Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nam-ô. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nam-ô. Hiển thị tất cả bài đăng

20/09/2023

Mạc Cảnh Huống – một vị khai quốc công thần dưới triều Nguyễn

"Từ những tư liệu trong Châu bản triều Nguyễn đến gia phả dòng họ Mạc ở xã Trà Kiệu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam đều cho thấy Mạc Cảnh Huống là người có nhiều công lao đối với nhà Nguyễn thời kì khai quốc. Đặc biệt, công nghiệp đó vẫn được minh trưng trong sử sách, biên chép ở Đại Nam Liệt truyện tiền biênĐại Nam thực lục tiền biên. Bởi vậy, khi vua Duy Tân lên ngôi (1907-1916), xét lại công lao của các huân thần thuở quốc sơ đã truy tặng cho Mạc Cảnh Huống là “Khai quốc công thần Tráng Vũ tướng quân, Đô thống phủ Chưởng phủ sự, húy Trung Trinh đưa vào thờ trong đền Trung Nghĩa khiến được thấm nhuần ân sâu mà báo đáp công lớn”"

15/02/2023

Làng chài Nam Ô và các ngôi miếu thờ công chúa Liễu Hạnh, công chúa Huyền Trân - 2023

Mở đầu là video của VTV đã phát vào buổi sáng ngày 13/2/2023. Những thước phim cập nhật về hình ảnh làng chài Nam Ô. Nhà địa phương học Đặng Dùng (Phương Trứ) dẫn phóng viên của VTV đi các điểm di tích trong làng chài, đáng chú ý là có miếu thờ công chúa Liễu Hạnh (hiện có phối thờ công chúa Huyền Trân) và phế tích một ngôi miếu tương truyền là có thờ công chúa Huyền Trân (hiện ở Mỏm Hạc của gành đá Nam Ô).

02/10/2022

Ngôi đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở dưới chân đèo Hải Vân : làng chài Nam Ô cập nhật 2022

Làng chài Nam Ô vốn thuộc huyện Hòa Vang phủ Điện Bàn tỉnh Quảng Nam.

Hiện nay, Nam Ô thuộc quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng.

Về Nam Ô và ngôi đền thờ Mẫu Liễu, thì trên Giao Blog, có thể đọc lại ở đây - đây là lời kêu cứu, đúng như tên bài (bài lên Giao Blog vào ngày 24/3/2018, với tiêu đề "SOS: Miếu Bà Liễu Hạnh dưới chân Hải Vân có nguy cơ bị doanh nghiệp san phẳng ngay hôm nay").

Các dự án du lịch đã uy hiếp đến sự sinh tồn của làng chài Nam Ô. Có những lúc, tưởng như làng chài với nghề làm nước mắm Nam Ô nổi tiếng cùng nhiều đền miếu sẽ bị xóa sổ bởi dự án "tàn nhẫn với cư dân bản địa" và "tàn nhẫn với văn hóa".

Đại khái, báo chí hồi năm 2018 cũng đã vào cuộc kịp thời và quyết liệt. Vai trò xung kích của báo chí nói chung và báo chí xứ Quảng nói riêng đã có công lao lớn. Một ảnh ví dụ:

Cũng vào đầu năm 2018 đó, tôi đã viết trên Giao Blog nhân sự kiện thành phố Đà Nẵng (Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ) cho khai trương nhà trưng bày Hoàng Sa tại Đà Nẵng, rằng:

"Xây được nhà trưng bày Hoàng Sa mà không giữ được Nam Ô thì chẳng có ý nghĩa gì. Hoàng Sa là chuyện còn phải tính xa xôi, nhưng Nam Ô thì cách vài bước chân. Vài bước chân còn chả giữ được, nói gì chuyện vạn dặm." (ngày 28/3/2018).

09/07/2019

Tình hình cập nhật của làng chài Nam Ô và miếu thờ Bà Liễu Hạnh

Hồi năm 2018, tin tức các nơi cho biết về một mối đe dọa "hủy diệt" hay "tận diệt" đối với làng chài Nam Ô (Đà Nẵng), trong đó có ngôi miếu thờ Bà chúa Liễu Hạnh, có thể đọc lại ở đây (tháng 3/2018) hay ở đây (tháng 4/2018).

