Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn dịch-corona. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dịch-corona. Hiển thị tất cả bài đăng

16/10/2021

Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh (từ trung tuần tháng 10/2021) : công hiệu của vắc xin ra sao

Việt Nam đã và đang có chuyển động quan trọng từ trung tuần tháng 10 năm 2021, xem cụ thể ở đây

Còn toàn thế giới thì như thế nào ?

Mở đầu là tình hình kỷ lục ở Nga (hơn 1000 người qua đời vì covid-19 trong vòng 24 tiếng đồng hồ).

01/09/2020

Cuộc kháng chiến chống Cô Vy lần 2 của quân dân Đại Việt, nhìn từ bên ngoài

Bây giờ đã chính thức bước vào tháng 9 năm 2020, ở thời điểm "cuộc kháng chiến chống Cô Vy lần 2" của quân dân Đại Việt nói riêng và quân dân toàn thế giới nói chung. 

Mở đầu là một tổng thuật khá hay và nhận định mang tính trung dung từ Nhật Bản. 

19/08/2020

Bất chấp đại dịch Cô Vy, mùng 1 tháng 7 âm, đền chùa Hà Nội vẫn đông nghịt

Ngày 19 tháng 8 năm 2020, kỉ niệm ngày Cách mạng Tháng Tám ở Thủ đô, từ sáng đến tối thì thấy truyền thông nhà nước phát tin kỉ niệm.

Ở một hướng khác, do là ngày 1 tháng 7 âm lịch, nên dân chúng vẫn đi chùa đi đền rất đông. Nhìn nhanh đã thấy quan ngại. 

Mở đầu là tin về Phủ Tây Hồ vào ngày 19 tháng 8 năm 2020.

24/07/2020

Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh (hạ tuần tháng 7/2020) : bùng phát đợt 2 và đợt 3 của Cô Vy

Mấy hôm nay, vào hạ tuần tháng 7, tình hình dịch Cô Vy ở một số nước trở nên nghiệm trọng. Nhật Bản đang tự xem là đợt bùng phát thứ 2, có tới cả gần 1000 người mắc mới trong một ngày. Đặc biệt, giới chuyên môn đã cảnh báo là có nhiều chủng Cô Vy - từ một bệnh nhân, có thể tìm ra nhiều chủng vi-rút.

Tình hình Mĩ cũng cam go. Bạn ở bên Mĩ viết cho đêm qua rằng (23/7/2020), trích nguyên văn: "Mỹ chết gần 150 ngàn rồi ... California đóng cửa tiếp 2 tháng nữa". 

Các nước châu Âu cũng đầy quan ngại.

Như vậy là tới hơn cả nửa năm, tình hình Cô Vy vẫn chưa thực sự khả quan.

Đầu tiên đưa một ít tư liệu từ truyền hình Nhật Bản trưa ngày hôm nay (24/7/2020). Chỉ một ít màn hình đã được chụp và thêm lời chú thích đơn giản. Kèm theo là thông tin lấy từ trang tin chuyên dụng của chính phủ Việt Nam ở ngày hôm nay.

20/07/2020

Công ty Nhật Bản chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam và ASEAN

Từ các năm 2012-2013, du lãng các nhà máy và công ty Nhật Bản (hay liên doanh), tôi đã trực tiếp nghe về làn sóng rời bỏ Trung Quốc của các công ty Nhật Bản.

Chủ trương lớn của phía doanh nghiệp và chính giới Nhật Bản.

Chủ trường ấy thẩm thấu sang các lĩnh vực khác, chẳng hạn, hồi năm 2013, thì một người thầy là Giáo sư ở đại học Nhật Bản đã gửi thư nhắc nhanh (tạm đọc lại trên Giao Blog ở đây, tháng 6/2013).

17/07/2020

Hãng xe buýt của quê hương đã phải đóng cửa, bởi Covid 19

Đó là hãng xe buýt Du lịch Itoshima (Itoshima Kanko), rất thân thuộc với dân chúng trong một vùng quê. Riêng với tôi, ngày xưa, đã có dịp tới gặp gỡ và giao lưu với công ty này. Khi nào thuận lợi, sẽ viết rõ về mảng quan tâm này của tôi (các công ti tư nhân khởi nghiệp ở quê hương).

