Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn lên-đồng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lên-đồng. Hiển thị tất cả bài đăng

25/02/2024

Lên Đồng đầu thế kỉ 20 - những bức tranh của nhóm Henri Oger 1909 (bản lưu ở Nhật Bản, lời giới thiệu của Hà Vũ Trọng)

Ở đây, giới thiệu những bức tranh của nhóm Henri Oger còn rất ít người biết đến (do có sự khác nhau giữa bản lưu ở Việt Nam và bản lưu ở Nhật Bản).

Theo Hà Vũ Trọng, thì bản lưu ở Nhật Bản của bộ tranh này có điểm đặc biệt như sau:

29/08/2021

Thiên Chúa Giáo và đồng cốt ở Hàn Quốc - vì sao Hàn Quốc có nhiều con chiên của Chúa, liên quan với đồng cốt (sách của thầy Choi)

Về lên đồng của Hàn Quốc, thì trên Giao Blog, tạm thời xem nhanh ở đây hay ở đây.

Tôi đã nhiều lần xem người Hàn Quốc tự nhiên nhập đồng ở các cơ sở tín ngưỡng, tại Hàn Quốc, hồi du lãng các nơi. Lúc ấy, tôi vượt biển từ Nhật Bản sang (đi tàu biển), có lần suýt bị bắt máy ảnh. Cũng vì tính du lãng của công việc lúc đó ! Cũng có lần vào được ngân hàng mà họ linh động đổi tiền cho lúc đã gần 5 h chiều, tức là làm không đúng qui định của hệ thống ngân hàng (thường 3h30 chiều thì đóng cửa) ! Có lẽ cũng vì tính mến khách nước ngoài của cư dân Hàn Quốc !

Bây giờ, là một cuốn sách in dạng phổ biến kiến thức của thầy Choi - người thầy mà Giao Blog vẫn cập nhật tình hình của ông, ví dụ ở đây.

30/04/2020

Hầu đồng với văn hóa, nghệ thuật (bài Phạm Tứ)

Một bài viết quan trọng của tác giả Phạm Tứ - nguyên Giám đốc Trung tâm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, và hiện là Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam (Giám đốc là học giả Ngô Đức Thịnh).

Từ rất nhiều năm trước, đã hẹn với chú Tứ là sẽ tới chiêm bái (thực ra là nhờ chú mở cửa cho chiêm bái) điện thờ Mẫu ở ngay trong khuôn viên Văn Miếu - Quốc Tử Giám. 

Người ta không ngờ là ở ngay Văn Miếu - Quốc Tử Giám lại có một điện thờ Mẫu. Nhưng không phải là mới có đâu. Đã có lịch sử khá xưa cũ rồi.

11/02/2020

Chuyện kể về thi tiên xứ Nam Định : nhân duyên với Phủ Giầy của Nguyễn Bính

Tài thơ của Nguyễn Bính được công nhận bắt đầu từ hồi đầu thập niên 1930, mà cơ duyên khởi phát là ngay tại sân phủ Tiên Hương ở quần thể Phủ Giầy (Vụ Bản, Nam Định) --- thánh địa của tín ngưỡng Mẫu Liễu và tín ngưỡng Tam Tứ Phủ.

Người ta đồn thổi ngay cậu bé mới nhớn ấy là thi tiên giáng xuống cõi trần. Cậu đã tha thẩn với mối tình đầu cũng ở Phủ Giầy trong mùa lễ hội.

Đại khái là người ta tới gặp cậu Nguyễn Bính để xin thơ, vì tin thơ cậu được giáng xuống từ cõi tiên.

22/10/2018

Hát văn thi 2018 : cụ nghệ sĩ Trọng Kha gần 100 tuổi vẫn tráng kiện

Cụ Trọng Kha là một nghệ sĩ hát văn nổi tiếng ở Hà Nội trong khoảng nửa thế kỉ nay, nhất là từ khoảng năm 1990 (hát văn được tự do trở lại). Ở khoảng thời gian những năm 1990, lớp nghệ sĩ ngang cụ đã yếu sức khỏe hoặc qui liễu, nhưng cụ thì đến nay, tháng 10 năm 2018, vẫn rất tráng kiện.

Tiệc mẫu tháng Ba và tháng Tám năm nay tại Phủ Tây Hồ, cụ vẫn hát văn như bình thường (không khác mấy so với 10 năm trước).

Từ lúc tôi bắt đầu tới khảo sát Phủ Tây Hồ, khoảng các năm 1992-1993, khi còn là sinh viên, đã thấy cụ ở đó. Mà nay, sau khoảng 25 năm, vẫn là cụ hát văn dâng thánh mẫu.

11/09/2018

Hệ thống "văn hầu" và âm nhạc trong hầu thánh (bài nhóm Hồ Hồng Dung)

Hồ Hồng Dung chia hát văn (hay chầu văn) thành 3 loại chính: Hát văn thờ (văn sự tích), Hát văn thi (sử dụng cho đi thi hát), và Hát văn chầu (sử dụng cho việc hầu thánh, tức nghi lễ lên đồng). Ngày nay, Hát văn thi đã không còn được biết đến mấy, nên còn hai loại chính: Hát văn thờ, Hát văn hầu.

23/08/2018

mùa Vu Lan 2018, nói chuyện về thuật "đánh đồng thiếp" của các sư thầy

Một bà cô họ của nhà vua Bảo Đại, tức là một người xuất thân trong hoàng tộc nhà Nguyễn, đã từ Huế ra Bắc lập nên cơ ngơi tôn giáo tích hợp thờ Phật, Thánh, Tiên. Năm ngoái, tôi đi tìm dấu tích của bà, thì thấy nguyên chữ nghĩa của đại thần dâng cho Thánh Mẫu (đã viết ở đây).

Bà cô ấy tương truyền là một người có thuật đánh đồng thiếp rất cừ. Cái phản bà nằm mỗi khi "thiếp" vẫn còn được giữ lại đến ngày nay. 

Bây giờ là chuyện các sư chùa hiện nay với thuật đánh đồng thiếp.

29/05/2018

Ông Hoàng Mười trong văn chầu (bài Nguyễn Hùng Vĩ)

Một bài viết mà tôi có dịp được quan sát tác giả chuẩn bị tư liệu từ lúc bắt đầu. Mang tới nhà cho thầy một cuốn sách quan trọng của Durand và một quyển khá lạ của Nguyen Tan Chieu (tên không có dấu trọng âm).

Hôm tới nhà thầy, thì thầy có nhắc lại kỉ niệm những lần rong ruổi bằng xe 50 phân khối và thuốc lá bao xanh. Đợt hai thầy trò tới khảo sát Phủ Tây Hồ các năm 1994 - 1995 sau đó đã được phản ánh ngay vào sách của cụ Đặng Văn Lung (sách xuất bản trong năm 1995, ghi rõ tên hai người ở chính văn). Máy ảnh ngày đó phải chụp rất tiết kiệm, cứ tính từng tấm trong 36 kiểu mỗi cuộn, chứ không kiểu "thoải mái vãi đạn" như bây giờ.

Thầy là một trong những người gieo hạt đúng nghĩa. 

12/01/2017