Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn hầu-đồng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hầu-đồng. Hiển thị tất cả bài đăng

25/02/2024

Lên Đồng đầu thế kỉ 20 - những bức tranh của nhóm Henri Oger 1909 (bản lưu ở Nhật Bản, lời giới thiệu của Hà Vũ Trọng)

Ở đây, giới thiệu những bức tranh của nhóm Henri Oger còn rất ít người biết đến (do có sự khác nhau giữa bản lưu ở Việt Nam và bản lưu ở Nhật Bản).

Theo Hà Vũ Trọng, thì bản lưu ở Nhật Bản của bộ tranh này có điểm đặc biệt như sau:

30/04/2020

Hầu đồng với văn hóa, nghệ thuật (bài Phạm Tứ)

Một bài viết quan trọng của tác giả Phạm Tứ - nguyên Giám đốc Trung tâm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, và hiện là Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam (Giám đốc là học giả Ngô Đức Thịnh).

Từ rất nhiều năm trước, đã hẹn với chú Tứ là sẽ tới chiêm bái (thực ra là nhờ chú mở cửa cho chiêm bái) điện thờ Mẫu ở ngay trong khuôn viên Văn Miếu - Quốc Tử Giám. 

Người ta không ngờ là ở ngay Văn Miếu - Quốc Tử Giám lại có một điện thờ Mẫu. Nhưng không phải là mới có đâu. Đã có lịch sử khá xưa cũ rồi.

21/09/2019

Câu chuyện hầu thánh 2019 : giới hạn nào cho không gian thực hành (ngoài đường, trong quán cà-phê,...)

Hồi đầu thế kỉ XX, tức cách nay khoảng 100 năm, thì nhóm anh em nhà Nhất Linh đã đưa sáng kiến về lối đi hợp thời cho hoạt động hầu thánh ở các đô thị lớn, ví dụ ở đây.

Tức là, nếu đẩy thêm suy luận một chút, thì có thể nói rằng, nhóm Nhất Linh tựa như bảo: "Hãy nhanh nhanh đưa các điệu nhảy trong hầu đồng ra chợ, vào quán ăn, vào sân quần vợt, vào vũ trường". Cái này, sẽ diễn giải cụ thể ở một dịp khác. Nhưng góc nhìn của Nhất Linh, về cơ bản, như anh em ông chủ trương, là thiên về trào phúng, cợt nhả, đùa bỡn thế thôi.

Không ít ông bà đồng ngày ấy thấy Nhất Linh đùa bỡn thế, thì cũng không chấp, không thèm lên tiếng. Việc của các bà thì các bà làm, việc của nhà văn nhà báo thì các nhà văn nhà báo cứ làm. 

Bây giờ, đầu thế kỉ XXI, thì đang thấy các nơi kêu lên rằng: "Đừng đưa Hầu đồng ra chợ, vào quán ăn".

25/12/2018

Chuyện hầu Thánh đầu thế kỉ XXI : thanh đồng nức tiếng vốn là phu nhân tướng công an

Cô đồng Loan đã nổi tiếng Hà Thành và toàn cõi Đại Việt trong nhiều năm nay.

Cô vốn là người vợ đầu của một vị tướng công an đương nhiệm. Có thể nhiều người đã biết. Việc hầu Thánh là bởi duyên nghiệp và căn số, nên có khi ở ngôi gần sát với tứ trụ triều đình vẫn là tôi con của nhà Thánh cả.

Đại khái thế. Chuyện hầu Thánh cần cứ phải kể từ từ.

"Trong những tháng năm tuổi trẻ, nàng Loan “mắt mèo” xinh đẹp gặp gỡ và đem lòng yêu thương một chàng chiến sĩ công an con nhà danh giá, đẹp trai lịch lãm. Được sự vun vén của cả hai bên gia đình, đám cưới của họ thực sự là đám cưới trong mơ trong mắt bạn bè và bạn bè đồng nghiệp lúc bấy giờ. Kết quả của cuộc hôn nhân ấy là hai người con ra đời trong niềm hân hoan của cả đại gia đình. Cậu con trai cả chào đời năm 1982 và cô con gái út sinh năm 1988. Đấy là khoảng thời gian mà cuộc sống luôn diễn ra đúng với những gì cô mong đợi. Công việc của cô cũng thuận lợi và chồng cũng thăng tiến vượt bậc trong sự nghiệp."

22/10/2018

Hát văn thi 2018 : cụ nghệ sĩ Trọng Kha gần 100 tuổi vẫn tráng kiện

Cụ Trọng Kha là một nghệ sĩ hát văn nổi tiếng ở Hà Nội trong khoảng nửa thế kỉ nay, nhất là từ khoảng năm 1990 (hát văn được tự do trở lại). Ở khoảng thời gian những năm 1990, lớp nghệ sĩ ngang cụ đã yếu sức khỏe hoặc qui liễu, nhưng cụ thì đến nay, tháng 10 năm 2018, vẫn rất tráng kiện.

Tiệc mẫu tháng Ba và tháng Tám năm nay tại Phủ Tây Hồ, cụ vẫn hát văn như bình thường (không khác mấy so với 10 năm trước).

Từ lúc tôi bắt đầu tới khảo sát Phủ Tây Hồ, khoảng các năm 1992-1993, khi còn là sinh viên, đã thấy cụ ở đó. Mà nay, sau khoảng 25 năm, vẫn là cụ hát văn dâng thánh mẫu.