Bây giờ, vào tháng 7 năm 2020, sau khoảng 40 năm hoạt động, hãng xe đã chính thức tuyên bố đóng cửa. Là do ảnh hưởng của Covid 19 đấy.

Itoshima bây giờ là thành phố, nhưng ngày trước luôn là huyện. Địa lí hành chính và địa danh có thay đổi, khi thì tách, khi thì nhập lại, nhưng từ thời Minh Trị đến nay, cái tên Itoshima (không kèm thêm gì) thì không thay đổi. Một vùng có phương ngữ riêng, mà tôi thì nghe và nói được phương ngữ ấy (đọc lại ở đây).

12/05/2020

Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : Việt Nam được mời vào cùng Bộ Tứ Kim Cương

Đến quãng trung tuần tháng 5 năm 2020, Việt Nam được xem là nước có thành tích đáng học tập về chống dịch Cô Vy. Thành tích lần này là tầm thế giới, chứ không ao làng khu vực Đông Nam Á hay châu Á nữa.

Có một số bạn bè ở các nước khác mới đây viết thư hỏi chủ nhân Giao Blog về việc Việt Nam đã chống dịch tốt như vậy, có thể đưa ra những nguyên nhân chính yếu được không ? 

Đang còn suy nghĩ để trả lời bạn một lần cho thỏa đáng, thì nhận tin Việt Nam được cựu thù Mĩ mời vào Bộ Tứ Kim Cương.

"Để dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, Mỹ đang lên kế hoạch thành lập "Mạng lưới kinh tế thịnh vượng" bằng cuộc đối thoại nhóm "Bộ tứ kim cương"(Nhóm QUAD), gồm Mỹ, Australia, Nhật Bản, Ấn Độ và mời thêm 3 quốc gia khác là Việt Nam, Hàn Quốc và New Zealand."

24/04/2020

Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : những con Cô Vy đặc chủng Đại Việt ăn rỗng đất nước

Vẫn trong thời gian giãn cách xã hội để chống dịch Cô Vy (từ ngày 23/4 thì đã có chỉ thị nới lỏng), chúng ta thấy ông Nguyễn Bắc Sơn ra hầu tòa ở vụ đại án AVG với bộ diện đeo khẩu trang (xem ở đây).

1. Ông Nguyễn Bắc Son, rồi người kế nhiệm ông là ông Trương Minh Tuấn, đều là các đảng viên. Họ từng tự xem mình là ở tuyến đầu chống tham nhũng, chống diễn biến hòa bình (xem sách chuyên luận của ông Trương về chống diễn biến hòa bình ở đây). Nhưng trên thực tế, các ông đảng viên này lại chính là những tay tham nhũng khủng.

Ông Son nhận một vụ hối lộ với số tiền lên tới 3 triệu USD, tiền tươi thóc thật của một vụ, thế mà còn đang bai bải kêu quá nặng với án chung thân. 

22/04/2020

Đọc lại Lê-nin và về Lê-nin, trong đại dịch Cô Vy

2020, hạ tuần tháng 4, nhiều nơi đang có những hoạt động kỉ niệm dành cho lãnh tụ Lê-nin. Bản thân mình, thì đầu năm 2020, có một bài in trong sách chung mới ra, mà trong đó, mình bàn đến khái niệm "dân tộc tự quyết" do Lê-nin đưa ra (đã điểm tin ở đây).

Bây giờ thì đọc một ít tư liêu liên quan, mà bài đầu tiên là của Phan Khôi viết năm 1930 (đăng trên tờ Trung Lập thời đó).

17/04/2020

Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : thuyết đại âm mưu đang trở lại

Sau một thời gian có vẻ đã có sự nỗ lực chung cùng sự thấu hiểu lẫn nhau, thì bây giờ, mấy ngày nay, thuyết đại âm mưu xung quanh đại dịch Cô Vy lại đang bùng lên từ các nơi.

Thuyết thì qui nguồn là sự chuẩn bị cho vũ khí sinh học của phía Trung Quốc.

Thuyết thì lại qui cho phía quân đội Mĩ.

Và những thuyết khác nữa.