Lâu rồi, từ khoảng tháng 4 năm 2018, không thấy nhóm kí giả như Trần Tuấn viết về Nam Ô hiện tại.

11/03/2019

Những bài học vỡ lòng cho người lớn : Nước Mắm truyền thống và Nước Mắm công nghiệp

Về làng sản xuất nước mắm nổi tiếng ở miền Trung, là làng Nam Ô ở Đà Nẵng, đang đứng trước bờ vực tuyệt diệt, thì đã quan sát lâu lâu (ở đây hay ở đây). Có quan tâm đến Nam Ô, là bởi nhiều duyên cớ: ẩm thực có, công cuộc Nam tiến của Đại Việt có, mà đặc biệt là trong liên quan tới Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Người dân Nam Ô đã bao đời nay chuyên nghề đi biển, làm nước mắm chất, và thành kính thờ phụng Thánh Mẫu Liễu Hạnh với tư cách thần biển bảo trợ cuộc sống của họ.

Nhưng mà về nước mắm thì mình không có tri thức nhiều, nên phải bắt đầu bằng những bài học vỡ lòng.

07/10/2018

Hỏa táng của người Khơ-me : văn minh phương Nam nơi quê chồng của Huyền Trân công chúa

Công chúa Huyền Trân của Đại Việt được gả cho vua Chăm. Vua Đại Việt phải đưa con gái yêu của mình đi "biệt xứ" để mong giữ yên thành trì đất Bắc, và, còn được nhận quà cưới của con rể là hai châu ở phía Nam.

Lúc vua Chăm qua đời. Lẽ ra, Huyền Trân cũng phải lên giàn hỏa thiêu để đi theo hầu nhà vua ở thế giới bên kia, theo đúng luật vương quốc Champa.

14/07/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : theo dấu chân của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, chuẩn bị tới Vân Đồn (đảo Quan Lạn)

Câu chuyện Vân Đồn, "thương cảng Vân Đồn xưa" rồi "đặc khu Vân Đồn nay", tựa như đang nóng lên trong dư luận. Khởi sự cho công nghiệp thời nay là bắt đầu từ thời xửa xưa lúc vua Lý Anh Tông lập ra "đồn". Đồn Mây, đồn ở trên mây.

Ngày nay, thì xem khởi sự từ ngài Bí thư Tỉnh ủy các năm đó, xem lại cả hình ảnh và video ở đây (thời điểm các năm 2011-2012).

25/04/2018

Mùng 10 tháng 3 năm Mậu Tuất 2018 : làng chài Nam Ô tổ chức lễ tế nghĩa trủng

Làng chài Nam Ô (Đà Nẵng) cổ bậc nhất miền Trung Việt Nam, cũng là nơi có miếu Bà Liễu Hạnh cổ nhất ở phía Nam của Đại Việt, đang đứng trước  nguy cơ bị bức tử. Đọc lại ở đâyở đây.

Hôm nay, mùng 10 tháng 3, là ngày giỗ quốc tổ Hùng Vương (xem ở đây). Còn ở làng chài Nam Ô là ngày lễ tế nghĩa trủng.

Nghĩa trủng là "mộ nghĩa", tức là các nghĩa trang tập thể chôn cất thi hài các nghĩa sĩ đã bỏ mình vì các cuộc chiến trong lịch sử.

19/04/2018

Cùng với hội Thánh Mẫu Phủ Giầy (Nam Định), là hội Thánh Mẫu Thiên Y (Khánh Hòa)

Cũng là ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm.

Ngoài Bắc thì con nhang đệ tử chít khăn đa sắc màu lũ lượt nhảy đồng ở Phủ Giầy, còn trong Nam thì cũng diêm dúa áo khăn nhảy đồng tưng bừng ở Am Chúa (Khánh Hòa). Cùng một thời khắc.

Phủ Giầy là Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Am Chúa là Thánh Mẫu Thiên Y. Thiên Y tức là Thiên Y A Na.