18/10/2018

Bài thơ "Đò Lèn" (1983) của Nguyễn Duy

Tập thơ ấy của Nguyễn Duy, rõ ràng mình có, mua từ hồi còn du lãng phố cổ Bát Đàn thông trưa, mà còn tìm chưa ra trong giá sách. Lâu quá rồi, nên quên cả hình thù cái bìa. Nhưng đại khái nhớ là có bài "Đò Lèn" trong đó.

Hôm đến khu Quán Cháo, vừa hạ xe thì một ai đó đọc vài khổ trong đó. Nhìn ra thì thấy một người như cựu quân nhân. Vì mải việc khác, nên lúc ấy, chỉ đại khải để tự nhiên như nhiên vậy.

10/10/2018

Một tay gây dựng phủ, đền (bài Bùi Quang Thanh, về bà Vân Phủ Nấp)

Một bài vừa xuất hiện trên tờ Lao Động.

Bác Thanh viết theo trí nhớ, nên nhiều điểm không chuẩn. Trí nhớ là cái rất dễ làm người ta mắc lừa hay tự mắc lừa. Trong một bài viết học thuật khoảng 12 năm trước, tôi đã phê phán cái gọi là "theo ông bà kể lại". Cái đó, nói kĩ sau.

Nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa cũng do nhớ láng máng, nên đã đinh ninh là đến viếng Phủ Tây Hồ (Hà Nội) vào năm 1969, lúc mới lên mười ! Làm gì mà biết Phủ Tây Hồ năm đó cơ chứ ! Tôi đã phê nhè nhẹ bác Khoa ở điểm này trong bài học thuật (xem lại ở đây, năm 2016). Bác Khoa mãi đến 1999 mới đem thơ mình ra chỉnh lí, nên có sửa bài Hà Nội viết năm 1969, và đưa thêm "Phủ Tây Hồ" vào đó cho cập nhật mà thôi.

11/09/2018

Hệ thống "văn hầu" và âm nhạc trong hầu thánh (bài nhóm Hồ Hồng Dung)

Hồ Hồng Dung chia hát văn (hay chầu văn) thành 3 loại chính: Hát văn thờ (văn sự tích), Hát văn thi (sử dụng cho đi thi hát), và Hát văn chầu (sử dụng cho việc hầu thánh, tức nghi lễ lên đồng). Ngày nay, Hát văn thi đã không còn được biết đến mấy, nên còn hai loại chính: Hát văn thờ, Hát văn hầu.

23/08/2018

mùa Vu Lan 2018, nói chuyện về thuật "đánh đồng thiếp" của các sư thầy

Một bà cô họ của nhà vua Bảo Đại, tức là một người xuất thân trong hoàng tộc nhà Nguyễn, đã từ Huế ra Bắc lập nên cơ ngơi tôn giáo tích hợp thờ Phật, Thánh, Tiên. Năm ngoái, tôi đi tìm dấu tích của bà, thì thấy nguyên chữ nghĩa của đại thần dâng cho Thánh Mẫu (đã viết ở đây).

Bà cô ấy tương truyền là một người có thuật đánh đồng thiếp rất cừ. Cái phản bà nằm mỗi khi "thiếp" vẫn còn được giữ lại đến ngày nay. 

Bây giờ là chuyện các sư chùa hiện nay với thuật đánh đồng thiếp.

03/05/2018

Đại lễ kiều thỉnh Tứ Phủ Thánh Bà tại Phủ Tiên Hương (thông tin)

Mấy năm trước, là đại lễ kiều thỉnh Ngũ Vị Tôn Quan được phục dựng sau khoảng nửa thế kỉ thất truyền. Một trong những thầy đồng đi đầu trong các hoạt động này là ông Lưu Ngọc Đức - chủ đồng đền Quan Tam Phủ ở Hàng Hành (Hà Nội), ngay sát cạnh Hồ Gươm. Tôi có tham dự đại lễ năm đó. Mà là nhập vào đoàn hành hương của đền Quan Tam Phủ, là dịp giao lưu bổ ích với các con công đệ tử của thầy Đức.

11/04/2018

vở kịch "Chén thuốc độc" (1921), và ông chủ nhà sách Tân Dân trên phố Hàng Bông

Đó là cụ Vũ Đình Long. Một kịch tác gia lớp đầu ở Việt Nam, từ 1920s và 1930s đã nổi tiếng với vở kịch nói Chén thuốc độc. Mà đáng nhớ nhất trong gia tài của ông chính là nhà xuất bản Tân Dân. Người duy nhất ở Hà Thành lúc đó đủ sức chọi lại với ông Nhất Linh và các anh em.

14/03/2018

Sự tích ông Hoàng Bảy (Bảo Hà), bản kể của thầy Chén

Đã thấy bản kể này xuất hiện từ khoảng nửa năm trước, trên mạng. Gọi là bản kể của thấy Chén - một đàn anh lão luyện trong giới hầu Thánh ở thủ đô. 

Để phản bác loạt phóng sự của Phạm Ngọc Dương bên VTC, ở đây (hình như loạt phóng sự đã bị xóa hay sao đó, nhưng hiện không truy cập được bằng đường link cũ). Theo thầy Chén, nhà báo VTC là "bố láo".