12/04/2020

Năm nay, bùa thần ở 4 góc làng còn có công hiệu đuổi Cô Vy

Ngày xưa, hàng năm, tôi vẫn theo chân các ông cai đám trong các làng thuộc cùng một học khu đi hành hương tới các ngôi đền lớn.

Cai đám là được cử hàng năm, cứ luân phiên các gia đình trong mỗi làng. Thường mỗi phiên thì có hai gia đình (và đại diện là hai người chủ gia đình ấy), còn tùy vào số lượng hộ gia đình trong các làng.

1. Đó là những ngôi làng tự nhiên hình thành lâu dài trong lịch sử. Được gọi là "thôn" (mura, tức làng) là từ thời Edo, trải qua cả thời Minh Trị, Đại Chính, rồi sau này chỉ còn được gọi là "đại tự" (oaza). Bây giờ thì gọi là "khu" (ku). Nhưng tôi thì vẫn gọi là làng.

2. Các nhà cai đám sẽ đi nhận bùa thần ở các ngôi đền danh tiếng trong vùng. Ví dụ đền thần ở ngọn núi Hikozan. Các bùa thần đó sẽ được đem về đóng vào 4 góc của làng với ý nghĩa là xua đuổi tà mà. Tà ma quỉ quái thì tránh xa nhé, không xâm phạm làng chúng tôi !

Đại khái giống tác dụng cây nêu của Đại Việt ngày xưa (đại khái, một Tết nào đó hồi trước, tôi đã viết về cây nêu Đại Việt theo đặt hàng, đọc lại ở đây).

11/04/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : giờ này, ở khu phố vốn sấm uất nhất Quảng Châu

Quảng Châu là một thành phố đặc biệt, có quan hệ rất lâu đời với Việt Nam, mà ngay thời cận hiện đại cũng là một mảnh đất duyên cớ với các cuộc cách mạng ở Việt Nam (ví dụ đọc ở đây).

Thủy thổ và khí hậu Quảng Châu có thể xem như tương ứng với vùng miền Bắc Việt Nam.

Quảng Châu có khu phố gọi là Thượng hạ cửu rất nổi tiếng. Đã kể nhanh ở đây hay ở đây, hồi chúng tôi tới đó một lần gần đây nhất, vào mùa hè năm 2018. Có thể xem đó như khu Hàng Ngang - Hàng Đào của Hà Nội, hay như khu Ikebukuro hoặc Shinjuku của Tokyo.

09/04/2020

Trung Quốc đang trở lại : từ tâm dịch Vũ Hán

Mấy ngày qua, sau khi bỏ lệnh phong tỏa, thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) đang dần dần trở lại với cuộc sống thường nhật.

Trung Quốc đang trở lại.

Điều chuyển nhân sự trong đại dịch Cô Vy : trường hợp Viện Hàn lâm KHXH VN

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam bắt đầu sự điều chuyển nhân sự từ mấy tháng trước, sau khi Tân Chủ tịch nhậm chức vào tháng 11 năm 2019 - xem lại ở đây (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam là đổi tên từ Viện Khoa học Xã hội Việt Nam vào cuối năm 2012, trên Giao Blog có thể xem lại ở đây).

Ví dụ, có thể thấy việc điều chuyển cán bộ từ Tạp chí Ngôn ngữ học về Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam vào đầu tháng 12 năm 2019, xem lại ở đây (mục 17 sẽ có đoạn: "Chiều ngày 04/12/2019, tại trụ sở 26 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm) đã tổ chức Lễ trao Quyết định điều động và bổ nhiệm TS. Vũ Thị Sao Chi giữ chức vụ Phó Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam.").

Việc điều chuyển trong đại dịch Cô Vy, có lẽ là ngẫu nhiên trùng hợp về thời gian mà thôi.

06/04/2020

Những chuyện lởm trong đại dịch : cú ra chân của nữ sĩ Hồng Beo làm dậy sóng đất nước sư tử

Có một bức ảnh xuất hiện vào ngày 25 tháng 3 năm 2020 trên Fb cá nhân của bác Hồng Beo (hay Hồng Hồ/Hong Ho).

Đây là nhà báo Hồ Thu Hồng, nguyên Tổng Biên tập tờ Thể thao Tp. Hồ Chí Minh. Có thể đọc nhanh ở đây (tháng 12 năm 2012), ở đây (tháng 6 năm 2014),  hay ở đây (năm 2018). Blog của bác là Beo Blog.

