Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn hai-bà-trưng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hai-bà-trưng. Hiển thị tất cả bài đăng

19/08/2022

Phủ Giầy Sài Gòn sau 8 năm (2014 và 2022)

Hồi tháng 4 năm 2014, chúng tôi du lãng Nam Bộ. Trường đoàn phía Bắc là thầy Ngô Đức Thịnh. Chúng tôi tập quân ở Phủ Giầy Sài Gòn, rồi lại tập quân về Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh). Sau đó thì du lãng nhiều tỉnh thành khác (An Giang, Đồng Nai,...).

Công việc cơ bản là kết hợp hội thảo và trình diễn nghệ thuật hầu đồng Bắc - Trung - Nam.

10/08/2022

Về việc thờ Mã Viện ở Việt Nam xưa và nay

Mã Viện là một trong các Phục Ba tướng quân của phương Bắc được cử xuống An Nam. Có mấy Phục Ba tướng quân, mà họ Mã chỉ là một.

1. Đại khái đây là một danh tướng của nhà Hán, vào đầu thế kỉ 1 đã đánh bại quân của Hai Bà Trưng. Nhắc đến họ Mã ở Việt Nam, đầu tiên phải nhắc đến thời kì Hai Bà Trưng. Các địa danh ở Lãng Bạc, Tây Vu (Tây Lý), Cẩm Khê luôn được nhắc đến.

2. Mã Viện lưu lại ở An Nam mấy năm. Lúc trở về Trung Nguyên thì mang theo nhiều xe ý dĩ. Ý dĩ, nói đơn giản thì là bo bo. Chuyện này rất nổi tiếng. Nên nhắc đến họ Mã là phải nhắc đến ý dĩ.

3. Mã Viện cũng nổi tiếng với việc chôn các cột đồng ở An Nam. Nhắc đến họ Mã cũng là phải nhắc đến cột đồng. Sau này, tới thời Đường, một người cháu xa đời của Mã Viện là Mã Tống cũng được cử xuống An Nam, lại dựng tiếp hai cái cột đồng nữa ! 

4. Mã Viện còn nổi tiếng với việc khao thưởng quân lính bằng trâu (thủy ngưu). Ta cứ hình dung "trâu tươi giật" là món khoái khẩu của đoàn quân ấy (khoảng 2000 năm về trước). Nhắc đến họ Mã cũng là phải nhắc đến trâu và thịt trâu.

09/03/2022

Ngày 8 tháng 3 năm 2022 : Lễ giỗ Hai Bà Trưng tại Phủ Giầy Sài Gòn

Phủ Giầy Sài Gòn (tên gọi tắt) thờ hai hệ thần chính: Hai Bà Trưng (hệ thần Hai Bà Trưng), Liễu Hạnh công chúa (hệ thần Liễu Hạnh).

Giỗ Hai Bà Trưng tại Phủ Giầy Sài Gòn, như truyền thống, được tổ chức vào ngày 6 tháng 2 âm lịch hàng năm. Năm 2022, ngày giỗ nhằm vào đúng ngày 8 tháng 3 - ngày Quốc tế Phụ nữ.

05/02/2022

Ngày xuân xem phiên chợ Âm Dương vừa được khôi phục ở Xuân Ổ (Bắc Ninh)

Xuân Ổ, tức là làng Ó, cách không xa Hà Nội.

Ấn tượng của tôi từ nhiều năm nay, về Ó, là một nơi kết tập gỗ ở miền Bắc. Lên làng thì lúc nào cũng thấy ngổn ngang gỗ và gỗ.

Những lần du lãng, rồi dự các canh hát quan họ ở đó nhiều năm trước, cũng có nghe về phiên chợ Âm Dương. Có nét giống với chợ Viềng ở Nam Định (người mua người bán không kì kèo về giá cả, gọi là mua may bán may).

16/02/2021

Vấn đề Phật giáo Việt Nam thời Hai Bà Trưng

Một chủ đề học thuật khá hóc búa, nhưng cũng thật hấp dẫn.

