vẫn tổ chức lễ cúng Thánh Mẫu Liễu Hạnh và hệ thần Liễu Hạnh trong phạm vi rất hạn chế (ví dụ ở đây).

Các gia đình người Kinh vẫn theo tục lệ từ xưa, làm bánh trôi bánh chay từ sáng, rồi tầm trưa thì dâng cúng ông bà tổ tiên. Điện thoại từ sáng sớm đã báo lịch "Tết Hàn thực" trên màn hình.

Ở vùng người Tày Nùng các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn như thường niên, có hoạt động tảo mộ (pái mo), nhưng nhìn nhanh cũng thấy là bớt đi phần vô tư của những năm trước. Mọi người không giấu đi được nỗi âu lo về Cô Vy.

18/02/2020

Bài mới trong sách mới vừa ra lò : về Lã Văn Lô với dân tộc học Nga - Xô

Thật ra bài đã có từ 2017 (đọc lại ở đây).

Bây giờ thì sách mới ra, sau một quá trình hoàn thiện bản thảo tới mấy năm.

Hiện sách đang còn trên đường phát nhanh đến chỗ mình. Đến tối ngày 18/2 mới nhận được biên lai bưu điện gửi tới từ chủ biên qua e-mail.

Bởi vậy, tạm thời sử dụng mấy tấm ảnh đi mượn về để sử dụng ở mục 2.

06/11/2019

Mùa cưới 2019 trên quê hương biên viễn

Mùa cưới đã bắt đầu khởi động rồi.

Hôm nay, Thứ Tư ngày 6/11/2019 là một ngày nắng đẹp khắp miền Bắc. Vùng quê biên viễn đẹp lạ thường dưới nắng nhè nhẹ.

Đẹp hơn nữa là những đoàn rước dâu. Mọi thứ đều là mới tinh khôi. Ô đấy. Tất chân đấy. Chiếu đấy. Chị đấy và em đấy. Hàng lối và thứ tự vẫn giữ được phép tắc từ xa xưa. Có thể xem ảnh cưới của vùng này mấy năm trước, ở đây.

26/10/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : chuyện đồng chí "ông Ké" chê thơ Đường và thân sinh nhà biên khảo Hoàng Triều Ân

Nhiều năm về trước rồi, là năm 2013, đã nhắc đến việc đồng chí "ông Ké" chê thơ Đường. Đọc lại ở đây. Cụ chê thơ Đường là rườm rà và thừa chữ !

Thú vị người ghi lại câu chuyện ấy, không ai khác, chính là nhà biên khảo lão thành ở vùng đất Cao Bằng - cụ Hoàng Triều Ân - vừa từ trần. Ngày mai, 27/10/2019, gia đình cử hành tang lễ nhà biên khảo (1931-2019).

Mà thú vị hơn nữa, hôm nay, cần nhắc đến, là: người kể cho Hoàng Triều Ân nghe và ghi ra giấy câu chuyện ấy, lại không ai khác, chính là ông cụ thân sinh.

24/10/2019

Nhà biên khảo lão thành Hoàng Triều Ân (Cao Bằng, 1931-2019)

Gia đình họ Hoàng người Tày ở Hòa An (Cao Bằng) ngày nay vốn là người Kinh. Các cụ tổ đã từ đồng bằng lên Cao Bằng, nghe đâu là theo chân một ông tướng nhà Lê lên đánh nhà Mạc. Hãy xem Hoàng Triều Ân tự viết về nguồn cội của mình, ở đây (tháng 11 năm 2015).

Các bản khai của cụ về "dân tộc", thì thường ghi là "Tày". Một ví dụ rõ cho hiện tượng khá phổ biến ở vùng miền núi phía Bắc là Kinh già hóa Thổ (Tày).

05/10/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : 520 năm đất Cao Bằng và môn độc "lày cỏ"

Cuối tuần này, Cao Bằng đang trong dịp các lễ lạt và hoạt động vui chơi kỉ niệm 520 năm thành lập tỉnh/trấn (1499-2019) và 50 năm thực hiện di chúc Hồ Chí Minh (1969-2019).

Mình thì chú ý đến môn thi "lày cỏ" - một môn thi đấu xuất phát từ trò chơi dân gian mang tính đặc trưng của Cao Bằng, mà phổ biến nhất là ở vùng người Tày Nùng.