Đại ý là là bức ảnh sau đã xuất hiện trên Fb Hong Ho:

04/04/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : Sakura mãn khai dọc đường tàu điện nhà quê đang "cách li xã hội"

Tuyến tàu điện thân quen ấy. Chính là tuyến đường cơ bản chạy dọc biển nối thành phố Fukuoka (thủ phủ tỉnh Fukuoka) với thành phố Karatsu (thủ phủ tỉnh Saga). Ở khoảng giữa Fukuoka với Karatsu thì chính là cái ga xép nhà quê Ikisan.

Ngày xưa Ikisan là tên làng. Làng Ikisan thân thiết. Nơi mà tôi đã gắn một phần đời của mình ở đó. Chỉ cần nhìn thấy ga Ikisan, nhớ về làng Ikisan xưa và học khu Ikisan ngày nay, là tự dưng lòng thấy nao nao.

Đó là một trong những miền quê hương tha thiết của tôi.

Ngày xưa, nhà tôi ở ngay cạnh ga Ikisan. Đứng trên cửa sổ tầng hai thì luôn thấy sân ga. Luôn ý thức được là mình lúc đó đang ở vùng giáp ranh giữa tỉnh Fukuoka và tỉnh Saga.

Cô Vy 19 giúp thấy được những điều mà lúc bình thường không thấy

Người nhà mình nhập viện ở tình trạng cấp cứu vào sáng ngày 1 tháng 4 vừa rồi, tức là đúng vào ngày đầu tiên thực thi lệnh giới nghiêm của chính phủ - chỉ thị cách li toàn xã hội do thủ tưởng ban hành.

Thế là chắc chắn phải vào thế bị cách li luôn trong bệnh viên từ ngày 1 đến ngày 15 tháng 4. Cách li toàn xã hội, cho nên toàn bệnh viện đang bị phong tỏa, phải kiểm tra nghiêm túc người ra người vào trong toàn thời gian.

02/04/2020

Quốc tổ cũng e ngại Cô Vy, quê thì rào làng, quê thì bỏ không làm hội Thanh Minh

Hôm nay là ngày 2 tháng 4 năm 2020, nhằm ngày 10 tháng 3 âm lịch, thường niên sẽ là ngày giỗ vua Hùng - quốc tổ Đại Việt (về quốc tổ ở thế kỉ 20 và thế kỉ 21, thì tạm đọc bài ở đây).

Ngày giỗ tổ hàng năm thì đền Hùng nườm nượp người với người.

Hôm nay, hội đền Hùng không được tổ chức. Nhưng cần ghi chú là: ở đền Hùng, vẫn có lễ dâng hương. Quan chức chính phủ trung ương và chính phủ địa phương đã triều kiến các vua Hùng bằng trang phục có thêm khẩu trang phòng tránh Cô Vy.

Các nơi thực hiện cách li toàn bộ xã hội. Có nơi thì rào làng, có nơi thì bỏ không làm hội Thanh Minh.

30/03/2020

Tin về Covid - 19 từ Nhật Bản : danh hài Ken vừa qua đời vì viêm phổi

Tên đầy đủ của ông là Shimura Ken. Danh hài vừa từ trần ngày 29/3/2020 tại một bệnh viện ở Tokyo, thọ 70 tuổi (1950-2020). Chỉ sau mấy ngày được kết quả dương tính với Cô Vy, ông Ken đã từ trần quá nhanh, tin được loan đi là nhiều người hâm mộ liền òa khóc !

Ông là hình ảnh một nghệ sĩ hài thân thiện với người Nhật trong mấy chục năm qua. Trẻ già trai gái đều quen xem các chương trình hài ở nhiều cung bậc khác nhau của ông và nhóm của ông.

Ken được mến mộ không chỉ ở bản quốc Nhật Bản mà còn ở nhiều quốc gia khác (Hàn Quốc, Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Việt Nam...). Ít phút trước, bà Thái Anh Văn tổng thống Đài Loan cũng vừa bày tỏ sự thương tiếc trên Fb sau khi biết tin Ken qua đời.

Ken cũng nổi tiếng là một người nghiện thuốc lá nặng (ngày hút tới 3 bao).