Ở Khánh Hòa, chữ Hán ghi trên kiến trúc là Ngũ Hành Miếu, tức Miếu Ngũ Hành. Bây giờ đang là đúng dịp hội năm Mậu Tuất 2018.

Còn miếu Bà Liễu Hạnh ở làng chài cổ Nam Ô thì đã và đang bị chính quyền Đà Nẵng câu kết với doanh nghiệp đòi bức tử. Ngài đang nổi giận, đã đi ở đây. Trời, thánh thần, và người đều bất bình.

17/04/2018

Mẫu Liễu ở làng chài cổ Nam Ô đang nổi giận, đúng mùng 3 tháng 3

Chuyện đã tích tụ từ nhiều đời ghế. Bão đã tích tụ. Bây giờ bão lớn nổi lên, từng đợt từng đợt, mà nhẹ nhàng quật đổ cây, đổ lăng, đổ nhà. Làm lộ ra những đàn sâu và chuột đông lúc nhúc.

Ngôi đền của Thánh Mẫu ở làng chài Nam Ô (Đà Nẵng) đang bị bức tử, thì đang còn đi dần dần ở đâyở đây.

02/04/2018

Thánh địa tín ngưỡng Mẫu Liễu : qui hoạch Phủ Giầy 2017-2018

Sắp đến lễ hội Phủ Giầy ở Nam Định. Mấy ngày nữa, cũng sẽ có lễ cúng Bà Liễu Hạnh ở làng chài Nam Ô (Đà Nẵng), xem lại ở đây và ở đây.

Một ít hôm trước, một người bạn lâu năm quê huyện Vụ Bản, nhà ngay sát ngôi phủ là thánh địa của tín ngưỡng Mẫu Liễu, lúc ôn lại kỉ niệm tới hơn hai mươi năm trước cùng du lãng quê anh và làng Vân Cát, có nhắc đến chi tiết: vào hội tháng 3 âm lịch hàng năm ngày xưa, con nhang đệ tử từ tứ xứ thường chít khăn mấy tầng xanh đỏ về với Mẫu. Chúng tôi đã thấy rất rõ hồi đó !

Hồi chúng tôi du lãng ở làng Vân Cát ngày ấy, là khi tôi còn đang là sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội. Lễ hội Phủ Giầy lúc ấy còn chưa được phép mở lại, cho dù bản thân di tích thì đã được công nhận cấp quốc gia từ năm 1975.

01/04/2018

Lễ cầu ngư ở làng chài Nam Ô, đúng ngày cá tháng 4 năm 2018

Hôm nay, ngày cá tháng 4, lại đúng ngày 17 tháng 2 âm lịch, vào lễ cầu ngư ở làng chài Nam Ô.

Đó là làng chài nổi danh bậc nhất ở vùng trung bộ Việt Nam. Nhưng cũng trớ trêu bậc nhất, là đang đứng trước nguy cơ bị doanh nghiệp và nhà đương cục thành phố xóa sổ vĩnh viễn (đã đi ở đây).

Và đã viết (ở đây):
"Xây được nhà trưng bày Hoàng Sa mà không giữ được Nam Ô thì chẳng có ý nghĩa gì. Hoàng Sa là chuyện còn phải tính xa xôi, nhưng Nam Ô thì cách vài bước chân. Vài bước chân còn chả giữ được, nói gì chuyện vạn dặm."

24/03/2018

SOS: Miếu Bà Liễu Hạnh dưới chân Hải Vân có nguy cơ bị doanh nghiệp san phẳng ngay hôm nay

Các nơi đang kêu cứu việc doanh nghiệp bịt đường xuống biển, dân bản địa mất luôn bãi biển, di tích đền đài miếu mạo đứng trước nguy cơ bị ủi phẳng toàn bộ (tình trạng dân mất biển đã đề cập ở đây - tháng 11/2017).

Đặc biệt, có ngôi miếu thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh ở dưới chân Hải Vân. Di tích gắn bó qua mấy trăm năm với nhân dân địa phương, và biết bao nhiêu tao nhân mặc khách (trong đó có cả những vị khách ngoại quốc, như vị danh nho họ Thái người Đài Loan bị trôi dạt vào Việt Nam do bão).