Những ngày đầu tháng 10, rút cục thì do lịch cơ bản bị đổi bất ngờ, nên giờ này, mình không có mặt ở Cao Bằng được. Đành chỉ nhìn từ xa với sông Bằng cầu Hiến núi Vài.

17/08/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : Ông Hoàng Bảy ở Bảo Hà với ngày toàn số Bảy (nhằm Thứ Bảy ngày 17 tháng 7 âm lịch)

Hôm nay là ngày Bảy. Lịch dương là 17/8/2019, còn lịch âm thì chậm đúng một tháng nên là 17 tháng 7. Lâu lâu mới có sự trùng hợp vậy.

Thêm nữa, hôm nay còn là Thứ Bảy.

Nên đầy đủ là Thứ Bảy ngày 17 tháng 7 âm lịch, tức 17 tháng 8 năm 2019. Toàn là số Bảy, nên là một ngày tiệc vô cùng nhân duyên của Ông Hoàng Bảy ở Bảo Hà (Lào Cai). Trên đó, hôm nay, có tiệc Ông Hoàng Bảy.

Về Ông Hoàng Bảy ở Bảo Hà, trên Giao Blog đã có những bài ngắn, như ở đây  (tháng 1 năm 2014) hay ở đây (tháng 11 năm 2017).

09/08/2019

Nông Viết Toại (1926 - ) nhà văn người Tày ở Bắc Cạn

Ngày hôm nay, có hội thảo về Nông Viết Toại. Một nhà văn độc đáo của núi rừng Việt Bắc. Mình đang còn đọc dở mấy cuốn sách cũ của ông.

Ông là bạn của cụ Ô Phúc Bình (có thể đọc về cụ Bình ở đây). Những người đã quá 90 nhưng cực kì minh mẫn, vẫn tham gia mạng xã hội như ai.

31/07/2019

Cúng cho "người đang sống", đúng hơn phải là cúng cho "hồn người đang sống"

Quan niệm của Tày Nùng hiện nay khác với Kinh. Cũng có thể là Kinh đã mất phong tục tiếp xúc với hồn người đang sống. Phong tục ấy chỉ còn thấy được ở người Tày Nùng.

Nên giới báo chí người Kinh thì thấy làm lạ.

Cũng bởi vậy mà chưa gọi đúng tên. Không phải "cúng cho người đang sống", mà thực ra phải là "cúng cho hồn người đang sống". Hồn, thì có hồn sốnghồn chết (ma quỉ). Mọi vật đều có hồn.

28/05/2019

Dấu vết vương triều Mạc ở khu vực Thác Bản Giốc (bài Nông Đình Đâu)

Chúng tôi đã du lãng, khi thì lướt nhanh trong một vài ngày, rồi thì khi ở lại nhiều ngày, tại khu vực Thác Bản Giốc. 

Từng năm đi qua. Mùa hè có, mùa đông có. Khi thì cố thủ trong làng bản, khi thì ra mướn nhà trọ ở vùng biên tiện cho đi đi lại lại. Khi thì theo quang gánh mà sang chợ bên kia, khi thì theo các thầy các bà đi cúng đi lễ các nơi bên này. Khi thì lên tận đỉnh cao núi thẳm, khi thì ngụp dưới suối. Khi lang bang trong những túp lều nhỏ, khi la cà ở các nhà giữa đồng không mông quạnh. 

Ví dụ đã kể nhanh ở đây hay ở đây.

Đó là vùng Thác Bản Giốc, vùng xã Đàm Thủy, vùng huyện Trùng Khánh.

08/04/2019

Sách ra đầu năm 2019 : "Nông Đức Mạnh tuyển tập (1986-2011)"

Sách gồm 4 tập, do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật ấn hành.

Loạt ảnh của nhà xuất bản cho thấy hình ảnh của nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tại tư gia bên vị phu nhân.

Lần đầu tiên, một cách chính thức trên báo chính thống, người ta thấy tư gia và phu nhân của ông là ở đây (tháng 2 năm 2015, tức khoảng 4 năm trước).

15/02/2019

Nhìn lên Ba Bể : nơi giao tranh Lê - Mạc ngày xưa và Lồng Tồng ngày nay

Bài của cụ Ô Phúc Bình ở Bắc Cạn - một tác giả đã 92 tuổi, hàng ngày vẫn viết bằng cả bút cả máy tính, vẫn chơi điện thoại thông minh, vẫn thường xuyên cập nhật Fb, vẫn tham gia cả công việc ruộng vườn ở thôn quê. Giao Blog đã giới thiệu về cụ ở đây.