Cách đây một thời gian, cùng với học giả lão thành Lê Mạnh Thát, chúng tôi đã du lãng vùng sông Tô Lịch để lần về dấu vết của thời đại xa xưa đó, tin nhanh đã đưa ở đây.

13/01/2021

Gạo trắng và gạo đỏ, có từ thời Nhâm Diên (gần ngang thời Hai Bà Trưng)

Cụ Nhâm Diên là quan lại được Trung Hoa cử xuống cai trị vùng Giao Chỉ hồi đầu công nguyên, thường được nhắc đến trong cặp đôi "Nhâm Diên và Tích Quang". 

Nhâm Diên làm thái thú quận Cửu Chân. Còn tích Quang thì làm thái thú quận Giao Chỉ.

Hai cụ Nhâm Diên và Tích Quang được xem là những vị quan tốt, lấy lễ nghĩa mà dạy cho dân vùng Giao Chỉ ở biên viễn của đế quốc Hán.

10/01/2021

Trong hậu cung ngôi đình, có tượng Bác Hồ và dàn vũ khí nhà Trần

Cuối tuần, chúng tôi đi khảo sát một số điểm ở gần bờ sông Tô Lịch.

Bây giờ, thật tiện, tôi không phải mang la bàn và bản đồ nữa, vì tất cả được tích hợp vào chiếc smart-phone rồi (tôi dùng B-phone - đã nói nhanh ở đây). Bản đồ hiện dùng thì có định vị toàn cầu, nên có điểm tiện lợi hơn bản đồ vẫn dùng xưa nay.

Trong các điểm, có một ngôi đình. Dĩ nhiên là đình ở rất gần với bờ sông Tô.

03/06/2019

Chu Ân Lai từng đi viếng đền Hai Bà Trưng (tư liệu giải mật đang xác nhận)

Chuyện của quá khứ, lớp hậu sinh chúng tôi không biết. Bây giờ thì đưa tư liệu của người khác công bố trước, xác nhận sau.

Hồi đầu thế kỉ 20, lúc vi hành tới Việt Nam, cụ Tôn Trung Sơn đã từng bí mật về Phủ Giầy ở Nam Định để chiêm bái Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Nhà cách mạng Trung Hoa muốn đến tận nơi để xác nhận về vị nữ thần mà người Việt Nam đặc biết sùng kính. Điều này, đã được xác nhận. Tôi sẽ công bố cụ thể ở một dịp tới đây. Còn trên Giao Blog đã nói nhanh từ mấy năm trước, ví dụ ở đây (năm 2013).

Bây giờ là về việc cụ Chu Ân Lai kính phục hai chị em Trưng Vương, đã đến viếng lễ đền thờ Hai Bà trong thời gian viếng thăm Việt Nam.

01/07/2018

Du lãng cùng ông và cháu nhà cụ Yubi - 2 (đất nước Ito của nữ vương Himiko)

Tháng 6 năm 2018, như kế hoạch hàng tháng, người cháu của cụ Yubi đã thực hiện một vòng khảo sát các di tích liên quan đến đất nước Ito (liên quan đến cái tên thành phố Itoshima ngày nay).

Đó là đất nước ở các thế kỉ 1 và 2 sau công nguyên, có quan hệ với nhà Hán (Trung Quốc). Được cai trị bởi nữ vương Himiko. Ngang ngang với thời kì Hai Bà Trưng bên ta (tạm tính cho dễ hình dung).

Đất nước ấy và ảnh xạ của nó hiện nay đã trở thành một sức hút đối với biết bao người, trong đó có tôi. Nhà cũ của tôi là trong vương quốc của nữ vương Himiko. Kho sách và kho hiện vật khảo cổ học về Himiko hiện nay đã được bàn giao cho một người bạn của tôi (anh được quyền bảo quản và thừa kế). Đó là vốn liếng của cả một đời nhà khảo cổ học địa phương, mà tôi tôn kính gọi là "thầy Lục". Bất ngờ, là năm ngoái, bạn đã thông báo tin ấy cho tôi. Một mối nhân duyên đến kinh ngạc !