Bài của cụ đăng trên tạp chí Văn nghệ Ba Bể số 1&2 năm 2019.

29/12/2018

Hình như bà Then đã được phong Nghệ Nhân Ưu Tú là người chạy việc

Mới chỉ ngờ ngợ thôi. Cũng thấy thông tin có liên quan ở đây đó.

Người làm Then thường rất được cộng đồng tin cẩn, tức là người có uy tín trong cộng đồng. Làm nhớ đến chuyện con gái của một nghệ sĩ được phong Nghệ sĩ Nhân dân nhiều năm về trước (vì nhà cụ nghệ sĩ này ở cùng khu ngày trước). Cụ nghệ sĩ ấy chuyên đóng vai Bác Hồ. Đã chuyển nhà từ lâu lắm rồi, nên không nghe thêm thông tin gì từ đó.

11/09/2018

Mở cửa khẩu Chi Ma - Ái Điểm, thông Lạng Sơn sang Khu tự trị Choang tỉnh Quảng Tây

Nói một cách hình ảnh mang tính lịch sử, thì là: trên đường biên giới Việt - Trung, có thêm một cửa khẩu thông từ quê hương cụ Chu Văn Tấn sang quê hương cụ Vi Quốc Thanh.

Trước 1975, thời của hai cụ Chu Văn Tấn và Vi Quốc Thanh, thì là Khu tự trị Việt Bắc với Khu tự trị Choang Quảng Tây. 

Riêng tỉnh Lạng Sơn, đến nay đã có 12 cửa khẩu thông với Trung Quốc.

Đọc lại về Vi Quốc Thanh và Chu Văn Tấn ở đây. Tính từ năm 1958 hồi đó, đến hôm nay, là tròn 60 năm !

11/07/2018

Nữ tiến sĩ giải mã “túi khôn của người Tày”

Về cô Triệu Thị Kiều Dung người Tày ở huyện Hà Quảng. 

Vừa rồi, lúc mình du lãng Quảng Châu, một người bạn từ Đại học Kí Nam tới và nhắc đến công việc học tập tại đó của người Việt Nam (bao gồm cả Dung). Cuối cùng, tưởng dễ, mà không đến Đại học Kí Nam được, vì quá kẹt về thời gian.

Cây cầu thân quen vắt qua sông Bằng sẽ được duy tu trong ít ngày tới

Cầu Bằng Giang là câu cầu trọng yếu của thành phố Cao Bằng, vắt qua sông Bằng Giang để nối thành phố với các huyện ở miền Đông.

Một cây cầu thân quen từ mấy chục năm nay. Với những người miền Đông như chúng tôi, cầu Bằng Giang đã là một phần quan trọng trong đời sống của mỗi người. 

04/06/2018

Một kí sự bình dân về thác Bản Giốc, tháng 6 năm 2018

Cùng về thác Bản Giốc (Cao Bằng), thì ít hôm trước, đã đưa một kí sự vào tháng 5 năm 2018 được chấp bút bởi một nhà báo (đọc lại ở đây).

Sang đầu tháng 6, nhân ngày quốc tế thiếu nhi, lại trùng vào cuối tuần, nên con cháu anh em bà con ở trong vùng Cao Bằng có đi chơi thác.

Khoảng 5-6 năm nay, do kinh tế trong vùng khá lên rõ rệt, nhiều nhà có phương tiện đi lại, nên người từ Quảng Uyên quê tôi thường vẫn tới chơi thác và thăm chùa Trúc Lâm Bản Giốc mỗi khi có dịp nghỉ lễ trong năm. Hiện tượng rất mới.

08/03/2018

Ngày 8/3 năm 2018, trên quê hương biên viễn

Mình ngắm nhìn từ xa. Là ngắm nhìn ngày Quốc tế Phụ nữ, trên quê hương biên viễn.

Được ngắm quê hương xa từ xa, một cách dễ dàng bắt đầu từ khoảng giữa năm 2014. Đó là thời điểm smart-phone bùng nổ khắp nơi, lan tới mọi ngõ ngách. Có thể vừa đi chăn trâu vừa chát được với người ở bên kia bán cầu. Bà già đi chợ bán dao hay bán giấy bản tự làm cũng dắt theo điện thoại thông minh.