28/04/2018

Chung dòng máu, cùng ông tổ : về việc giỗ vua Hùng năm 1958 ở miền Nam

Lùi thời gian lại 60 năm trước.

Mối hoài niệm về việc cùng chung một ông tổ, cùng chung một dòng Lạc Hồng, là bầy con của Rồng và đám cháu của Tiên. Thời buổi chia đôi sơn hà, không phải người trong cùng một nước, dù tất cả đều là cháu chắt mẹ Âu Cơ.

07/03/2018

Văn của Nguyễn Ái Quốc cũng được biên tập hay cắt sửa, như thường

Văn của Tran Dan Tien trong cuốn Hồ Chí Minh truyện đã được biên tập khá nhiều sau năm 1954. Điều đó đã nói cụ thể chỉ một chút xíu, ở đây hay ở đây.

Hồ Chí Minh truyện thì đã thuộc thập niên 1940 (và 1950).

11/11/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : Hơn hẳn tiền nhiệm Obama, ông Đồ Nam nói tới Hai Bà Trưng

Bây giờ thì đã rõ. Đúng ông Đồ Nam.

Tiền nhiệm của ông, là đồng chí Obama, thì mới chỉ nhắc đến Truyện Kiều của Nguyễn Du mà thôi. Xem lại ở đây (tháng 5/2016). Một cốt truyện vay mượn của Trung Quốc, nói quá lên thì chỉ là một bản dịch tiếng Việt. Và thân phận của một người phụ nữ tài sắc nhưng bạc mệnh.

Còn với ông Đồ Nam, thì phải là Hai Bà Trưng hiên ngang cưỡi voi ra trận. Một phụ nữ dòng dõi từ Mê Linh, đánh đuổi ngoại xâm đến từ Trung Quốc. Mình lại đang đi một văn mạch Hai Bà Trưng - Bà Triệu - Mẫu Liễu Hạnh trên blog này (xem ở đây hay ở đây).

25/08/2017

May mà còn có con cháu Bà Trưng - Bà Triệu trong môn bóng đá ở SEA Games 29

Bóng đá nam U22 Việt Nam đã thảm bại trước U22 Thái Lan, tới 0-3 ! Ngay sau đó, Hữu Thắng đã từ chức (đã điểm tin ở đây).

Quả thật, nỗi thất vọng lớn nhất của SEA Games 29 chính là Hữu Thắng. Một huấn luyện viên thực sự bảo thủ, và cũng thực sự kém tài. Thậm chí, cư dân mạng còn lần tìm lại thông tin trên báo chí cũ, từ năm 2006, nói về nghi án Hữu Thắng đã chỉ đạo nhóm Văn Quyến bán độ trong một kì SEA Games trong quá khứ. Cũng có nhiều tiếng nói bảo vệ Hữu Thắng (đã điểm tin ở đây).

29/07/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : Chí sĩ Đào Nguyên Phổ trong phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục

Đăng lại một bài viết của nhà văn Bút Ngữ viết về người đồng hương Đào Nguyên Phổ. Đào Nguyên Phổ là thân sinh của Đào Trinh Nhất - một nhà báo, nhà văn, nhà khảo cứu có hạng ở Việt Nam thời 1930 - 1954.

24/08/2013

Trần Đại Sỹ và tác phẩm : 5 - Học thuyết biên giới đã đến được với giới khoa học Việt Nam (bà Băng Thanh ở Viện Văn học)

Cuối bài (trên Kiến thức, và các nơi khác), thấy có ghi tên tác giả là "Băng Thanh". Cộng thêm cách viết, có thể đoán là bài của cô Trần Thị Băng Thanh - nhà nghiên cứu chuyên mảng văn học cổ vốn thuộc Viện Văn học, và là phu nhân của Sái phu Nguyễn Khắc Mai (Giám đốc Trung tâm Minh Triết Việt Nam).